Bi kịch chồng nát rượu biến vợ thành sát nhân
Ngày 22/5/2012, TAND tỉnh Hà Giang mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án vợ giết chồng tại xã Linh Hồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Phiên tòa chật cứng người xem, ai cũng xót xa, thương cảm cho gia đình của chính bị cáo.
Bị cáo Đỗ Thị Thơ
Chỉ vì mâu thuẫn gia đình, những uất ức bị dồn nén do những năm tháng bị người chồng “nát rượu” hành hạ mà bị cáo Đỗ Thị Thơ đang tâm giết chết chồng của mình để rồi phải trả giá cho những năm tháng tù tội. Tất cả những người có mặt tại phiên tòa cũng đều xót xa, thương cảm cho hai đứa con của nạn nhân và bị cáo…
Chỉ vì chồng nát rượu
Trưa 11/11/2011, Công an tỉnh Hà Giang nhận được tin báo của Công an huyện Vị Xuyên phát hiện một tử thi nổi trên mặt nước tại gầm cầu km21 thuộc tổ 4 (thị trấn Vị Xuyên). Khám nghiệm hiện trường và tử thi, cơ quan chức năng xác định nạn nhân là anh Phạm Văn Lai. Nguyên nhân cái chết được xác định do bị ngạt và có vết thương vỡ sọ não phía bên phải thái dương. Xác định đây là vụ việc có dấu hiệu hình sự, công an đã vào cuộc điều tra, xác minh vụ việc.
Chỉ một ngày sau khi phát hiện vụ án, tổng hợp nguồn tin trinh sát, công an xác định nạn nhân không có thù oán với ai nên khó có thể bị trả thù, cũng không có tài sản gì nên khó có khả năng xảy ra việc cướp. Nạn nhân Lai duy nhất một tật xấu lúc còn sống là hay say xỉn đánh vợ. Thông tin của người dân trong xóm cũng xác nhận gia đình này vợ chồng thường xuyên xảy ra xích mích. Đỗ Thị Thơ (vợ nạn nhân) thường bị chồng đánh và thỉnh thoảng cũng tỏ ra không phải tay vừa khi đánh lại chồng tím tái mặt mày.
Một nhân chứng còn cho biết, cách đây hơn một năm, khi bị chồng say rượu hành hạ, cô vợ đã vác đòn gánh đánh trả làm anh Lai phải đi viện và khâu đến tám mũi. Nhận thấy vợ của nạn nhân có những điều bất thường, các điều tra viên đưa ra giả thiết rất có do xích mích với vợ nên nạn nhân bị vợ sát hại. Chờ đến khi nạn nhân đã được gia đình mai táng xong xuôi, các điều tra viên đã tìm đến mời người vợ về cơ quan công an lấy lời khai. Chỉ sau ít giờ lấy lời khai, Thơ đã thú nhận toàn bộ tội ác của mình. Hai ngày sau Đỗ Thị Mận (SN1984 em ruột Thơ) cũng đến cơ quan công an để đầu thú vì đã giúp chị gái phi tang xác anh rể.
Tại cơ quan CSĐT công an tỉnh Hà Giang, Đỗ Thị Thơ khai nhận: Thơ và anh Phạm Văn Lai (SN 1974) cùng trú tại thôn Nà Diềm, xã Linh Hồ (Vị Xuyên) kết hôn từ năm 1994 và có 2 người con. Từ sau khi Thơ sinh con, Phạm Văn Lai lười lao động, hay đi uống rượu, về nhà chửi bới, đánh đập vợ, nên giữa 2 người thường xảy ra mâu thuẫn.
Ngày 10/11/2011, Đỗ Thị Thơ đi dự Ngày hội đại đoàn kết các dân tộc thôn Nà Diềm, về nhà thấy quần áo của mình bị ném ra vườn, Thơ nói với Lai: “Tao làm điều gì không phải mà mày lại vứt quần áo của tao ra vườn, sao mày khốn nạn thế?”. Nghe thấy vợ nói vậy, Lai tát vào đầu Thơ. Hai người giằng co nhau và Lai bị ngã xuống nền nhà. Thơ nhìn thấy sợi dây thừng trong gầm giường, liền với lấy, cuốn hai đầu dây vào cổ Lai siết mạnh. Lai chết, Thơ kéo xác chồng nằm ra nền nhà rồi thay quần áo đi hộ đám cưới. Đến 19h cùng ngày Thơ đi xe máy đến nhà em gái là Đỗ Thị Mận (SN 1984) ở cùng thôn nhờ giúp đỡ và được Mận đồng ý.
Sau khi thỏa thuận, Thơ đã ngủ lại nhà Mận đến 2 giờ sáng ngày 11/11 thì về nhà để mang xác chồng đi phi tang. “Vào đến nhà em thấy anh rể đã chết cứng, nằm dưới đất. Em lái xe, chị Thơ bế xác anh rể đặt lên yên xe máy rồi ngồi phía sau để giữ. Hai chị em đưa ra cầu ở km21 rồi thả từ trên cầu xuống nước”, Mận kể. Sau khi ném anh rể xuống sông, hai chị em Mận ra ngã ba đi Tuyên Quang ngồi với nhau khoảng 30 phút rồi ai về nhà đấy.
Sau một thời gian khẩn trương điều tra, Công an tỉnh Hà Giang đã hoàn tất hồ sơ chuyển VKSND tỉnh truy tố trước pháp luật. Ngày 22/5/2012, TAND tỉnh Hà Giang đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án vợ giết chồng tại xã Linh Hồ huyện Vị Xuyên (Hà Giang) xảy ra vào ngày ngày 10/11/2011 và tuyên án bị cáo Đỗ Thị Thơ (SN 1976 vợ nạn nhân Phạm Văn Lai) 8 năm tù giam về tội giết người tuyên phạt bị cáo Đỗ Thị Mận (SN 1984 em gái bị cáo Thơ) 6 tháng tù giam về tội che giấu tội phạm.
Đỗ Thị Thơ và Đỗ Thị Mận tại phiên tòa xét xử
Tuổi thơ em về đâu…
Video đang HOT
Ngồi ôm mặt khóc trước di ảnh bố, cô bé Phạm Thị H (SN 1995) bàng hoàng kể lại: “Nhận được tin bố ốm nặng, hai chị em cháu tức tốc bắt xe từ Hà Nội về. Không ngờ được khi về đến nhà thì gia đình lại rơi vào thảm cảnh khủng khiếp như thế này…”. Còn cậu em trai Phạm Văn Th (sinh năm 1997) thì đến giờ vẫn không tin mẹ lại có thể dại dột như thế: “Trước đây, bố say rượu, bố mẹ cháu vẫn thường hay cãi nhau. Không hiểu sao lần này mẹ lại có hành động như thế, có lẽ mẹ cháu cũng chịu uất ức quá nhiều…”. Lời nói nghẹn ngào, ngắt quãng của đứa trẻ 14 tuổi lẫn trong tiếng thở dài chua chát của những người có mặt tại phiên tòa.
Qua tìm hiểu, hai chị em H, Th hiện đang đi làm thuê cho một cơ sở bánh kẹo ở Hà Nội. Vì nhà nghèo, không có tiền học nên chị em H, Th đều phải bỏ học từ năm lớp 6, ở nhà chăn trâu, cắt cỏ phụ giúp gia đình. H. nức nở: ” Cháu còn nhớ khi cháu khoảng 6 – 7 tuổi, bố mẹ đã xảy ra mâu thuẫn, bố đánh đuổi mẹ ra khỏi nhà, sau đó lại van xin mẹ quay về. Vì thương con và vẫn còn tình ảm với bố nên mẹ đã trở về để chăm sóc chị em cháu. Suốt quãng thời gian tuổi thơ của cháu là sự ám ảnh về những lần say rượu của bố”.
Có lần bố đã vứt sách vở của cháu rồi chửi mắng và bắt cháu phải bỏ học từ đó. Sau này, cháu xuống Hà Nội làm, ít về nhà nhưng cháu biết bố mẹ vẫn thường mâu thuẫn những lúc bố say. Chuyện xảy ra hôm nay cháu không thể ngờ tới. Nhưng bố cháu đã mất rồi, không thể sống lại được, giờ chị em cháu không muốn mất thêm mẹ nữa. Cháu biết mẹ cũng đã phải chịu khổ rất nhiều”.
Ông Tiết, bố của nạn nhân năm nay đã gần 80 tuổi tâm sự: “Vợ chồng không tránh khỏi những lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, nhưng thật không ngờ sự việc lại đi quá giới hạn như thế. Nhẫn tâm quá. Chỉ thương hai đứa cháu nội vừa mới lớn lên đã phải gánh chịu bao điều bất hạnh”.
Theo lời của một số người hàng xóm, H kể suốt mấy đêm nay cô không ngủ được. Cuộc đời hai chị em giờ đây như cánh chim lạc lối chưa biết bấu víu vào đâu khi ông bà nội cũng đã quá già…. “Chúng cháu đã khổ từ bé rồi, nay bố chết đã khổ và mẹ đang ở tù thì cũng khổ sở không kém, chúng cháu biết về đâu…”. Câu nói của H bất chợt khiến những người chứng kiến không khỏi tê tái, buốt lòng. Suốt trong thời gian về chịu tang bố, H đã viết thư gửi cơ quan chức năng với mong muốn pháp luật rộng lượng khoan hồng cho mẹ sớm được trở về bên những đứa con. Những dòng chữ run run, thấm đẫm nước mắt như chính cuộc đời các em vậy…
Vụ án đau lòng khép lại, nhưng vẫn còn đó dai dẳng những nỗi đau đối với người ở lại. Cuộc đời hai chị em H, Th giờ đây hơn bao giờ hết cần có một bờ vai nương tựa, cần có sự giúp đỡ của cộng đồng. Một lời cảnh tỉnh đến các bậc cha mẹ trước khi có những hành động dại dột thì nên nghĩ đến hậu quả những đứa con phải gánh chịu để mọi người nên có những hành động đúng mực hơn, để những thảm cảnh như bi kịch trong gia đình này sẽ không bao giờ xảy ra trên cuộc đời này nữa.
Theo NDT
Thư đẫm nước mắt của 2 trẻ vụ vợ giết chồng ném trôi sông
Căn nhà đã vắng lạnh nay còn vắng lạnh hơn sau vụ án người vợ siết cổ chồng đến chết, nay chỉ còn hai đứa con ôm mặt khóc nỗi đau mất bố và người mẹ phạm tội.
Con đường dẫn từ trung tâm huyện lỵ Vị Xuyên ( Hà Giang) về thôn Nà Diêm, xã Linh Hồ suốt 10km không có lấy nổi 1m đường bê tông cgir lồi lõm ổ gà và đất đá. Trong căn nhà mới xây chưa kịp quét vôi của vợ chồng Phạm Văn Lai ( SN 1974) và Đỗ Thị Thơ (SN 1976) chỉ lỏng thỏng vài thứ đồ cũ nát, chiếc bàn uống nước ọp ẹp duy nhất trong nhà đã được "trưng dụng" làm bàn thờ người chồng, không có bát hương nên chiếc bát ăn cơm được dùng làm đồ thắp nhang.
Đỗ Thị Thơ tại cơ quan công an
Căn nhà đã vắng lạnh nay còn vắng lạnh hơn sau vụ án người vợ siết cổ chồng đến chết, nay chỉ còn hai đứa con ôm mặt khóc nỗi đau mất bố, khóc người mẹ phạm tội.Cơn uất ức làm mờ lý trí
Trưa ngày 11/11, công an tỉnh Hà Giang nhận được tin báo của công an huyện Vị Xuyên phát hiện một tử thi nổi trên mặt nước tại gầm cầu km21 thuộc tổ 4 (thị trấn Vị Xuyên). Khám nghiệm hiện trường và tử thi, cơ quan chức năng xác định nạn nhân là anh Phạm Văn Lai. Nguyên nhân cái chết được xác định do bị ngạt và có vết thương vỡ sọ não phía bên phải thái dương. Xác định đây là vụ án có dấu hiệu hình sự, công an đã vào cuộc điều tra, xác minh vụ việc.
Chỉ một ngày sau khi phát hiện vụ án, tổng hợp nguồn tin trinh sát, công an nhận thấy nạn nhân không có thù oán với ai nên khó có thể bị trả thù, cũng không có tài sản gì nên khó có khả năng xảy ra việc cướp, chỉ có duy nhất một tật xấu lúc còn sống là hay say xỉn đánh vợ. Thông tin của người dân trong xóm cũng xác nhận gia đình này vợ chồng thường xuyên xảy ra xích mích, Thơ thường bị chồng đánh và thỉnh thoảng cũng không tỏ ra tay vừa khi đánh lại chồng tím tái mặt mày.
Một nhân chứng còn cho biết, cách đây hơn một năm, khi bị chồng say rượu hành hạ, cô vợ đã vác đòn gánh " chiến đấu" làm anh Lai phải đi viện và khâu đến tám mũi.
Nhận thấy vợ của nạn nhân có những điều bất thường, các điều tra viên đưa ra giả thiết: Đáng nghi nhất là nguyên nhân do xích mích với vợ nên nạn nhân bị vợ sát hại. Chờ đến khi nạn nhân đã được gia đình mai táng xong xuôi, các điều tra viên đã tìm đến mời người vợ về cơ quan công an lấy lời khai.
Người vợ nạn nhân thoáng thấy sắc phục công an thì đã lặng người sợ hãi, mặt trắng bệch như vành khăn tang chồng đang đeo trên đầu. Chỉ sau ít giờ lấy lời khai, Thơ đã thú nhận toàn bộ tội ác của mình.
Đối tượng khia nhận đã lấy nhau gần 20 năm nay nhưng vợ chồng mình thường xuyên có những bất hòa từ khi anh chồng đổ đốn vì rượu chè. Sáng ngày 10/11/2011, Thơ đi dự một đám hội trong thôn, đến khoảng 12h cùng ngày về nhà và thấy anh chồng lúc đó đã say khướt, vứt hết đồ đạc của mình ra ngoài. Bực tức, người vợ nhặt quần áo đem vào trong nhà và bâng quơ chửi đổng.
Người chồng khi ấy đang trong tình trang say rượu, ngồi ăn cam dưới bếp nghe thấy những lời " láo xược" của vợ thì đuổi theo, phát vào đầu vợ một nhát đau điếng. Người vợ uất ức vừa đẩy, vừa chửi bới anh chồng nên bị chông bóp cổ. Hai bên giằng co nhau cùng ngã xuống, mệt rồi thì cả hai thở hổn hển đứng dậy " tạm ngưng chiến".
Hung thủ khai nhận bao nhiêu năm bị chồng say xỉn hành hạ, Thơ đã uất ức không thể chịu đựng hơn nên đã nảy ra kế hoạch giết người khi nhìn thấy sợi dây thừng ở gầm giường. Nhặt sợi dây lên, người vợ độc ác đi vòng ra phía sau anh chồng khi đó đang ngồi thở rồi siết cổ chồng. Siết dây được khoảng 5 phút, thấy chồng đã gục xuống đất thì ả mang sợi dây xuống bếp đốt phi tang.
Giết chồng rồi đi ăn cỗ cưới
Đáng phẫn nộ trong vụ án này là thái độ vô cảm của hung thủ sau khi gây án. Phi tang vật chứng phạm tội xong, Thơ lên nhà kéo xác chồng vào buồng, khóa cửa nhà và đi sang hộ đám cưới nhà một người trong xóm. Giúp đám cưới đến khoảng 20h cùng ngày, ả khai nhận đi về vào buồng ngủ cạnh xác chồng, đến khoảng 2h sáng ngày 11/11 mới dậy và kéo lê xác chồng lên xe máy đi phi tang.
Người vợ độc ác này đi quãng đường hơn 10km từ nhà đến giữa cầu km 21 Vị Xuyên thì dừng xe, cởi dây buộc xác chồng ra hất xuống sông. Lúc đó trời tối đen nên ả không nhìn thấy gì mà chỉ nghe thấy tiếng thi thể chồng chạm đánh "ùm" xuống mặt nước. Nghĩa là hành vi phạm tội của mình đã được che giấu nên ả vứt dây cao su và dây thừng xuống sông rồi...quay về nhà tiếp tục giấc ngủ.
7 giờ sáng ngày 11/11, hơn một ngày sau khi sát hại chồng, Thơ đi ra địa điểm phi tang để kiểm tra thì đen đủi thay, thấy xác nạn nhân vẫn ở đó và nổi cánh tay lên. Thì ra trong đêm tối không nhìn thấy dòng nước, người vợ nhẫn tâm này đã vứt thi thể chồng xuống ngay chỗ nước cạn nên nạn nhân mắc lại đó. Rất bình tĩnh, ả vẫn bình thản lên rủ chị chồng cùng đi ăn cưới.
Khi được chị hỏi " Chồng mày đi đâu?" thì hung thủ vẫn tỉnh bơ: "Anh ấy đi uống rượu từ hôm qua, đến sáng nay đưa xe máy về cho em rồi lại đi tiếp". Vài tiếng đồng hồ sau đó thì một người trong làng tìm đến thông báo "ngoài đầu cầu 21 có xác người chết giống chồng em lắm". Thơ theo người báo tin lao ra bờ sông, vờ mang bộ mặt đau đớn: "Đúng đây là chồng tôi" và ôm xác chồng khóc lóc thảm thiết.
Từ những lời khai của hung thủ, công an nhận thấy có một số điểm bất hợp lý như quãng đường xa và xấu như thế, hung thủ không thể một mình đưa nạn nhân đi phi tang. Tìm hiểu thấy nổi cộm lên đối tượng em gái của hung thủ, công an đã triệu tập đấu tranh.
Biết không thể che giấu, 21h đêm ngày 14/11, đối tượng Đỗ Thị Mận (SN 1984, em ruột của hung thủ) đã ra đầu thú khai nhận mình đã cùng chị phi tang xác nạn nhân. Mận cho biết sau khi chị gái kể đã " lỡ tay" làm chết chồng và nhờ cùng đi phi tang thì " lúc đầu tôi cũng khuyên chị đi tự thú và không đồng ý giúp, nhưng thấy chị sợ quá nên đã gật đầu".
Được em gái đồng ý, Thơ đã ngủ lại nhà em rồi đến 2h sáng ngày 11/11 thì cùng em gái về nhà. "Vào đến nhà tôi thấy anh rể đã chết nằm dưới đất. Tôi lái xe, chị Thơ bế xác anh rể đặt lên yên xe máy rồi ngồi phía sau giữ. Haihị em cùng đưa ra cầu thả xuống nước", Mận khai nhận.
Tính chất vô cảm của người vợ càng được bộc lộ rõ khi cô em tố cáo: " Sáng hôm sau khi chị ấy ra thấy người chết còn vướng dưới sông, chị ấy còn rủ tôi lấy sào đẩy đi nhưng khi đó tôi sợ quá, kiên quyết từ chối: " Mặc chị làm gì thì làm"". Mận còn khai nhận chiều ngày mọi người phát hiện xác nạn nhân, ả cũng chạy ra xem một lúc rồi gọi điện thông báo cho các con nạn nhân đang đi làm thuê ở Hà Nội rằng " Bố bị ốm, hai cháu về gấp" rồi cùng chị tổ chức tang lễ cho anh rể.
Cha mẹ "nội chiến", con cái chịu bi kịch
Tìm đến gia đình có bi kịch, chúng tôi được chính quyền địa phương cho biết đây là hộ nghèo của xã. Theo nhận xét của hàng xóm, nạn nhân là người ngoài những cơn say thì hiền lành hòa đồng với mọi người, còn người vợ là người sống khá khép kín và ít quan hệ giao lưu với hàn xóm láng giềng.
Vợ chồng này có hai đứa con đều vì nghèo nên đã bỏ học sớm và thời điểm xảy ra án mạng 2 chị em đang đi làm thuê tại Hà Nội.
Một người hàng xóm cho biết: "Vợ chồng nó cứ như chó với mèo. Gần đây vừa bán được mảnh đất giá 120 triệu thì thằng chồng đòi mua thêm xe máy nhưng con vợ không cho và suốt ngày lèm bèm điếc tai hàng xóm về chuyện này. Những lúc không say xỉn, anh chồng lại loay hoay xây trát, căn nhà mới xây cũng do vợ chồng nó tự làm mà không mất một đồng tiền công nào. Ai ngờ tự nhiên chúng nó lại nổi cơn điên đến thế".
Ngồi ôm mặt khóc trước di ảnh bố, cô bé Phạm Thị Huế vẫn chưa hết bàng hoàng: " Nhận được tin bố ốm nặng, hai chị em cháu tức tốc bắt xe từ Hà Nội về. Không ngờ được khi về đến nhà thì gia đình lại rơi vào thảm cảnh khủng khiếp như thế này...". Còn cậu em trai thì đến giờ vẫn không tin mẹ lại có thể dại dột như thế: "Trước đây, bố say rượu, bố mẹ cháu vẫn thường hay cãi nhau. Không hiểu sao lần này mẹ lại có hành động như thế, có lẽ mẹ cháu cũng chịu uất ức quá nhiều...". Lời nói nghẹn ngào, ngắt quãng của đứa trẻ 14 tuổi lẫn trong tiếng thở dài của những người đang có mặt.
Được biết hai chị em Huế hiện đang đi làm thuê cho một cơ sở bánh kẹo ở Hà Nội. Vì nhà nghèo, không có tiền học nên chị em Huế đều phải bỏ học từ năm lớp 6, ở nhà chăn trâu, cắt cỏ phụ giúp gia đình. Huế xuống Hà Nội làm được mấy năm nay, còn em trai chỉ mới theo chị chưa đầy một tháng. Trước đây, Huế từng có một mong muốn là sẽ gom góp tiền lương rồi về quê mở quán buôn bán để được sống gần bố mẹ, nhưng ước mơ chưa kịp thực hiện thì gia đình đã rơi vào cảnh " tan đàn xẻ nghé".
Ông Phạm Văn Tiết, bố của nan nhân năm nay đã gần 80 tuổi thở dài khó nhọc: "Vợ chồng không tránh khỏi những lúc "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" nhưng thật không ngờ sự việc lại đi quá giới hạn như thế. Nhẫn tâm quá...". Tiếng nấc nghẹn của người cha đầu bạc tiễn đứa con đầu xanh dường như khiến ông không thể nói thêm gì nữa.
Mọi người trong nhà ngừng lời khi nghe tiếng nấc của đứa con gái nạn nhân lại vỡ òa. Cô bé nức nở: " Cháu còn nhớ khi cháu khoảng 6-7 tuổi, bố mẹ đã xảy ra mâu thuẫn, bố đánh đuổi mẹ ra khỏi nhà, sau đó lại van xin mẹ quay về. Vì thương con và vẫn còn tình ảm với bố nên mẹ đã trở về để chăm sóc chị em cháu. Suốt quãng thời gian tuổi thơ của cháu là sự ám ảnh về những lần say rượu của bố.
Có lần bố đã vứt sách vở của cháu rồi chửi mắng và bắt cháu phải bỏ học từ đó. Sau này, cháu xuống Hà Nội làm, ít về nhà nhưng cháu biết bố mẹ vẫn thường mâu thuẫn những lúc bố say. Chuyện xảy ra hôm nay cháu không thể ngờ tới nhưng bố cháu đã mất rồi, không thể sống lại được, giờ chị em cháu không muốn mất thêm mẹ nữa. Cháu biết mẹ cũng đã phải chịu khổ rất nhiều".
Cô bé Huế kể suốt mấy đêm nay cô không ngủ một phút nào. Hỏi " cháu cố ngủ đi để còn giữ sức chứ thức trắng cũng đâu có giải quyết được chuyện gì?", cô bé lại òa lên khóc: "Chung cháu đã khổ từ bé rồi, nay bố chết đã khổ và mẹ đang ở tù thì cũng khổ sở không kém.
Cháu thức để viết thư gửi các chú công an, trình bày cho các chú biết nỗi khổ mà mẹ con cháu đã phải chịu hàng chục năm nay vì thói quen uống rượu say của bố. May ra các chú ấy thương tình mà không xử tử hình mẹ cháu". Dù được mọi người an ủi giải thích là mọi chuyện sẽ được pháp luật phán xử phân minh, chưa thể nói trước điều gì nên không phải lo xa chuyện mẹ bị tử hình nhưng phỉa nức nở hồi lâu rồi cô bé mới tạm ngưng.
Được sự đồng ý của người ông các cháu bé và bản thân cô bé viết lá thư, chúng tôi xin đăng tải nội dung bức thư của cháu bé, như một lời cảnh tỉnh đến các bậc cha mẹ trước khi có những hành đậng dại dột thì nên nghĩ đến hậu quả những đứa con phải gánh chịu để mọi người nên có những hành động đứng mực hơn, để những thảm cảnh như bi kịch trong gia đình này không được phép xuât hiện một lần nữa trên cuộc đời:
" Cầu xin mọi người hãy cứu lấy mẹ con"
" Con tên là Phạm Thị Huế, sinh ngày 24/8/1995. Em trai con tên là Phạm Văn Thương, sinh ngày 20/9/1997. Cuộc sống của chúng con từ khi sinh ra và lớn lên đã chứng kiến cảnh bố và mẹ cãi nhau suốt cả ngày. Bố mẹ không để ý gì đến việc chúng con còn nhỏ và sẽ nghĩ gì về việc làm đó.
Khi con mới 6 tuổi, em trai con 4 tuổi, chúng con đã chứng kiến cảnh bố chửi bới quát tháo rồi đánh mẹ. Đó là một buổi sáng, khi mẹ đang định đi làm đồng thì bố trong tình trạng say xỉn đã ngăn cấm mẹ làm việc. Khi mẹ vẫn cố đi làm, bố con đã hất đổ hết mọi thứ trong nhà. Lúc đó em con còn nhỏ, chỉ biết khóc nên con đã dỗ dành và đưa em ra sau nhà để trốn.
Khi con quay lại thì nhìn thấy bố cầm cái ống điếu lao thẳng vào người mẹ làm nước điếu đổ hết vào mặt mẹ. Mẹ con khóc, bố bảo: "Toa chém chêt mày" rồi cầm dao vung lên. Dì ruột con và hàng xóm chạy đến ngăn lại. Lúc đó bố con còn định hành hung cả dì ruột của con nữa. Mọi người ngăn cản được nên không có chuyện gì xảy ra.
Khi con đã lớn hơn, con vẫn nhớ cái cảnh bố và mẹ cãi vã, xung đột. Thật là khủng khiếp! Sau đó bố con lại tỉnh táo và hai vợ chồng lại cùng nhau đi làm xây dựng, sáng đi tối về. Khi bố con tỉnh rượu là người ít nói, rất chịu khó l;àm ăn cùng với mẹ con. Nhưng bố quá thích thú với rượu, ông uống rượu chứ không uống bia. Một tháng mẹ con đi làm được 28 công thì bố con chỉ làm được khoảng 10 công thôi.
Tất cả cũng vì bố con say xỉn nên mới thế. Những khi bố tỉnh táo thì con rất thương bố, ngay cả lúc say con cũng vẫn thương bố. Mỗi lần bố say, ba mẹ con phải lần lượt ngủ nhờ nhà hàng xóm mỗi tối vì sợ bố đánh đập. Còn khi bố tỉnh thì cả nhà sẽ có một giấc ngủ ngon và ấm áp.
Nhưng một tháng bố chỉ có thể tỉnh táo được một tuần, có tháng tỉnh được 15 ngày. Có tháng bố không đi làm được ngày nào mà nằm ở nhà. Khi đó hai chị em con phải đun nước, đấm lưng cho bố. Những ngày ấy, mẹ phải làm hết việc nhà, lo toan mọi việc và phải đi làm cả phần công việc của bố. Nhiều khi say rượu, cả đêm bố còn bắt mẹ phải nằm ngoài trời mưa không chăn chiếu gì cả. Con không dám mở cửa cho mẹ vì sợ bố mắng.
Thế nên mẹ phải ngủ ngoài trời suốt đêm. Khi ấy mẹ không dám gọi cửa nhà các bác hàng xóm vì trời cũng tối muộn rồi. Con rất thương mẹ và thương cả bố nữa vì khi không uống rượu bố là người rất chịu khó nhưng chẳng mấy khi bố tỉnh táo cả.
Đến khi con lớn, vì không đi học nên con đã đi Hà Nội làm để kiếm tiền giúp bố mẹ. Ở dưới Thủ đô, con vẫn luôn nhớ và nghĩ về cuộc sống của bố mẹ. Những lúc buồn hay vui vẻ, con đều gọi điện về và tâm sự cùng mẹ. Con thấy mẹ rất buồn và vẫn thương bố con, không muốn xa bố, muốn ở nhà chăm sóc cho bố.
Con đi làm được ăn no, mặc ấm, giường chiếu đủ cả khi đó con lại nhớ nhà mình cái chăn rách cũng không có, cái quạt cũng không có, lúc mưa to nước chảy vào đầy nhà. Con đã khuyên mẹ bỏ nhà xuống Hà Nội làm, nhưng mẹ vẫn không chịu đi vì lo không ai chăm sóc cho bố. Con thương mẹ ở nhà lại phải hứng chịu những trận say rượu của bố nên đã nói mẹ nhiều lần.
Vì quá nản, vì thương con nên cuối cùng mẹ đã xuống Hà Nội với con gần một tháng. Nhưng đến khi nghe tin bố bị ngã xe vì say rượu, mẹ lại khóc rất nhiều rồi đòi về chăm sóc bố. Lúc đó mẹ không có tiền trả tiền thuê nhà nên chủ nhà đã không cho mẹ về. Thương bố, mẹ cùng với em trai con đã phải trốn về.
Sau khi về nhà, em trai đi làm một thời gian, gom góp được ít tiền và vay mượn thêm nên đã xây được một căn nhà mới, nhưng vẫn nợ rất nhiều tiền. Sau đó em trai con lại tiếp tục đi làm mộc ở Thanh Hóa để lấy tiền trả nợ, nhưng không may em bị tai nạn nghề nghiệp.
Con phải đưa em về Hà Nội chăm sóc, chũa bệnh. Thấy hoàn cảnh của bọn con như vậy nên cô chủ của con vì thương quá nên nhận em làm con nuôi. Đến ngày 16/10 âm lịch, hai chị em con nhận được tin: "Bố ốm nặng, về nhà ngay". Khi chúng con về thì bố đã mất.
Con vô cùng đau buồn vì biết bố chết là lỗi của mẹ. Mẹ thương bố là thế, sao mẹ lại hành động như vậy với bố? Bố tỉnh táo đã đành, đằng này bố... Con biết mẹ làm vậy là quá độc ác và nhẫn tâm. Hành động của mẹ không thể tha thứ được. Nhưng con đã mất đi người bố, giờ con không muốn mất thêm người mẹ"
Con xin mọi người hãy cứu lấy mẹ con!
Người viết thư:
Phạm Thị Huế
Theo Giáo Dục VN
Choáng với ăn mày: "Cho 2.000 không đủ mua mớ rau" Khi ăn xin trở thành nghề có thu nhập khá thì những kẻ ăn mày lại được dịp "làm cao"... Việc "ăn mày đòi xôi gấc" tưởng lạ mà lại trở nên rất đỗi bình thường. "Cho 2 nghìn thì không đủ mua mớ rau!" Trong khi ngồi đợi xe ở trạm trung chuyển xe bus Long Biên, tôi được dịp chứng kiến...