Bi kịch của người phụ nữ chuyển giới ở Pakistan
Mới đây vụ sát hại một phụ nữ chuyển giới Pakistan đã làm hé lộ cảnh ngộ và bi kịch của cộng đồng chuyển giới ở quốc gia Nam Á này.
“Họ giết chết Alisha. Tôi biết tôi có thể là nạn nhân tiếp theo” – nhân vật Paro nói trong một đoạn video trên truyền thông xã hội.
Người phụ nữ chuyển giới Alisha tạo dáng chụp hình trong căn phòng của mình. Ảnh: Liên minh KP.
Là một trong các thành viên tích cực nhất của của tổ chức Liên minh Hành động của người Chuyển giới (KP), cô Paro tỏ ra buồn bã và lạc lõng vào thời điểm cô gặp tác giả bài viết này ở Peshawar sau cái chết của Alisha.
Bị từ chối điều trị
Alisha là điều phối viên ở Peshawar và là một trong 8 thành viên điều hành của Liên minh KP nói trên – một hiệp hội của các nhóm chuyển giới đấu tranh cho quyền lợi của mình. Kẻ sát nhân đã bắn cô tới 8 phát, khiến cô thập tử nhất sinh.
Khi được đưa tới bệnh viện Lady Reading để cấp cứu, các bác sĩ từ chối chữa trị ngay cho Alisha. Họ từ chối đưa cô vào khoa điều trị do giới tính của cô. Nhân viên và bệnh nhân ở cả buồng bệnh nam lẫn nữ đều từ chối cho cô sử dụng giường bệnh. Trong suốt ngày hôm đó, các thành viên của liên minh KP liên tục khẩn cầu bác sĩ cứu giúp cô Alisha nhưng vô ích.
Khi một số người chuyển giới tụ tập tại bệnh viện, họ lập tức trở thành tâm điểm của đám đông – những người này bắt đầu chụp ảnh và chế giễu họ, đây cũng là hiện tượng phổ biển ở nhiều nơi trên đất Pakistan.
Farzana Jan, người đứng đầu chi nhánh Khyber Pakhtunkhwa của Liên minh KP, kể lại vụ này với tác giả.
“Khi chúng tôi tụ tập ở bệnh viện để yêu cầu các bác sĩ điều trị cho Alisha, thì đám đông gồm chủ yếu nam giới, bao vây chúng tôi, bình luận về ngoại hình của chúng tôi” – Jan nói.
“Nhiều người hỏi chúng tôi là tính bao tiền một đêm, số khác hỏi địa chỉ nhà của chúng tôi. Một số thậm chí hỏi liệu ngực của chúng tôi là tự nhiên hay đồ giả”.
Nạn nhân Alisha bị bắn trọng thương và sau đó qua đời vì không được cấp cứu kịp thời. Ảnh: inquisitr.com.
Video đang HOT
Hầu hết phụ nữ chuyển giới ở Pakistan bị gia đình bỏ rơi vì họ coi đó là sự sỉ nhục đối với thanh danh gia đình. Khi phát hiện ra giới tính thật của những người này, thường các bậc cha mẹ ép họ phải làm “đàn ông”.
Qamar Naseem, một điều phối viên dự án của nhóm Blue Veins (một tổ chức phi chính phủ bảo vệ quyền của cộng đồng chuyển giới”) nhận thấy đây là một điều kinh khủng. Ông nói: “Bạo lực để lại dấu ấn rất nặng, khiến họ mất hết sự tự tin… Bị đánh đập ở nhà, lại bị bạn bè bắt nạt, họ có cảnh ngộ rất khó khăn”.
Bị ruồng bỏ ở cả gia đình lẫn nhà trường, họ thường không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc bán dâm hoặc làm gái nhảy.
Tranh đấu
Trong vụ án nổi tiếng Khaki v. Rawalpindi năm 2009, Tòa án Tối cao Pakistan lần đầu tiên trao các quyền có tính bước ngoặt cho cộng đồng chuyển giới ở Pakistan. Tòa Tối cao yêu cầu tất cả các tỉnh báo cáo chi tiết về vị thế của cộng đồng chuyển giới.
Sau đó người ta đã soạn một dự thảo về “nhu cầu bảo vệ quyền và phúc lợi của phụ nữ chuyển giới từ góc độ phân biệt, kỳ thị và ruồng bỏ”.
Lần đầu tiên tòa án trao cho cộng đồng chuyển giới quyền thừa kế. Tòa Tối cao chính thức công nhận họ là giới tính thứ 3, hướng dẫn chính quyền đưa họ vào danh sách bầu cử. Tòa cũng lệnh cho giới chức bảo đảm quyền được hưởng giáo dục cơ bản và quyền được bảo vệ.
Qamar Naseem, điều phối viên chương trình Blue Veins, tin rằng dù đây là bước phát triển tích cực, nhưng nếu thiếu sự ủng hộ của xã hội dân sự, cộng đồng chuyển giới vẫn không thể có thêm quyền lợi.
Naseem giải thích thêm: “Tòa Tối cao chỉ thị cấp chứng minh thư theo 2 tiêu chí – “nam chuyển giới” và “nữ chuyển giới”. Tuy nhiên không phải ai cũng thuộc vào hai nhóm này – một số người có đặc điểm của cả hai nhóm”.
Naseem cho biết thêm, Tòa Tối cao công bố hạn ngạch 2% cho các cá nhân chuyển giới ở tất cả các cơ quan chính phủ và phi chính phủ nhưng trên thực tế họ không bao giờ được nhận hạn ngạch này.
Mặc dù có vài nhóm chuyển giới từng tồn tại ở Pakistan trước đây, đa phần đều không hoạt động hiệu quả hoặc có quy mô quá nhỏ nên không tạo ra tác động đáng kể.
Naseem muốn huy động cả cộng đồng chuyển giới đứng lên bảo vệ quyền lợi của chính mình.
Ông nói: “Tôi không thể cổ xúy cho hành động của họ nếu tự họ không quan tâm đến vấn đề này, bởi nếu chúng tôi nói thẳng ra vấn đề của họ thì chúng tôi lại bị tố là làm việc theo chỉ đạo của phương Tây. Chúng tôi đã thông báo cho các đại diện của họ rằng chúng tôi sẵn sàng ủng hộ họ, cả về mặt kỹ thuật và tinh thần, nhưng họ phải đi tiên phong”.
Một số vấn đề lớn mà cộng đồng chuyển giới đối mặt hiện nay bao gồm bạo lực tình dục và thể xác, thiếu tiếp cận dịch vụ y tế và thiếu ngân sách dành cho các dự án phúc lợi xã hội trong cộng đồng chuyển giới.
Người chuyển giới có thể kiếm tiền kha khá nhờ vào niềm yêu thích ca múa của dân địa phương ở Pashtun. Người chuyển giới thường được thuê nhảy múa tại các đám cưới.
Tuy nhiên trớ trêu thay, dù dân địa phương thích xem người chuyển giới nhảy múa, họ vẫn kỳ thị người chuyển giới.
Nhiều phụ nữ chuyển giới – cũng đồng thời là gái mại dâm, thường bị cưỡng hiếp ngay tại các đám cưới mà họ phục vụ.
Farzana Jan nói: “Ở nơi này chẳng có khái niệm đồng thuận. Nếu một gái mại dâm thỏa thuận qua đêm với một ai đó, nhiều khả năng gã đó rủ bạn bè đến cùng cưỡng hiếp tập thể cô gái”.
Trong vài năm qua có hàng trăm vụ bạo lực với các gái mại dâm chuyển giới. Trong các vụ này có cả các vụ mà thủ phạm là cảnh sát./.
Trung Hiếu (Lược dịch từ The Diplomat)
Theo_VOV
IS từng thiêu sống người phụ nữ vì từ chối tình dục cực đoan
Trong một nghiên cứu mới đây, Liên Hợp Quốc cho biết Nhà nước Hồi giáo đã từng thiêu sống phụ nữ vì họ từ chối hoạt động tình dục cực đoan.
Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS nổi tiếng với hàng loạt các hành động tàn bạo như giết hại con tin, cướp bóc các cổ vật...nhưng gây sốc nhất có lẽ là bạo lực tình dục với các phụ nữ và bé gái.
Trong nhiều tháng qua, Liên Hợp Quốc đã được nghe rất nhiều lời khai kinh hoàng từ những người phụ nữ đã may mắn thoát khỏi nanh vuốt của IS - nhiều người trong số họ đã phải chịu đựng hành vi hiếp dâm cũng như các hoạt động bạo lực tình dục ghê tởm khác.
Nhiều cô gái trẻ ở Iraq đang tìm cách chạy trốn vì sợ nanh vuốt của Nhà nước Hồi giáo.
Bà Zainab Bangura, đại diện đặc biệt của Liên Hợp Quốc về bạo lực tình dục trong xung đột, gần đây đã có một chuyến đi đến các trại tị nạn ở Iraq và Syria, thuộc khu vực kiểm soát của Nhà nước Hồi giáo. Cô đã được nghe một loạt các câu chuyện kinh dị của các nạn nhân và gia đình họ. Bangura đã viết thành bài báo đăng trên trang The Middle East Eye - trang tin tức độc lập của khu vực Trung Đông.
"Bạo lực tình dục được IS thể chế hóa. Hành hung phụ nữ và các trẻ em gái là trung tâm hệ tư tưởng của chúng". Bà Bangura đã kể lại chi tiết quá trình các "trinh nữ xinh đẹp" bị bắt bởi các chiến binh thánh chiến cũng như việc mua bán diễn ra trong các buổi đấu giá.
IS tấn công ngôi làng rồi chia tách đàn ông và phụ nữ, chọn những cô gái "trinh tiết xinh đẹp" làm nô lệ tình dục.
Dưới đây là một trích đoạn kinh hoàng từ bài báo trên trang The Middle East Eye.
"Sau khi tấn công một ngôi làng, Nhà nước Hồi giáo tách riêng nam và nữ. Đàn ông và các bé trai trên 14 tuổi bị hành hình, những người phụ nữ đã có chồng, có con bị chia riêng. Các cô gái bị lột trần truồng, kiểm tra trinh tiết và kiểm tra kích cỡ vòng 1. Người con gái trẻ trung nhất, xinh đẹp nhất được bán với giá cao hơn và được gửi tới thủ đô Raqqa - thành trì của IS.
Có một hệ thống phân cấp: các tộc trưởng được lựa chọn đầu tiên rồi đến tiểu vương và chiến binh thánh chiến sẽ lựa chọn sau cùng. Mỗi người thường chọn 3, 4 cô gái và giữ họ trong khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn, cho đến khi chúng cảm thấy chán thì sẽ thả họ ra thị trường. Tại cuộc đấu giá nô lệ, người mua lại sẽ mặc cả quyết liệt và rèm pha đủ điều về hình thức các cô gái.
Chúng tôi đã nghe về một cô gái bị giao dịch đến 22 lần và lời kể của một người khác (đã trốn thoát), nói rằng cô ấy đã bị bắt xăm tên tộc trưởng vào mu bàn tay để chứng tỏ cô là "tài sản" riêng của hắn".
Theo ước tính có khoảng từ 3.000 đến 5.000 phụ nữ bị buộc làm nô lệ cho Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Rất nhiều trong số đó là người Yazidis - một giáo phái thiểu số bị IS đàn áp cực đoan. Các cô gái thuộc giáo phái này bị đối xử khinh thường và rất dã man.
Bà Bangura viết tiếp: "Những cô gái bị hiếp dâm, trở thành nô lệ tình dục, ép buộc bán dâm và chịu đựng nhiều hành vi tàn bạo khác. Chúng tôi thậm chí đã nghe về trường hợp một cô gái 20 tuổi bị thiêu sống vì từ chối tình dục cực đoan. Chúng tôi cũng nghe về nhiều bạo lực tình dục kinh tởm khác. Chúng ta cần đấu tranh để hiểu được tâm lý của bọn tội phạm biến thái đó".
Hàng trăm cô gái may mắn thoát khỏi bọn khủng bố bằng cách chạy trốn hoặc được gia đình chuộc về, cứu về. Bangura đã kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế trong việc hỗ trợ y tế về mặt tâm lý với những nạn nhân đã trốn thoát, vì họ thực sự đã gặp phải chấn thương quá lớn.
Bà Bangura đã từng là cựu bộ trưởng Sierra Leone - không xa lạ gì với các cuộc xung đột, chia sẻ: "Tôi đã rất đau đớn. Tôi đã từng làm việc ở Bosnia, Congo, Nam Sudan, Somalia và Cộng hòa Trung Phi nhưng tôi chưa bao giờ thấy điều gì kinh khủng như thế này. Tôi không thể hiểu được sao lại có sự vô nhân tính đến như thế. Tôi đã bị ốm, tôi không thể hiểu nổi".
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Toronto Star, Bangura cảnh báo rằng các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các chính quyền địa phương nên phối hợp tốt để giúp những tù nhân trốn thoát có thể phục hồi. Bà khẳng định đây là điều IS không muốn, và chúng ta nhất định phải làm.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Independent)
Theo doisongphapluat
Giới chức Ấn Độ đổ lỗi cho mỳ xào gây ra vấn nạn hiếp dâm Mỳ, bao cao su và phương Tây là những thứ một số chính trị gia Ấn Độ đưa ra để lý giải cho tình trạng hiếp dâm gia tăng tại quốc gia này. Nhiều quan chức cho rằng phụ nữ chính là nguyên nhân dẫn đến những vụ hiếp dâm ở Ấn Độ. Ảnh: People Hiếp dâm được xem là vấn nạn ở...