Bí kíp chọn nguyện vọng chuẩn 100%, không trượt mục tiêu nào
Mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh các thí sinh trúng tuyển ngành, trường yêu thích, còn không ít bạn trượt đại học hoặc không trúng tuyển ngành kỳ vọng.
Từ kinh nghiệm cá nhân, sinh viên các trường đại học tại Hà Nội đã chia sẻ phương pháp đặt nguyện vọng ‘đúng và trúng’ giúp tăng cơ hội hiện thực hóa ước mơ.
Thí sinh tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp 2022. Ảnh: Minh Phong
Nữ sinh Phạm Thị Thắm là thủ khoa khối C năm 2021 của tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: NVCC
Khôi Nguyên áp dụng biểu đồ Ikigai khi chọn ngành, trường học. Ảnh: IT
Nguyện vọng phù hợp
Trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Ngô Thùy Vân, hiện là sinh viên năm 3, Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, phân vân giữa ngành Quản trị Kinh doanh và Kinh tế đối ngoại.
Vân chia sẻ: “Nguyện vọng 1, 2 là quan trọng nhất nên em cũng như nhiều bạn khác đều cẩn trọng và suy tính vô cùng kỹ càng. Em thích ngành Quản trị Kinh doanh nhưng Kinh tế đối ngoại lại là ngành “hot” của trường. Cuối cùng, em quyết định đặt Quản trị Kinh doanh làm nguyện vọng 1 và Kinh tế đối ngoại xếp thứ 2″.
Khi chọn 2 ngành này, bên cạnh sở thích với lĩnh vực kinh tế, Vân xét đến nhiều yếu tố như đề thi thử tại trường, điểm thi thử so với đề thi, điểm chuẩn năm 2019 để đối chiếu năng lực của bản thân sẽ tương xứng với chất lượng đầu vào của trường đại học nào. “Rất nhiều trường đại học đào tạo ngành kinh tế nên trước khi đăng ký, em phải tự hỏi bản thân thích trường nào, chuyên ngành nào và hiểu năng lực của bản thân đến đâu”, Vân bày tỏ.
Sau khi hoàn thành Kỳ thi tốt nghiệp THPT, nữ sinh tự chấm điểm dựa trên đáp án do Bộ GD&ĐT công bố, tiếp tục nghiên cứu phổ điểm và điểm chuẩn năm 2019 để tính đến việc thay đổi nguyện vọng. Vân kể, em cộng 1 – 2 điểm vào điểm chuẩn năm ngoái và coi đó là vùng an toàn. Sau đó, so sánh số điểm dự kiến đạt được với vùng an toàn để cân nhắc có thay đổi nguyện vọng hay không.
Video đang HOT
Với cách tính này, Vân không đủ điểm trúng tuyển ngành Kinh tế đối ngoại nên quyết định giữ nguyên nguyện vọng 1 là Quản trị Kinh doanh. Kết quả năm đó, em trúng tuyển ngôi trường mơ ước với ngành học phù hợp nhất.
Nữ sinh Phạm Thị Thắm là thủ khoa khối C năm 2021 của tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: NVCC
Từ kinh nghiệm trên, Vân cho rằng, thí sinh hãy liên tục so sánh, tìm hiểu điểm chuẩn, phổ điểm, độ hot của các ngành, trường để đăng ký “trúng và đúng”. Đặc biệt, nếu thay đổi nguyện vọng, cần bám sát đáp án của Bộ GD&ĐT, điểm dự kiến rồi đối chiếu với mặt bằng chung của năm hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia.
Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022, từ ngày 22/7 đến 17 giờ ngày 20/8, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT, thậm chí khi đã biết điểm.
“Khi đăng ký xét tuyển, các bạn không hề đơn độc. Nếu còn mông lung, có thể tìm đến fanpage của bộ phận tuyển sinh hoặc thông tin về trường trên Facebook, xin tư vấn của nhân viên tuyển sinh, sinh viên hoặc gọi điện trực tiếp cho tổng đài tư vấn tuyển sinh. Những kênh liên lạc này đều phổ biến trên Internet và là nguồn thông tin hữu ích để tham khảo”, Hải Yến gợi ý.
Là cộng tác viên bộ phận Tư vấn tuyển sinh, Học viện Phụ nữ Việt Nam, sinh viên ngành Luật Nguyễn Hải Yến, cho rằng thay đổi này giúp tiết kiệm thời gian, thủ tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển; đồng thời giúp lọc ảo, tăng tỷ lệ trúng tuyển nguyện vọng 1. Để xếp nguyện vọng khoa học, các bạn nên sắp xếp ngành và trường “khớp” với sở thích, năng lực cá nhân, không nên chạy theo xu hướng, số đông. Ngoài tâm lý vững vàng, thí sinh cần so sánh điểm chuẩn của 2 năm gần nhất là 2020, 2021 để tự đánh giá điểm của mình ở ngưỡng thấp, trung bình hay khá. Sau đó, đối chiếu với chỉ tiêu của các trường đại học, tỷ lệ chọi, số lượng thí sinh đăng ký…
Khôi Nguyên áp dụng biểu đồ Ikigai khi chọn ngành, trường học. Ảnh: IT
Tận dụng các phương thức xét tuyển
Sinh viên năm nhất Phạm Khôi Nguyên đã trúng tuyển Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội nhờ 3 phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế SAT, chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS và đoạt giải Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế. Từ kinh nghiệm cá nhân, theo Nguyên, tuyển sinh đại học với nhiều hình thức xét tuyển là cơ hội cho thí sinh sở hữu thế mạnh khác nhau; đồng thời, giúp các trường đa dạng hóa công tác tuyển sinh.
Trong việc định hướng nghề, Nguyên áp dụng biểu đồ Ikigai của người Nhật để chọn ngành dựa trên các tiêu chí gồm tính phù hợp, mức độ yêu thích và nhu cầu của xã hội, thị trường việc làm. Sau đó, tìm hiểu ngành và trường đào tạo qua chương trình học, đánh giá của sinh viên khóa trước và kinh nghiệm của người đi làm trong ngành này.
Khi đã chọn ngành phù hợp, Nguyên chuyển sang nghiên cứu đề án tuyển sinh của từng trường, phân biệt các phương thức xét tuyển để không bị nhầm lẫn trong giai đoạn nộp hồ sơ. Sinh sống tại Hà Nội, nam sinh chọn trường dựa trên khoảng cách di chuyển, cơ sở vật chất, hoạt động câu lạc bộ, ngoại khóa, lịch sử phát triển, thậm chí thứ hạng của trường trên bảng xếp hạng quốc tế.
Là quản trị viên của “K64 (2004) NEU – ĐH Kinh tế Quốc dân”, nhóm hỗ trợ tư vấn tuyển sinh do sinh viên trường tổ chức, Nguyên lưu ý học sinh lớp 12 hai việc khi đăng ký xét tuyển. Đầu tiên, từ đề án tuyển sinh của trường, thí sinh cần ghi nhớ thời gian nộp hồ sơ, điều kiện, yêu cầu của hồ sơ và nhà trường. Nếu gặp khó khăn, thí sinh tiếp tục hỏi cán bộ tuyển sinh, sinh viên các trường qua buổi tư vấn tuyển sinh trực tuyến hoặc trực tiếp.
“Dù điểm IELTS có thể quy đổi thành 10 điểm môn Tiếng Anh tốt nghiệp, theo em các bạn vẫn nên đăng ký thi Tiếng Anh vì không phải trường đại học nào cũng chấp nhận việc quy đổi điểm xét tuyển như vậy”, Nguyên nhấn mạnh.
Đồng tình với Khôi Nguyên, Phạm Thị Thắm, đồng thủ khoa khối C Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của tỉnh Thanh Hóa, hiện theo học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nhắn nhủ: Thí sinh có thể lựa chọn phương thức xét tuyển theo thế mạnh hoặc sử dụng nhiều phương thức khác nhau để tăng cơ hội trúng tuyển.
Khi sắp xếp nguyện vọng, thí sinh hãy đặt ngành, trường yêu thích và phù hợp nhất theo thứ tự từ một đến hết. Nguyện vọng cuối cùng, các bạn nên đặt một ngành học tại trường nắm chắc khả năng trúng tuyển, dựa trên cách tính điểm dự kiến cao hơn điểm chuẩn các năm trước của trường này. Như vậy sẽ nhằm chắc suất vào đại học. - Nữ sinh Phạm Thị Thắm
Cách chọn ngành nghề phù hợp với bản thân
Thời gian đăng ký nguyện vọng đang đến gần, việc chọn trường, chọn ngành nghề có lẽ đang là những vấn đề được các học sinh cũng như phụ huynh băn khoăn hơn cả.
Xác định rõ thế mạnh của mình để hướng nghiệp đúng.
Khi chọn trường, nên tìm hiểu chương trình đào tạo, học phí, tỉ lệ sinh viên có việc sau khi tốt nghiệp, môi trường học tập, sinh hoạt ngoại khóa tại trường, mức điểm chuẩn các năm trước.
Thế mạnh của mình là gì?
PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học giáo dục - Trường Đại học Giáo dục cho biết, thế mạnh là một yếu tố quan trọng trong lựa chọn nghề nghiệp. Trước hết việc em yêu thích, học tốt ở môn học nào đó có thể quyết định khả năng làm việc, phát triển của em ở ngành nghề đó trong tương lai. Ví dụ, một bạn có thế mạnh về ngôn từ, ngoại ngữ sẽ dễ phát triển ở mảng truyền thông, báo chí,...; học sinh yêu thích các môn toán, khoa học tự nhiên sẽ có thế mạnh ở khả năng tư duy logic và có thể lựa chọn những ngành kỹ thuật, công nghệ; hay nếu em có khả năng vận động tốt có thể lựa chọn ngành thể dục thể thao, hay các ngành liên quan đến chăm sóc cảnh quan, cây cối, có thể dành thời gian ngoài trời,...
Xác định rõ thế mạnh của mình để hướng nghiệp đúng.
Vì vậy, bước đầu tiên trên hành trình tìm kiếm ngành nghề phù hợp với mình, các em hãy dành thời gian để khai phá những thế mạnh của bản thân. Nếu khó khăn, các em có thể tham khảo ý kiến của thầy cô giáo dạy trực tiếp mình, nhờ bố mẹ tư vấn kỹ hơn. Mỗi người đều có thế mạnh nhất định, tuy nhiên có người thể hiện rõ ràng, có người không. Việc xác định đúng thế mạnh của mình là bước đầu tiên thành công để chọn nghề.
Thực hiện trắc nghiệm nghề nghiệp
Trắc nghiệm nghề nghiệp là một lựa chọn không tồi giúp bạn khám phá bản thân. Các bài trắc nghiệm nghề nghiệp sẽ tìm ra đặc điểm nhóm tính cách, các kỹ năng công việc, ưu, nhược điểm, nghề nghiệp phù hợp của từng cá nhân, mang đến cái nhìn tổng thể về công việc tương lai.
Hiện trên mạng, có rất nhiều công cụ để bạn test thử về nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Đây là các kênh tham khảo cần thiết. Nếu cần, các em có thể test với nhiều dạng bài khác nhau để tìm ra kết quả phù hợp nhất.
Lắng nghe những ước muốn của bản thân
Mỗi người đều có mong muốn khác nhau về công việc ngoài yếu tố lương, lộ trình thăng tiến,... Có người sẽ ưa thích sự cân bằng, ổn định, cũng có người lại thích sự sáng tạo, hay làm việc dưới áp lực cao.
Khi chọn trường, nên tìm hiểu chương trình đào tạo, học phí, tỉ lệ sinh viên có việc sau khi tốt nghiệp, môi trường học tập, sinh hoạt ngoại khóa tại trường, mức điểm chuẩn các năm trước.
Một khi xác định được mong muốn, yêu cầu công việc của mình, các em có thể tìm được ngành nghề phù hợp giữa một rừng các ngành học khác nhau hiện nay. Chẳng hạn, em yêu thích sự ổn định thì có thể hướng tới những công việc văn phòng, những sẽ không phù hợp lắm với nghề kinh doanh vốn cần sự quyết liệt, ưa mạo hiểm một chút.
Đương nhiên, bởi vì chưa có quá nhiều kinh nghiệm, việc xác định nghề nghiệp của các em có thể không đủ chính xác, không phù hợp với thực tế nghề nghiệp. Vậy nên, các em hãy tìm đến những người hướng dẫn giàu kinh nghiệp có thể lắng nghe, phan tích và định hướng con đường tương lai cho mình như bố mẹ, thầy cô, hay những chuyên gia hướng nghiệp uy tín.
Chiến thuật chọn ngành, chọn trường
Theo TS Trần Thành Nam, sau khi tốt nghiệp THPT, mỗi em sẽ có định hướng riêng cho mình là học nghề hay học đại học, cao đẳng. Tuy nhiên tại Việt Nam, học đại học vẫn là một lựa chọn tương đối phổ biến. Chọn nghề đã khó, chọn ngành, chọn trường lại càng nan giải. Vậy có một gợi ý nào để việc chọn ngành, chọn trường trở nên dễ dàng hơn không?
Trước hết, các em hãy khoanh vùng một số ngành nghề phù hợp dựa trên những yếu tố kể trên, tìm hiểu thật kỹ về các ngành nghề đó, ví dụ: triển vọng nghề nghiệp, thu nhập, kỹ năng công việc,... Các em có thể tìm hiểu trên các kênh thông tin truyền thông, hỏi ý kiến người thân, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, thầy cô,...
Sau khi đã xác định được nghề nghiệp cụ thể, các em tìm đến những ngành đào tạo nghề nghiệp đó tại các trường đại học, tìm hiểu chương trình đào tạo, học phí, tỉ lệ sinh viên có việc sau khi tốt nghiệp, môi trường học tập, sinh hoạt ngoại khóa tại trường, mức điểm chuẩn các năm trước. Bước này sẽ giúp các em có cái nhìn rõ hơn về ngành học, từ đó chọn ra ngành, trường học phù hợp với năng lực, điểm số, điều kiện kinh tế của bản thân.
Hướng dẫn đăng ký nguyện vọng đại học 2022 trực tuyến Hiện nay, một số cơ sở đào tạo đại học đã có hướng dẫn đăng ký nguyện vọng xét tuyển 2022. Trong khoảng thời gian gần 1 tháng, thí sinh được vào điều chỉnh không giới hạn. Tuần này từ ngày 22/7, các thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học trên hệ thống trực tuyến. Thời hạn...