Bí kíp ‘bỏ túi’ dành cho người chơi game online
Cùng tham khảo kinh nghiệm của một game thủ trực tuyến.
Không tham gia các trận đấu “trời ơi”
Ai đã từng chơi game online, nhất là những game có tính chất đối kháng (PK, PvP), hay game chiến đấu đều hiểu được sự tốn kém khi tham gia. Tuy nhiên, không vì thế mà người chơi phải tránh né những trận đấu hay. Điều quan trọng là cần phải có “cái đầu lạnh” khi bị người khác khiêu khích, hay kiềm chế từ những mâu thuẫn nhỏ trong game nhằm hạn chế những kẻ thù không đáng có quanh mình.
Trong game, nếu bạn bị đối thủ tấn công, thì việc mình tấn công lại để phòng vệ là một điều chính đáng phù hợp với quy luật của cuộc sống. Tuy nhiên, nếu ta cứ dấn sâu vào những cuộc chinh phạt để “rửa hận” thì việc “gậy ông đập lưng ông” là điều khó tránh khỏi. Bởi ai cũng biết rằng, khi tham gia một cuộc chiến trong game, chúng ta phải mất khá nhiều tiền để mua trang bị, máu, mana… và thứ luôn luôn mất sau mỗi trận đánh là điểm kinh nghiệm. Vì thế, hãy biết kiềm chế bản thân để tránh mất tiền vào những trận chiến vô thưởng vô phạt.
Làm quen bạn bè, tham gia bang hội
Game online là một môi trường thân thiện rất dễ để kết bạn. Từ việc train quái, làm nhiệm vụ…game thủ dễ dàng bắt gặp những người chơi khác đang có cùng chí hướng giống mình. Vì vậy, hãy kết bạn với họ, hoặc tham gia nhóm để cùng nhau hành tẩu giang hồ.
Người chơi cần làm quen với nhiều người để hỗ trợ nhau
Bang hội là một khái niệm lớn hơn nhiều so với kết bạn. Game thủ sẽ được tham gia vào chung một cộng đồng rộng lớn có khi lên đến hàng trăm người. Trong bang hội, các bạn sẽ thuận tiện hơn trong việc chia sẽ kinh nghiệm chơi game, đánh boss, hay thậm chí nhận được sự giúp đỡ của những người đồng môn, khi bị “úp sọt” hay các tình huống nguy hiểm khác.
Cập nhật giá cả “chợ” trong game
Giá cả trong game thường biến động lên xuống thất thường, chính vì vậy, nếu bạn là người thường xuyên theo dõi sự biến động này thì có thể kiếm bội tiền, vì có thể mua vào lúc rẻ nhất và bán ra lúc thị trường đang “khan” hàng.
Tranh thủ những đợt giảm giá của NPH
Video đang HOT
Tuy không phải khi nào cũng theo quy luật như vậy, nhưng nếu bạn có nhiều tiền trong game thì không nên để quá lâu, hay tích trữ quá nhiều, vì cũng giống như ngoài đời thực, nếu tiền có quá nhiều thì sẽ gây ra lạm phát, lúc này giá trị của đồng tiền sẽ giảm xuống, điều này từng xảy ra ở trong thực tế ở một số game. Chính vì vậy “hãy là người tiêu dùng thông minh” khi biết chọn cho mình những vật phẩm tốt nhất với giá tiền rẻ nhất có thể, bởi những vật phẩm bạn mua vào có thể tăng giá rất nhanh, nếu không chớp cơ hội mua ngay chắc chắn bạn sẽ rất tiếc.
“Rình” khuyến mãi để nạp thẻ
Việc nạp thẻ là điều rất cần thiết cho mỗi người chơi game online, vì có nạp thẻ thì bạn mới có tiền (tiền trong game) để trang trải cho “cuộc sống” của nhân vật mà bạn sở hữu, từ việc nhỏ nhất đến việc lớn nhất đều cũng cần đến tiền, nên nếu số tiền bạn có kha khá thì chắc chắn sẽ sống khỏe trong game. Chính vì vậy, người chơi nên chọn những thời điểm mà NPH khuyến mãi nạp thẻ, khi đó chắn chắn tiền trong tài khoản của bạn sẽ được tăng theo cấp số nhân.
Chính vì vậy lời khuyên dành cho bạn là hãy chờ đến khuyến mãi để nạp thẻ, và khi mua thẻ thì hãy mua mệnh giá thẻ cao nhất trong khả năng của bạn để có thể tích trữ càng nhiều tiền, đừng lo vì “cơm không ăn gạo còn đó”. Đến khi có việc phải sử dụng, bạn sẽ càm thấy lời khuyên này có giá trị đến nhường nào.
Đổi trang bị, ngọc quý lấy Kim Nguyên Bảo
Chắn chắn một điều rằng không phải ai chơi game cũng rủng rỉnh tiền bạc để nạp vào tài khoản game, nhất là những game thủ là học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, những người này hoàn toàn có thể kiếm tiền trong game một cách “đường đường chính chính” bằng việc hoàn thành các nhiệm vụ trong game.
Khi tham gia vào bất kỳ nhiệm vụ nào trong game, khi hoàn thành, game thủ có thể nhận được vô số vật phẩm, ngọc và rất nhiều item giá trị khác có thể đổi ra tiền hay Kim Nguyên Bảo (trong một số game). Chính vì vậy, khi không có đủ tài chính để nạp tiền vào game, bạn vẫn có thể kiếm tiền bằng hình thức “lấy công làm lời” này.
Tỉnh táo khi nghe “tin vịt”
Hằng ngày, khi vào game, bạn sẽ nghe rất nhiều tin đồn trên kênh thế giới hay diễn đàn kiểu như: NPH sắp bán item “khủng”, cần thanh lý một accout Vip, bán vật phẩm “hot” giá bèo,… những thông tin như vậy chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.
Tuy không phải tất cả những thông tin như vậy đều là lừa đảo, thế nhưng cũng có rất nhiều kẻ lợi dụng vào đó để trục lợi cho bản thân, hoặc “treo đầu dê bán thịt chó” khiến những người mất cảnh giác rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”. Chính vì vậy, nếu gặp những thông tin kiểu như trên, điều quan trọng là bạn hãy tỉnh táo để xác minh xem đúng hay sai bằng cách theo dõi thông tin chính thức của NPH đăng trên trang chủ hoặc các trang thông tin chuyên game.
Thận trọng với một số phần mềm diệt virus và key logger
Một số phần mềm diệt virus xem việc cài game là một hành động “xâm nhập bất hợp pháp” vào máy tính của bạn, dẫn đến tình trạng khi đang chơi game thì bị thoát ra ngoài, nếu bạn gặp phải tình trạng này trong lúc đang PK hay tham gia sự kiện thì không tránh khỏi bị ức chế. Chính vì vậy, khi mua bất kỳ sản phẩm diệt virus nào, bạn cũng nên hỏi kỹ nhân viên kỹ thuật về cách sử dụng nhằm tránh những phiền toái khi đang chơi game.
Cần thận trọng với phần mềm gián điệp
Keylogger là phần mềm theo dõi thao tác bàn phím, đây là một chương trình máy tính ban đầu được viết nhằm mục đích theo dõi và ghi lại mọi thao tác thực hiện trên bàn phím vào một tập tin nhật ký (log) của người cài đặt. Về sau, khi keylogger phát triển cao hơn nó không những ghi lại thao tác bàn phím mà còn ghi lại cả các hình ảnh hiển thị trên màn hình (screen) bằng cách chụp (screen-shot) hoặc quay phim (screen-capture) thậm chí còn ghi nhận cách con trỏ chuột trên máy tính di chuyển. Tuy nhiên, một số người lợi dụng phần mềm này nhằm theo dõi người chơi khác để đánh cắp accout, chính vì vậy, người chơi cần phải chú ý khi cho người lạ mượn máy (laptop) hoặc thường xuyên kiểm tra máy tính nhằm phát hiện những phần mềm gián điệp trong đó có keylogger.
Theo Gamethu
Gián điệp tin học TQ: IBM cũng "dính chưởng"
Các nước phương Tây không hiểu nổi ai là sở hữu chủ Huawei. Mọi nghi ngờ và lo âu xuất phát từ đây.
Thành lập từ năm 1988, Huawei cho tới nay vẫn là một công ty tư nhân chưa lên sàn chứng khoán mặc dù có doanh số thuộc hàng "khủng" (32 tỉ USD năm 2011), số lượng lao động lên tới 140.000 người, cung cấp thiết bị cho 45 trong số 50 công ty viễn thông lớn nhất thế giới.
CEO xuất thân quân đội
Người sáng lập Huawei - tên đầy đủ là Công ty TNHH Công nghệ Huawei - là ông Nhiệm Chính Phi, con trai cả trong một gia đình nhà giáo có 7 anh chị em. Tốt nghiệp Trường Đại học Công chính và Kiến trúc Trùng Khánh, ông gia nhập Giải phóng quân (GPQ) hoạt động xuất sắc trong ngành công nghệ quân sự, từng được bầu làm đại biểu GPQ tại Hội nghị Khoa học toàn quốc năm 1978.
Bốn năm sau, ông Nhiệm xuất ngũ với quân hàm thiếu tá, làm việc trong ngành điện tử ở Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến. Năm 1988, ông sáng lập Công ty Huawei chuyên phát triển, sản xuất và kinh doanh thiết bị viễn thông và nắm giữ ghế tổng giám đốc (CEO). 20 năm sau, Huawei trở thành một tên tuổi lớn trong ngành viễn thông. Tuần báo Mỹ Time năm 2005 từng xếp ông Nhiệm vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất toàn cầu còn tạp chí Forbes xếp ông đứng hạng 190 trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc với tài sản cá nhân ước tính đạt 450 triệu USD (2010).
Chính gốc gác quân đội của CEO họ Nhiệm, năm nay 68 tuổi khiến các cơ quan tình báo phương Tây, đặc biệt là CIA, nghi ngờ Huawei có mối quan hệ mật thiết với GPQ và chính quyền Bắc Kinh, thậm chí hoạt động dưới sự lãnh đạo của hai thực thể này với nhiệm vụ xây dựng các hệ thống mạng ở nước ngoài mà thời bình thì nghe lén còn thời chiến thì đánh sập mạng khiến địch thủ tê liệt. Nói cách khác, Huawei là vũ khí tiềm năng của Trung Quốc trong chiến tranh mạng. Tuy nhiên, phương Tây chưa bao giờ chứng minh được những nghi ngờ này là có thật.
Điện thoại thông minh của Huawei bán chạy nhờ liên minh với IBM, theo ông Charles Ding - Ảnh: BLOOMBERG
Ai là ông chủ thật sự của Huawei?
Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Ông Nhiệm tuy có thời gian làm việc trong quân đội và được kết nạp đảng năm 1978 nhưng lại bị khai trừ đảng ngay sau đó do có cha từng làm việc trong quân xưởng Quốc dân đảng. Tuy làm CEO, ông Nhiệm chỉ nắm 1,42% cổ phần của công ty. 98,58% còn lại thuộc về công nhân viên công ty, theo tường trình của Huawei.
Thế nhưng cổ phần của công nhân viên ở Huawei không giống như cổ phần của một Công ty TNHH thông thường. Nó được quy định và phân phối bởi Hội liên hiệp Công ty TNHH Đầu tư Cổ phần Huawei Thâm Quyến mà Công ty TNHH Công nghệ Huawei là một chi nhánh. Hội liên hiệp này - cơ quan có thẩm quyền cao nhất công ty, theo giải thích của người phát ngôn công ty - do cán bộ công nhân viên lập ra và không phải là tổ chức công đoàn.
Theo quy định của công ty, cổ đông được trả cổ tức hằng năm nhưng không được mua bán cổ phiếu. Đặc biệt chỉ có công nhân viên Trung Quốc được chia và sở hữu cổ phiếu. Tên cổ phần cũng bí hiểm không kém: "Cổ phần giới hạn thực sự". Công ty Huawei chưa bao giờ tiết lộ có bao nhiêu cổ phần. Giá trị thực sự của nó cũng không rõ bởi chưa lên sàn chứng khoán. Cho nên tài sản thực sự của Huawei cũng là một bí ẩn.
Ban lãnh đạo công ty gồm có 9 người do "một ủy ban nhỏ" bầu ra bao gồm tổng giám đốc họ Nhiệm và chủ tịch HĐQT - bà Tôn Ái Phương. Ủy ban nhỏ do hội liên hiệp nói trên bầu chọn.
David M. Webb, một chuyên gia độc lập về công ty ở Hồng Kông, nhận định rằng cấu trúc công ty "thuộc sở hữu công nhân viên" dường như để đối phó với nghi vấn "gốc quân đội". Do vậy, chừng nào mà Huawei chưa lên sàn chứng khoán và nhân viên không có quyền mua bán cổ phiếu thì những nghi kỵ đó tiếp tục tồn tại.
IBM nuôi ong tay áo?
Một trong những mối quan hệ đáng ngờ là IBM, công ty tư vấn và công nghệ quốc tế Mỹ. Đáp lại cáo buộc của Mỹ rằng Huawei dựa vào tài trợ chính phủ Trung Quốc và đánh cắp công nghệ phương Tây để trở thành nhà cung cấp thiết bị viễn thông hạng nhì thế giới, Công ty Huawei tuyên bố đó là nhờ có mối quan hệ chiến lược với các công ty hàng đầu thế giới mà IBM là một ví dụ.
Trong một bài phỏng vấn hồi đầu năm nay của nhật báo Mỹ The Wall Street Journal, Charles Ding, Phó Chủ tịch Huawei Mỹ, tiết lộ Huawei đã cộng tác với IBM từ năm 1997 và công ty Mỹ này đóng vai trò quan trọng làm nên thành công của Huawei ngày nay đó là IBM đã hỗ trợ Huawei về nghiệp vụ quản trị và công nghệ quảng bá sản phẩm của phương Tây.
Năm ngoái, IBM còn tư vấn Huawei mở rộng mạng lưới kinh doanh điện thoại thông minh và máy tính bảng mà kết quả là 1/5 doanh số của Huawei đến từ lĩnh vực này.
Ngoài IBM, ông Charles Ding còn cho biết Huawei đã thuê các nhà tư vấn của Accenture PLC, Boston Consulting Group, Mercer PLC, PricewaterhouseCoopers và Hay Group, toàn những tên tuổi lớn của Mỹ.
IBM và những công ty Mỹ kể trên từ chối bình luận về tuyên bố của ông Charles Ding. Trong khi đó, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ (HIC) nhận định rằng Huawei chỉ cung cấp một loạt dữ kiện mơ hồ về mối quan hệ với IBM và các công ty tư vấn khác cho nên không đáng tin cậy.
Ngày 8/10, HIC đã công bố báo cáo khuyến cáo các công ty Mỹ tẩy chay sản phẩm công nghệ của Huawei và ZTE Trung Quốc vì lợi ích an ninh quốc gia Mỹ, gây nên một làn sóng chống Huawei ở Canada, châu Âu và châu Đại dương.
Theo 24h
Gián điệp tin học từ TQ: Nỗi ám ảnh Tin đồn không còn là tin đồn nữa. Huawei và ZTE, 2 công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, đang trở thành nỗi ám ảnh về an ninh của các nước. Sau khi Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ (HIC) công bố báo cáo khuyến cáo các công ty Mỹ và Canada đừng làm ăn với 2 công ty Huawei...