Bi kịch cuộc đời người lính cứu hỏa bị lửa thiêu, 71 lần ghép mặt
Là anh hùng cứu người từ đám cháy nhưng anh Patrick Hardison lại phải trải qua 14 năm chịu đựng ánh nhìn thiếu thiện cảm và sự gièm pha từ người xung quanh vì gương mặt biến dạng đến đáng sợ.
Nhìn anh Patrick Hardison của hiện tại có thể thoải mái đưa con tới trường vào buổi sáng, thả mình trong hồ bơi mà không còn gặp bất cứ ánh mắt khiếm nhã nào thì thật khó có thể tưởng tượng tưởng tượng được người đàn ông này đã từng phải trải qua một quãng thời gian dài đầy cay đắng.
Người lính cứu hỏa bị hủy hoại dung nhan vì cứu người
Năm 2001, người lính cứu hỏa 42 tuổi đến từ Senatobia, Mississippi đã cùng đồng đội dũng cảm lao vào trong đám cháy để cứu người nạn nhân là một người phụ nữ mắc kẹt bên trong.
Trong giây phút hiểm nguy, trần nhà do chịu sức nóng lâu bất ngờ đổ sập khiến anh mắc kẹt bên trong. Nhiệt độ cao đã khiến chiếc mặt nạ bảo vệ của anh gần như tan chảy, không còn cách nào khác, Hardison phải mặt nạ, nhắm mắt, nín thở lao thẳng ra cửa để tìm đường sống.
Người lính cứu hỏa bất chấp nguy hiểm để cứu người năm đó
Mặc dù hành động này của Patrick anh được các bác sĩ khen ngợi vì giúp bảo vệ được mắt và khiến khói không tràn vào phổi gây thiệt mạng nhưng toàn bộ gương mặt của anh đã bị hủy hoại nghiêm trọng tới mức biến dạng.
Hardison đã bị bỏng toàn bộ gương mặt: mất mí mắt, tai, môi, tóc và gần như toàn bộ mũi. Suốt nhiều năm, anh luôn phải giấu gương mặt sau lớp kính râm và đội chiếc mũ bóng chày để khỏi bị kỳ thị.
Hardison đã bị phá hủy toàn bộ khuôn mặt và phải sống nhiều năm trong sự kỳ thị
Bi kịch cuộc đời liên tiếp ập đến
Trong hơn 2 tháng nằm viện, bác sĩ đã cố gắng hết sức để giúp anh Hardison hồi phục khuôn mặt bằng cách tận dụng mô thịt và da đùi. Tuy nhiên càng tiến hành phẫu thuật, gương mặt anh lại ngày càng trở nên đáng sợ. Với y học những năm 2000, để hồi phục một khuôn mặt bị mất cả mũi, mắt, miệng và cả tai thì có lẽ cần phải có một… phép màu.
Video đang HOT
Chịu đau đớn về thể xác chưa đủ, anh Hardison còn bị tổn thương sâu sắc về tinh thần khi bị cả gia đình ruồng bỏ. Sau tai nạn, 3 đứa con nhỏ mỗi lần nhìn thấy bố đều khóc thét và chạy trốn. Mặc dù hiểu được nguyên nhân nhưng trong lòng anh vô cùng đau khổ vì trở thành “quái vật” dưới mắt con cái.
Hardison đã trải qua 70 lần phẫu thuật nhưng kết quả không khả thi
“Các con sợ hãi tôi. Nhưng tôi không thể đổ lỗi cho chúng, chúng chỉ là những đứa trẻ. Tôi nói đùa với chúng rằng mình đã chiến đấu với một con gấu, nhưng chúng vẫn chạy, la hét và khóc. Với tôi điều đó còn tồi tệ hơn cả cái chết”, Hardison nói.
Người lính cứu hỏa tưởng rằng khi mất đi sức khỏe thì gia đình sẽ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhưng cuối cùng người vợ chung sống với anh suốt 10 năm, cũng bỏ anh mà đi.
Cuộc sống của Hardison lâm vào bi kịch hơn nữa anh bị mắc chứng đau đầu thường xuyên do tác tác dụng phụ của nhiều cuộc phẫu thuật. Cửa hàng kinh doanh lốp xe của anh cũng từ đó mà lụi tàn.
Ca phẫu thuật lần thứ 71 đã thay đổi cuộc đời
Tuy nhiên sau nhiều năm cô đơn chịu đựng nỗi đau, Hardison đã có cơ hội thay đổi lại cuộc đời nhờ việc cấy ghép mô mềm lớn nhất lịch sử vào năm 2015.
Quá trình cấy ghép mặt của người lính cứu hỏa xấu số
Hardison được một người bạn giới thiệu tới Tiến sĩ Eduardo Rodriguez – người đã từng thực hiện cấy ghép mặt vào năm 2012 tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland. Tháng 8/2014, anh được đưa vào danh sách chờ cấy ghép mặt chỉ cần chờ người hiến có màu da, màu tóc, nhóm máu và cấu trúc xương tương đồng.
Người hiến tặng cuối cùng cũng đã xuất hiện đó là anh David Rodebaugh, một thợ máy xe đạp Brooklyn, 26 tuổi, đã chết trong một tai nạn xe đạp và có nội tạng được hiến tặng thông qua mạng lưới nhà tài trợ Live on NY.
Tiến sĩ Eduardo Rodriguez dẫn đầu một nhóm gồm hơn 100 bác sĩ phẫu thuật và chuyên gia y tế tại Trung tâm Y tế Langone Đại học New York để thực hiện ca phẫu thuật lịch sử của Hardison.
Hardison thực hiện phẫu thuật ghép mặt lần thứ 71
Bác sĩ cũng cảnh báo rằng anh Hardison chỉ có khoảng 50% cơ hội sống sót nhưng anh vẫn kiên quyết thực hiện phẫu thuật. Đội ngũ bác sĩ phải mất 12 giờ để thực hiện thao tác loại bỏ khuôn mặt của Rodebaugh và cấy ghép nó vào gương mặt Hardison.
Rodriguez và các bác sĩ đã cho Hardison một khuôn mặt mới, da đầu, tai và một số phần xương được chọn từ cằm, má cũng như toàn bộ mũi. Anh cũng nhận được mí mắt mới và các cơ kiếm soát việc chớp mắt.
Trong suốt 12 tháng theo dõi sau đó, các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên khi cơ thể của Hardison đã hoàn toàn tiếp nhận gương mặt mới mà không có phản ứng đào thải nào. Sau cuộc phẫu thuật Hardison dần dần quay trở lại cuộc sống bình thường như trước đây.
Và đây là gương mặt hiện tại của anh
Cuộc sống trở lại
“Cuộc sống của tôi cuối cùng cũng đã bình thường trở lại. Đó là điều mà chưa từng nghĩ rằng mình sẽ lại có được”. Hardison nói. “Bây giờ tôi có thể chớp mắt một lần nữa, tôi có thể ngủ ngon hơn so với hàng chục năm qua. Mắt tôi không bao giờ bị khô và có thể nhìn tốt. Điều này đồng nghĩa với việc tôi có thể lái xe trở lại mà không cần phụ thuộc vào ai”.
Chàng trai dũng cảm giờ đây có thể tự tin chụp ảnh cùng gia đình, bước ra ngoài phố mà không sợ bị ai gièm pha, anh thậm chí còn bày tỏ nguyện vọng muốn quay trở lại sở cứu hỏa và sẵn sàng tham gia bất cứ khi nào đồng đội cần.
Không chỉ lấy lại được sự tự tin, Hardison hiện tại còn có thể sống cùng với 2 cậu con trai, cùng nhau thực hiện những chuyến đi du lịch.
Hardison đã có thể tự tin xuất hiện trước mọi người mà không phải che mặt như trước
Trải qua 7 năm cùng với 71 lần phẫu thuật, chịu bao đau đớn và sự tự ti về tâm lý, Hardison giờ đây tự tin gửi thông điệp tới mọi người. “Tôi ở đây ngày hôm nay bởi vì tôi muốn những người khác cũng hãy luôn hy vọng rằng bản thân sẽ vượt qua được mọi chấn thương. Tôi đặc biệt muốn chia sẻ câu chuyện của chính bản thân tới những người lính cứu hỏa bị thương khác, tới những người đang chịu thương tổn. Nếu câu chuyện của rôi có thể giúp được người khác có cơ hội ghép mặt thì nó sẽ rất đáng giá”.
Trần Anh Thùy Dương (Dịch theo Dailymail)
Theo vietnamnet
Bất ngờ với số cảnh sát, đặc vụ tử vong do các bệnh liên quan vụ khủng bố 11-9
Gần 2 thập kỷ sau khi những chiếc máy bay bị tổ chức khủng bố al-Qaeda không tặc đâm vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới ở New York (Mỹ), hậu quả mà các vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 gây ra đối với lực lượng đầu tiên có mặt tại hiện trường vẫn rất nặng nề.
Phút nghỉ ngơi hiếm hoi của 2 người lính cứu hỏa trực tiếp tham gia giải cứu nạn nhân trong thảm kịch 11-9
Theo đó, trong 17 năm kể từ vụ khủng bố, số lượng sĩ quan cảnh sát thành phố New York tử vong do các căn bệnh liên quan đến vụ tấn công 11-9, phần lớn là ung thư, nhiều gấp gần 8 lần số cảnh sát thiệt mạng trong ngày hôm đó.
Cụ thể, 23 cảnh sát New York đã thiệt mạng tại Trung tâm Thương mại thế giới vào ngày 11-9-2001. Nhưng trong 17 năm sau đó, 156 người đã tử vong do các căn bệnh liên quan đến vụ tấn công này.
"Cho đến ngày nay, mỗi năm chúng tôi vẫn đang mất đi những sĩ quan do ảnh hưởng của vụ tấn công 11-9", Cảnh sát trưởng New York Terence Monahan nói với ABC News trong một cuộc phỏng vấn.
Không chỉ cảnh sát, Sở cứu hỏa thành phố New York cũng vậy. Theo thống kê, 343 nhân viên cứu hỏa đã thiệt mạng trong ngày 11-9-2001, trong khi số lượng lính cứu hỏa tử vong vì các căn bệnh liên quan đến vụ tấn công này lên đến 182 người. Trong đó có 18 trường hợp tử vong trong 12 tháng qua, tên của họ đã được thêm vào một bức tường tưởng niệm tại trụ sở Sở cứu hỏa thành phố New York trong một buổi lễ diễn ra hôm 6-9 vừa qua.
"Bức tường tưởng niệm Trung tâm Thương mại Thế giới của chúng tôi là biểu tượng của sự hy sinh, sự cống hiến và trên hết là lòng dũng cảm, đây là phẩm chất của lực lượng cứu hỏa thành phố New York", Giám đốc Sở cứu hỏa thành phố New York James Leonard nhấn mạnh.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây cũng chứng kiến số lượng đặc vụ liên bang bị tử vong bởi các căn bệnh liên quan vụ tấn công khủng bố 11-9 tăng lên, trong đó có 15 đặc vụ thuộc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI).
"Đây là những người phụng sự Tổ quốc trong thời khắc cần kíp nhất. Chúng tôi chứng kiến và hiểu được những tác động lâu dài của công việc đó", Giám đốc FBI Christopher Wray nói.
Tính đến ngày 31-8-2018, Quỹ Bồi thường Nạn nhân vụ 11-9 đã xác định được 20.874 người đủ điều kiện được bồi thường. Tổng số tiền được trao cho đến nay là hơn 4,3 tỷ USD.
Theo anninhthudo
Tình yêu thừa hay thiếu đều trở thành bi kịch Đau ngắn còn hơn đau dài, đừng lãng phí thanh xuân của mình trong những chuỗi ngày buồn bã, ủ dột. Tình yêu vốn là điều khó lý giải bởi con tim có lý lẽ riêng của nó. Hôm nay bạn có thể cười chê, nhạo báng một ai đó và cho rằng họ thật ngu ngốc khi chấp nhận làm kẻ thứ...