Bi kịch của các cậu bé trong lò đào tạo thiên tài Trung Quốc
13 tuổi vào đại học, 19 tuổi làm giảng viên, nhưng ở tuổi 38, Ning Bo bỗng trở thành… sư thầy và quay lại phê phán lớp học thần đồng.
Năm 1978, Ninh Bo là một trong 21 thiếu niên toàn Trung Quốc được chọn vào “lớp học thần đồng” do Đại học Khoa học và Kỹ thuật (ở Hợp Phì, tỉnh An Huy) mở ra, chuyên giảng dạy cho những người có khả năng đặc biệt.
Trong lớp này, người lớn nhất là 16 tuổi và nhỏ nhất chỉ mới 11 tuổi. Những thành viên ưu tú nhất của lớp gồm Ning Bo, Xie Yanbo và Qian Zheng.
Ning Bo sinh năm 1965, khi vào “lớp học thần đồng” cậu 13 tuổi. Sự xuất chúng của Ning Bo bộc lộ từ nhỏ, như 2 tuổi đã thuộc 30 bài thơ hiện đại, 8 tuổi kê được đơn thuốc. Năm 12 tuổi Ning Bo đã thắng 2 ván cờ vây với phó thủ tướng Fang Yi và trở thành một hiện tượng phủ khắp các mặt báo, đài nước này.
Ninh Bo chơi cờ vây với phó thủ tướng Trung Quốc Fang Yi. Ảnh: Sina.
Tuy nhiên đường đời của Ning Bo không xán lạn như mọi người tưởng tượng. Khi vào lớp nhân tài, cậu không hạnh phúc mà luôn cảm thấy có áp lực vô hình. Ning vốn thích hóa học, ghét vật lý và toán học nhưng vào trường này buộc phải học vật lý. Ning Bo từng muốn đến Nam Kinh học thiên văn học nhưng nhà trường không đồng ý: “Em là tấm gương cho trẻ em và thanh thiếu niên trong nước. Hãy ngoan ngoãn và làm gương tốt”. Đối xã hội Trung Quốc, tài năng thiên bẩm trong Ning Bo không chỉ thuộc về anh, mà còn thuộc về gia đình, nhà trường và xã hội.
Năm 19 tuổi, Ning Bo tốt nghiệp đại học và trở thành giảng viên trẻ tuổi nhất Trung Quốc thời bấy giờ. Song, trong một cuộc phỏng vấn năm 34 tuổi, anh đã công khai chỉ trích giáo dục “thần đồng” và nhấn mạnh với công chúng rằng mình không phải là thần đồng. Ning Bo nói mình là một sản phẩm của thời đại. Nếu tuổi trẻ có thể quay trở lại, anh sẽ không bao giờ vào lò đào tạo nhân tài này nữa.
Sau này Ninh Bo chuyển sang nghiên cứu chiêm tinh học, dành nhiều thời gian cho triết học và tôn giáo. Cuộc hôn nhân cũng không hạnh phúc, Ning Bo lại đắm chìm trong khí công, ăn chay và dần tách mình khỏi xã hội. Sau cùng ở tuổi 38 thần đồng này trở thành một nhà sư, tọa ở núi Ngũ Đài (tỉnh Sơn Tây).
Ning Bo sau này làm một nhà sư. Ảnh: Sina.
Giống như Ning Bo, nhiều “thần đồng” khác giành chiến thắng ở vạch xuất phát, nhưng họ không thể nở nụ cười ở vạch đích.
Zhang Xiao, một thần đồng trẻ em ở Liêu Ninh, 10 tuổi đã được nhận vào đại học, nhưng đến khi bảo vệ luận văn thạc sĩ, người này đã nổi điên lên với cha mẹ, rằng nếu cha mẹ không mua cho một ngôi nhà ở Bắc Kinh thì anh ta sẽ không bảo vệ luận văn nữa.
Video đang HOT
Wei Yong Khang, người được nhận vào trường đại học năm 13 tuổi sau này cũng bỏ học vì không có khả năng tự chăm sóc bản thân và kiến thức không theo kịp. Wang Sihan, người được nhận vào trường đại học năm 14 tuổi, chỉ có một bằng tiếng Anh khi tốt nghiệp và sau cùng cũng bị đuổi học.
Hóa ra, ngoài khả năng học hỏi, những sinh viên đại học vị thành niên này còn có một số vấn đề nhất định về tính cách và sức khỏe thể chất, tinh thần. Sự thiếu sót này ngày càng bộc lộ ra trong quá trình phát triển tiếp theo, đây cũng là lý do một số đại học bỏ các lớp học thiên tài.
Một loạt nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý và điều chỉnh hành vi trẻ em Mỹ đã khẳng định rằng, trí thông minh siêu đẳng của các thần đồng đôi khi trở thành vật cản. Có chỉ số IQ cao nhưng trí tuệ cảm xúc không song hành, nhiều trường hợp thậm chí thấp hơn so với độ tuổi trung bình và tâm lý không trưởng thành. Mà trong thế giới thực, điểm số và độ tuổi trở nên ít quan trọng, trí tuệ cảm xúc mới tạo nên sự thành công.
Hai thần đồng Xie Yanbo và Qian Zheng, những người đã đến Princeton (Mỹ) để học, cũng gặp phải vấn đề tương tự.
Xie Yanbo vào lớp thần đồng củaĐại học Khoa học và Công nghệ khi mới học xong tiểu học, năm 11 tuổi. Năm 15 tuổi, anh theo học thạc sĩ và năm 18 tuổi đã có bằng. Xie Yanbo được tuyển vào Đại học Princeton và lạc quan sẽ có bằng tiến sĩ trước tuổi 20.
Tuy nhiên, mọi thứ tan vỡ. Xie Yanbo gặp vấn đề với người hướng dẫn của mình ở Princeton (trước đó anh cũng đã gặp vấn đề với thầy ở Trung Quốc). Tính cách Xie tự mãn khiến giáo viên không ưa nổi. Mối quan hệ thầy trò trở nên căng thẳng, Xie Yanbo đã bị nghi ngờ sẽ gây nguy hiểm cho người khác nên bị trục xuất về nước. Sau này Xie Yanbo làm giáo viên bình thường. Hơn nữa, các phương tiện truyền thông tiết lộ rằng Xie Yanbo có “vấn đề tâm lý”.
Chẳng khá hơn Xie là trường hợp của Qian Zheng, người An Huy, được nhận vào Đại học Khoa học và Công nghệ năm 12 tuổi. Năm 16 tuổi giành vị trí thứ 2 trong kỳ thi vật lý quốc gia và sau đó vào Đại học Princeton.
Ai cũng hy vọng rằng một ngày anh trở về đóng góp cho quê hương. Tuy nhiên, sau khi ra nước ngoài, một số khiếm khuyết của Qian cuối cùng đã bị phơi bày. Nghiêm trọng nhất đó là khả năng tự lập, không biết xử lý mối quan hệ cá nhân, mâu thuẫn với người cố vấn trực tiếp khiến Qian Zheng buộc phải trở về Trung Quốc. Sau này bệnh tâm thần của Qian tái phát và không có việc làm trong một thời gian dài.
Lò đào tạo thần đồng ở Trung Quốc thập niên 80. Ảnh: Sina.
Vào những năm 1920, nhà tâm lý học người Mỹ Terman đã thực hiện một thí nghiệm nghiên cứu quy mô lớn. Ông đã sử dụng các bài kiểm tra trí thông minh để phân loại ra những đứa trẻ thông minh, qua đó sàng lọc được trên 1.000 “đứa trẻ thiên tài” có IQ lớn hơn hoặc bằng 140.
Chính phủ Mỹ chịu trách nhiệm cung cấp cho những đứa trẻ này những tài liệu giáo dục tiên tiến nhất, những giáo viên giỏi nhất và nuôi dưỡng chúng cẩn thận. Ai cũng kỳ vọng sẽ tạo ra những nhà khoa học vĩ đại như Newton, Einstein và Hawking. Đến nay thống kê lại cho thấy hầu hết trong số họ không trở thành nhà khoa học hoặc những người được thế giới định nghĩa là thành công.
Giáo sư người Anh Joan Freeman cũng theo dõi sự phát triển của 210 đứa trẻ tài năng kể từ năm 1974 và thấy rằng chỉ có 6 người trong số đó (chiếm 3%) đạt được thành công thực sự.
Với sự phát triển của thời đại, khái niệm ban đầu về “giáo dục thiên tài” ở Mỹ, Trung Quốc cũng đã thay đổi. Ở một mức độ nào đó, “kế hoạch phát triển thiên tài” đã biến những thiên tài thành nạn nhân. Khi mọi người nhấn mạnh quá mức đến sự đặc biệt của thần đồng thì tài năng này đã đem lại bất hạnh cho đứa trẻ.
Trên thực tế, sau khi trải qua những thăng trầm của cuộc sống, cựu thần đồng người Trung Quốc Fu Yunxiao đã ổn định trong nghề giáo viên. Ông từng viết một “tâm thư”: “Có thể một lần ‘may mắn’ đã khiến tôi lơ lửng trong không trung và sau đó ‘xui xẻo’ khiến tôi bay xuống, nhưng bây giờ tôi đang làm việc cần mẫn trên mặt đất. Sự tiến bộ từng bước, từng bước có thể khiến mọi người phát triển hơn”, Fu nói.
Bảo Nhiên
Theo Sina
Câu chuyện giáo dục: Sợi dây phân cách!
Cậu bé nhìn mẹ đầy uất ức, lắp bắp được mấy tiếng: "Mẹ vào đó để làm gì?". Thế rồi, không muốn tiếp tục buổi tham quan, cậu bỏ về...
Chuyện xảy ra ở lễ hội hoa lan TPHCM mới đây. Đó không phải tình huống gây "giật mình" sốt", "phẫn nộ"... mà có thể đến từ sự vô tình, vô ý.
Bắt đầu từ việc một người phụ nữ, sau khi đứng tạo dáng chụp ảnh phía ngoài các gian hàng hoa lan thì chị bất ngờ bước qua sợi dây phân cách do ban tổ chức lắp để bảo vệ hoa.
Có thể lắm, giây phút chị bước qua "vùng cấm" một cách vô thức, còn hồn nhiên vẫy chồng chụp ảnh cho mình. Người đàn ông đang cầm điện thoại kịp nhá thêm mấy kiểu cho đến khi "Tuýt! Tuýt!", tiếng còi từ một anh bảo vệ tiến đến nhẹ nhàng vẫy tay yêu cầu chị ra ngoài. Cuống quýt, người phụ nữ cúi rạp người chui qua sợi dây để ra ngoài.
Trẻ em ở TPHCM tham gia một hoạt động cộng đồng làm sạch môi trường (Ảnh minh họa: Hoài Nam)
Tất cả chỉ diễn ra trong khoảng thời gian chưa đến hai phút. Anh bảo vệ cũng đã quay đi, khách tham quan không ai kịp để ý để phê phán, chê trách...
Khi người phụ nữ bước ra ngoài, một cậu bé tầm 12 tuổi đứng gần đó bước lại gần, giọng uất nghẹn: "Mẹ vào đó để làm gì?". Người mẹ cười gượng gạo...
Gương mặt cậu bé thẫn thờ, ngại ngần và xấu hổ. Không muốn tiếp tục buổi tham quan, cậu nói "Con về đây" rồi quay thẳng ra cổng... Anh chị lật đật chạy theo con.
Buổi đi chơi dịp lễ của gia đình họ kết thúc như vậy!
Trong hành xử hàng ngày, người lớn chúng ta thường sợ pháp luật, sợ đền bù, sợ tù tội, sợ dư luận, sợ cấp trên... Nhưng ít người quan tâm những hành vi của mình có thể gây tổn thương đến con trẻ như thế nào.
Ở một trường tiểu học, tôi đã từng chứng kiến một nữ sinh vùng vằng bật khóc từ chối lên xe ngồi để phản ứng việc người mẹ phi xe vào tận sân trường đón con. Trường đã có quy định phụ huynh chỉ dựng xe bên ngoài. Hay một đứa trẻ khác òa khóc nức nở khi ngồi sau xe ông bố vượt đèn đỏ.
Hoặc trường hợp cô học trò đã đòi bỏ học khi em biết lâu nay bố mình - là một giáo viên - tiết lộ đề, nâng điểm cho những học sinh đi học thêm.
Không hề ít những đứa trẻ đã bỏ học, dang dở con đường tương lai khi bố mẹ vướng vào tù tội như tham ô, giết người, hiếp dâm... Không chỉ vì áp lực dư luận mà hơn cả, còn là sự thất vọng, tổn thương, mất niềm tin, phẫn uất về người thân của mình trong chính các em.
Ai đó đã nói rằng, cách dạy trẻ hiệu quả nhất là... không dạy gì hết. Mà điều người lớn cần làm là tự biết răn mình, "dạy" chính mình, cân nhắc trước mỗi hành vi, lời nói của bản thân.
Vết thương chúng ta gây ra cho người khác có thể rồi sẽ lành theo thời gian, có thể bù đắp bằng tiền bạc hoặc trả giá bằng tù tội. Nhưng tổn thương chúng ta gieo vào chính con mình sẽ rất khó để xóa nhòa. Sau những tổn thương gieo cho con, chính chúng ta còn tạo ra một môi trường sống tiêu cực cho con.
Trẻ em hiện nay được dạy dỗ, tiếp cận với lối sống văn minh từ bé nhưng lại dễ dàng thay đổi bởi tác động của môi trường - mà môi trường ở đây chính là cư xử của người lớn.
Bước qua sợi dây phân cách, người mẹ mất không chỉ mất một buổi vui chơi của gia đình. Khi đặt chân bước qua một ranh giới nào đó, hơn bất kỳ ai mỗi người chúng ta cần tự hỏi: Mình sẽ đẩy những đứa trẻ đi đến đâu?
Nói như một chuyên gia giáo dục, những tiêu cực trong người trẻ hiện nay còn là sự đổ vỡ giá trị, sự mất niềm tin của các em về thế hệ đi trước, về chính ông bà, bố mẹ, thầy cô.
Hoài Nam
Theo Dân trí
GS.TS Howard Nicholas ĐH La Trobe (Australia): Tôi tự hào về các học viên Việt Nam! Các giảng viên của Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Tây Bắc sau khi trở về từ khóa học 3 tháng "Nâng cao năng lực của giảng viên nhằm hỗ trợ học tập cho sinh viên khó khăn" trong khuôn khổ chương trình Úc cùng Việt Nam hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực (Aus4skills) tổ chức đều bày tỏ cảm xúc yêu mến,...