Bí kíp bỏ túi của dân ghiền hải sản
Nói về hải sản, Sài Gòn không thiếu gì hàng quán nhưng không phải quán nào cũng có thể làm hài lòng được thực khách, đặc biệt với những ai thích ăn ngon và khám phá những món độc lạ, những món tưởng như có thể chế biến rất đơn giản nhưng thật ra lại phức tạp.
Nói về hải sản, Sài Gòn không thiếu gì hàng quán nhưng không phải quán nào cũng có thể làm hài lòng được thực khách, đặc biệt với những ai thích ăn ngon và khám phá những món độc lạ, những món tưởng như có thể chế biến rất đơn giản nhưng thật ra lại phức tạp.
Nằm ở ngã tư đường song hành xa lộ Hà Nội với đường số 7 thuộc Q.2, mặc dù không ở ngay trung tâm TP.HCM, nhưng quán Bếp Chị Năm không vì thế mà vắng khách. Sở dĩ quán thu hút được nhiều thực khách là vì những món hải sản được chế biến theo kiểu riêng biệt, chỉ cần ăn một lần là nhớ.
Món đầu tiên không thể không nhắc đến là hải sản nướng ngói. Hải sản của quán tiêu chí đầu tiên là tươi ngon, thêm vào đó được nướng trên tấm ngói nên mùi vị khác biệt hơn nướng trên vỉ thông thường.
Sau khi thưởng thức hải sản nướng ngói, dân ghiền có thể dùng thêm món lẩu hải sản kết hợp với nấm. Vị chua cay của nước lẩu hòa cùng vị ngọt thanh của nấm sẽ làm tăng thêm hương vị ngọt dịu của tôm, nghêu và cá. Nếu mê ăn lẩu Thái thì món lẩu hải sản của Bếp Chị Năm không làm thực khách thất vọng.
Ăn xong, nhiều người còn thòm thèm và chẳng ngại chi đường sá xa xôi mà ghé lại quán lần sau nữa. Ngoài hai món trên, quán còn được lòng người với món ốc bươu nướng tiêu xanh cay thơm, salad rong nho… Nhất là món ốc hương xào xốt tắc có vị chua đậm đà, mà chủ quán tự hào là “rất dễ gây nghiện”.
Video đang HOT
Ghiền ăn ốc nhưng nếu không yên tâm về chất lượng của các quán ốc lề đường thì Bà Cô Lốc Cốc là một lựa chọn thông minh. Bà Cô Lốc Cốc nằm ở đường Khánh Hội, Q.4, là nhà hàng ốc không chỉ có không gian sang trọng mà món luôn tươi mới mỗi ngày.
Theo lời chủ quán thì ốc, ghẹ, nghêu… được lấy từ Bình Châu, Phú Quốc, Bình Thuận mỗi ngày nên tươi ngon. Vì vậy hải sản ở đây được chế biến theo hình thức đơn giản như hấp hay nướng thu hút nhiều thực khách. Có người chỉ thích được thưởng thức các món hải sản chế biến đơn giản để cảm nhận được vị ngọt tự nhiên. Còn nếu là người thích ăn uống cầu kỳ thì món nghêu xốt cam, hào xốt chanh dây cũng đáp ứng được yêu cầu đó.
Riêng món lẩu ốc nấu mẻ có vị chua là món đã đến với Bà Cô Lốc Cốc mà chưa được ăn thì chưa… về được. “Cho một nhúm lá tía tô ăn vào miệng cùng với chuối và ốc là mọi giác quan của bạn như được đánh thức”, một thực khách thưởng thức món lẩu này chia sẻ. Điểm khác biệt khiến cho Bà Cô Lốc Cốc được dân sành ăn ốc biết đến là các loại nước chấm trứ danh như: muối dẻo ớt xanh, ớt đỏ, nước mắm gừng, muối tiêu… được đựng trong những thố sành.
Ghiền hải sản Nha Trang mà đang ở Sài Gòn thì chờ gì mà không đến nhà hàng Khoái nằm ở đường Lê Quý Đôn, Q.3. Bước qua năm thứ 5 tồn tại, nơi đây hội tụ gần như đầy đủ những món ăn Nha Trang từ những món đặc sản truyền thống đến những hải sản tươi ngon.
“Bún cá là món ăn được nhiều người nhắc đến nhất. Chả cá Nha Trang thường được chế biến từ hỗn hợp của các loại cá thu, cá nhòng, cá cờ quết lại với nhau, cho vào chút hành và tiêu có vị cay, thơm, nêm nếm vừa ăn. Nhờ cá tươi, quết mạnh nên thành phẩm chả cá dai mềm, ngọt thơm tự nhiên. Một trong những món ăn được lòng thực khách ở đây là gỏi sứa.
“Gỏi sứa được chế biến từ hỗn hợp sứa và hoa chuối, hành tây, rau thơm… Sứa là động vật biển thân mềm có dinh dưỡng cao, có tính hàn, có thể chữa được bệnh ho, giúp nhuận tràng, và trị phong thấp nên nhiều thực khách lựa chọn”, chủ quán cho biết. Bên cạnh đó, nơi đây còn nổi tiếng với nhiều món cá nướng với những cái tên lạ, độc đáo, như cá tắc kè.
Ngon, bổ mà giá cả lại phải chăng là bí kíp để quán Ốc Ken nằm trên đường Ký Con, Q.1 giữ chân thực khách. Chỉ cần đi ngang qua quán là đã bị mùi hương của các món ăn nơi đây quyến rũ. Điểm cộng của quán Ốc Ken là có nhiều loại ốc đa dạng khác nhau, trải dài khắp đất nước như: ốc điếu, ốc mỡ, ốc dừa, ốc ngựa, ốc bông, ốc hương, ốc đỏ, nghêu, sò…
Các món hải sản ở đây được chế biến theo nhiều cách phong phú đa dạng như xào me, xào dừa, xào bơ, rang muối, rang phô mai, xào tỏi, xào sa tế, xào rau muống, hấp sả… Mỗi cách thu hút một lượng khách riêng. Đồng thời vì hải sản ở quán tươi sống nên dù chế biến theo cách nào cũng ngon và tạo được sự khác biệt. Ốc Ken cũng được biết đến với các loại nước chấm tự pha chế như muối ớt xanh, nước mắm chua ngọt.
Theo Thanhnien
Bào ngư bổ thế nào?
Là tên gọi chung đối với các loài động vật ngành Mollusca / nhuyễn thể / thân mềm, lớp Gastropos / chân bụng, trong chi Haliotis - chi duy nhất của họ Haliotidae, bào ngư qua vài thứ tiếng:
Bào ngư xào với cải xanh và nấm đông cô. Ảnh: Phanxipăng.
Khá phổ biến ở Việt Nam, từ vịnh Hạ Long đến vịnh Thái Lan, là loài bào ngư được quốc tế định danh khoa học bằng tiếng Latinh Haliotis diversicolor Reeve. Đó là loài ốc vỏ cứng, thường sống nơi những rạn đá có nhiều tảo trong khu vực nước mặn.
Bào ngư do phiên âm chữ Hán , còn gọi cửu khổng loa, cũng phiên âm chữ Hán È61;é80;"746;, nghĩa là ốc 9 lỗ. Tuy gọi vậy nhưng thực tế thì tuỳ từng cá thể mà số lỗ nơi mép bào ngư dao động từ 7 - 13 lỗ. Nhiều vùng biển của Việt Nam có bào ngư sinh sống, nổi tiếng nhất là quanh huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc TP Hải Phòng với sản lượng thu hoạch mỗi năm đạt 50 tấn.
Vì đánh bắt giữa môi trường tự nhiên không đủ cung ứng thị trường nội địa lẫn xuất khẩu nên ngành hải sản tích cực nuôi bào ngư. Hiện phổ biến 3 dạng hình nuôi bào ngư bằng lồng: Trong bể xi măng, treo bè ngoài biển, thả đáy trên bãi đá và rặng san hô dọc bờ biển.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g bào ngư: 17,05g đạm; 5,89g đường; 0,75g béo; 84,7mg cholesterol; lại thêm vitamin B1, B2, khoáng chất và nguyên tố vi lượng. Chất đạm của bào ngư đủ 19 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể ở mức tương đối cao như 0,73mg threonin; 0,75mg isoleucin; 0,7mg valin; 2,31mg axit glutamic. Vỏ bào ngư chứa canxi carbonat (CaCO3), magiê (Mg), silic (Si), sắt (Fe).
Đông y còn gọi bào ngư bằng hàng loạt tên khác như / thạch quyết minh,Õ15;/ thiên lý quang,/ phục ngư giáp, "532;"570;/ kim giáp lị bì. Thư tịch cổ ghi nhận về bào ngư: Vị mặn, tính bình, vào 2 kinh can và phế; tác dụng bình can, tiềm dương, trừ nhiệt, thông lâm, sáng mắt; dùng chữa đầu choáng, mắt hoa, mắt mờ, xương đau nhức. Đặc biệt, bào ngư bổ âm, tăng khí, bổ thận, tăng cường sinh lực cho nam giới, chống suy nhược cơ thể.
Một số món ăn đẹp, thơm, ngon, giàu dinh dưỡng, được chế biến bởi hải sản đặc sắc này: Cháo bào ngư với gà và nhân sâm, súp bào ngư với tôm và cua, súp bào ngư vi cá, bào ngư hầm nấm, bào ngư om lòng trắng trứng và gạch cua, bào ngư xào với cải xanh và nấm đông cô, bào ngư tiềm hải sâm, bào ngư hấp phô mai / phó mát / fromage...
Theo Thoidai
Ngọt lành canh cá nục bồ ngót Đức Phổ là vùng đất nằm ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi, cạnh Biển Đông bao la. Sớm mai, những chiếc thuyền cập bến mang theo các loại hải sản vừa được vớt lên từ biển. Cá nục và rau bồ ngót Nhiều người chọn mua mớ cá nục tươi rói về chế biến thức ăn trong bữa cơm gia đình. Cá nục...