Bị kiện vì tung ảnh ‘nóng’ của người yêu cũ lên Facebook
Bị người yêu nói lời chia tay, bị đơn đã kê lại quá trình yêu nhau mặn nông bằng những hình ảnh nhạy cảm và những lời nói thô tục trên Facebook
Ảnh minh họa
Hôm nay, 5.1, TAND quận 2 (TP.HCM) xét xử sơ thẩm vụ án dân sự về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm giữa nguyên đơn N.T.M.T (35 tuổi, ngụ quận 4, TP.HCM) và bị đơn là ông T.G.N (41 tuổi, ngụ quận 2, TP.HCM).
Được trả lại quà vẫn còn uất ức
Tại phiên tòa, bà T. cho biết, qua bạn bè giới thiệu, bà và ông N. bắt đầu mối quan hệ tình cảm yêu đương. Tuy nhiên, sau 1 thời gian qua lại, tìm hiểu bà T. thấy hai bên có nhiều quan điểm sống khác biệt cũng như trong cách cư xử với những người thân quen nên bà T. đề nghị chia tay. “Để rõ ràng, sau khi chia tay, ngày 18.6.2013, tôi gửi trả những quà tặng ông Nam đã tặng tôi trong thời gian còn yêu nhau”, bà T. nói.
Cũng theo bà T. sau thời gian dài không qua lại, tháng 5.2014, bà T. phát hiện ông N. sử dụng tài khoản Facebook với tên Trần Gia Anh để đăng những nội dung vu khống, xúc phạm, danh dự, nhân phẩm của bà. Đỉnh điểm, ngày 3.5 ông N. đưa 4 hình ảnh nhạy cảm của bà T. cùng những dòng thông tin có nội dung thô tục, xúc phạm nặng nề đến danh dự, nhân phẩm của bà.
“Nội dung xúc phạm tôi không thể trình bày bằng miệng nhưng thời điểm xảy ra, tôi đã mời văn phòng Thừa phát lại Q.Bình Tân lập vi bằng về tất cả nội dung cũng như lượt ‘like’, bình luận chửi bới tôi”, bà T. bức xúc.
Với những hành vi trên, khi bà T. tố cáo ra Công an Q.2 thì cơ quan này đã xử phạt hành chính ông N. 7,2 triệu đồng về hành vi “truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, xúc phạm nhân phẩm, uy tín của người khác”.
Yêu cầu xin lỗi công khai trên báo chí
Tại phiên tòa hôm nay, bà T. yêu cầu ông N. phải xin lỗi công khai bà trên báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Công an TP.HCM trong 3 số báo liên tiếp; buộc ông N. bồi thường thiệt hại tinh thần và chi phí hợp đồng với văn phòng Thừa phát lại Q.Bình Tân.
Video đang HOT
Đại diện phía bị đơn cũng thừa nhận những hành vi như nguyên đơn nêu; tuy nhiên, bị đơn chỉ đồng ý bồi thường thiệt hại bằng 10 tháng lương tối thiểu (hơn 11 triệu đồng), xin lỗi trực tiếp nguyên đơn, không đồng ý xin lỗi công khai trên báo chí vì luật không có quy định.
Không đồng ý, nguyên đơn cho rằng Facebook là mạng xã hội có lượt truy cập và phổ biến rộng (hiện ông N. không còn sử dụng Facebook trên), ông N. đã đăng tải những thông tin và hình ảnh xúc phạm bà được nhiều người ‘like’, bình luận nên nếu chỉ xin lỗi mỗi bà N. thì không ai biết rõ sự việc, như vậy là không công bằng với những gì mà bà T. phải chịu đựng.
Luật sư Vũ Quang Đức, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà T. nêu pháp luật hiện hành chỉ quy định việc đăng xin lỗi, cải chính theo luật báo chí với những nội dung đăng tải trên báo chí trước đó nếu không đúng sự thật. Tuy nhiên, luật sư Đức cho rằng pháp luật dân sự có quy định về áp dụng pháp luật tương tự nên trường hợp này, việc yêu cầu đăng công khai xin lỗi, cải chính trên báo chí là phù hợp.
Dự kiến vào ngày 7.1, Hội đồng xét xử sẽ đưa ra bản án.
Phan Thương
Theo Thanhnien
Lái xe thuê gây tai nạn, ai phải bồi thường?
Pháp nhân phải bồi thường thiệt do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao.
Hỏi: Chúng tôi là doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Tháng 8/2015, xe chúng tôi đang lưu thông đúng luật thì bị xe ô tô của 1 doanh nghiệp khác tông làm hư hỏng nặng. Tổng thiệt hại hành hóa và xe hơn 01 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi chúng tôi yêu cầu doanh nghiệp kia bồi thường thì họ đổ trách nhiệm cho lái xe, người này do doanh nghiệp đó thuê có hợp đồng lao động rõ ràng nhưng không có tiền đền bù cho chúng tôi. Chúng tôi có thể khởi kiện doanh nghiệp đó để bồi thường được không?
Lái xe thuê gây tai nạn, ai phải bồi thường? - Ảnh minh họa
Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật TRẦN THỊ HẬU - CÔNG TY LUẬT HỢP DANH FDVN đưa ra ý kiến:
Điều 618 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: "Pháp nhân phải bồi thường thiệt do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao. Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoản trả một khoản tiền theo quy định pháp luật".
Căn cứ vào quy định này, doanh nghiệp anh/chị có thể khởi kiện doanh nghiệp đó, buộc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi đáp ứng các điều kiện sau: xác định doanh nghiệp đó có tư cách pháp nhân theo Điều 84 Bộ luật Dân sự 2005; người lái xe là thành viên của doanh nghiệp thông qua Hợp đồng lao động được ký kết; thiệt hại do người lái xe gây ra liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ mà doanh nghiệp đó giao cho.
Trường hợp không chứng minh được các điều kiện trên thì xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2005, Mục III Nghị quyết 03/2006/NQ - HĐTP, ngày 07/08/2006 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (phương tiện giao thông cơ giới là một trong những nguồn nguy hiểm cao độ theo Khoản 1 Điều 633 Bộ luật Dân sự 2005). Theo đó quy định và hướng dẫn việc xác định trách nhiệm bồi thường như sau:
a) Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ.
b) Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.
Ví dụ: Các thoả thuận sau đây là không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường:
- Thoả thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
- Thoả thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường;
- Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước.
Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ:Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
c) Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
- Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
Ví dụ: Xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương nặng hoặc bị chết. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (xe ô tô) gây ra.
- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.
d) Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật).
Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
đ) Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây ra tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:
- Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.
- Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại.
Như vậy, dựa trên tình hình thực tế xảy ra, tùy theo từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp anh/chị có thể áp dụng các quy định pháp luật mà chúng tôi viện dẫn ở trên để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
HUY LÂM
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Luật gia kiện đòi tiền 'hứa thưởng' Khi UBND TP.HCM ban hành quyết định thu hồi, hủy bỏ xác lập việc sở hữu Nhà nước đối với căn nhà và công nhận quyền sở hữu nhà đối với vợ chồng bà Khanh, ông Thịnh nhiều lần yêu cầu bà Khanh thanh lý hợp đồng hứa thưởng nhưng không nhận được phản hồi. Căn nha đang phai ganh gân chuc vu...