Bị ho do thay đổi thời tiết cần kiêng những gì?
Thời tiết thay đổi thất thường làm cho cả người lớn và trẻ nhỏ bị ho. Ho kèm rát ngứa họng, mất tiếng rất khó chịu ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Vậy ho không nên ăn gì?
Bị ho cần kiêng những gì?
Những cơn ho đờm, ngứa họng, viêm họng kéo dài rất khó chịu, nếu không muốn cơn ho gia tăng, cần đẩy lùi bằng thuốc và tránh ăn một số thực phẩm:
Khi bị ho nên kiêng các thực phẩm tanh như cá, tôm cua…
Khi bị ho thì những thực phẩm đầu tiên cần kiêng là chất tanh (cá, tôm, cua…) vì gây khó thở. Mùi tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ra ho.
Các loại rau củ có nhiều chất nhầy như rau đay, mồng tơi, khoai sọ, củ từ… vì chúng kéo đờm, kích thích cổ họng sinh ho.
Những đồ bảo quản trong tủ lạnh, đồ đông lạnh chưa được làm nóng cũng không nên ăn, bởi người đang ho ăn vào sẽ làm đường hô hấp, phổi bị lạnh sẽ khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Các cơ quan liên quan như tì vị ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh cũng bị suy giảm chức năng. Do đó với những đồ ăn trữ lạnh, nên hâm nóng rồi mới ăn.
Các món ăn có vị cay rất ngon miệng, lợi cho tiêu hóa nhưng khi bị ho thì lại không nên ăn, nhất là với người bị viêm họng cấp. Nguyên nhân là khi bị viêm họng, thành họng bị viêm rát đỏ, các món ớt, gừng, tiêu, sả, mù tạt… sẽ có thể làm họng sưng rát nóng đỏ phần viêm nặng hơn. Vị cay kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho gia tăng. Với trẻ em ăn cay mà bị ho rất dễ bị sặc, gây nguy hiểm.
Các món nướng, rán (chiên), xào cũng không nên ăn nhiều (nhất là người bị viêm họng, người già bị viêm amydan hoặc khi nuốt nước bọt đau…). Nguyên do là dù món này được nhai vẫn cứng, khi nuốt sẽ cọ xát với thành họng gây đau, xước, tổn thương bề mặt… khiến họng lâu hồi phục. Đồ chiên, xào còn làm dịch đờm tăng, ho lâu khỏi.
Video đang HOT
Trẻ em thích ăn thịt xông khói và những món ăn vặt có hàm lượng muối cao như bimbim, khoai tây… thì bố mẹ cũng không nên chiều con mà cho ăn nhiều vì chúng đều có thể làm ho gia tăng.
Các món như, lòng đỏ trứng, súp khoai, xốt có bột năng, bột đao, không thích hợp với người bị ho, viêm họng bởi thành họng có nhiều chỗ lồi lõm, thức ăn đặc khó nuốt, kích thích gây ho và tình trạng ho rất tồi tệ với người bị viêm amidal. Thịt gà cũng là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bị ho.
Đồ uống cần kiêng khi bị ho
Các loại rượu lạnh, bia lạnh được một số người cổ súy, cho là có độ cồn sát khuẩn sẽ sạch họng. Nhưng rượu không đủ nồng độ để sát khuẩn, còn làm hại họng vì với một số chứng viêm họng do virus sẽ làm tăng độ rát ở họng. Cơ thể thay đổi nhiệt đột ngột sẽ làm cơ hô hấp trên khi ngủ tiết dịch nhiều khiến phải há miệng thở, không khí không được lọc, làm ấm, làm ẩm sẽ gia tăng mức độ ho, viêm họng trầm trọng hơn.
Ho do dị ứng thời tiết, bị lạnh cũng không nên cho uống đồ uống có ga vì có thể gây ra một cơn ho kéo dài. Càng không nên uống nước đá giải nhiệt vì dễ gây khản hoặc mất giọng.
Bị ho nên ăn món gì?
Khi bị ho cần ăn những thực phẩm tốt sau đây:
Cần ăn các món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như súp loãng, cháo, sữa…
Ăn các món giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, lợn, rau có màu xanh, đỏ.
Thực phẩm có vitamin C (cam, chanh, bưởi, ổi, táo, xoài, dứa…) tăng khả năng thải độc, loại bỏ các chất gây phản ứng ho, tăng sức đề kháng giúp cơ thể đẩy lùi bệnh. Vitamin C tự nhiên tốt hơn vitamin C dược phẩm, thực phẩm chức năng.
Kẽm (có trong sò, ngao, củ cải trắng) tăng cao sức khỏe đề kháng.
Mật ong rất tốt cho người bị ho, viêm họng. Mỗi sáng ăn một thìa nhỏ mật ong nguyên chất hoặc uống một cốc mật ong – chanh đào rất tốt để kháng khuẩn, phòng ho, đẩy lùi cơn rát cổ họng.
Bạc hà dạng kẹo giúp thông các niêm mạc tiết đầy dịch khi ho, ho có đờm, viêm họng kèm ngứa, sổ mũi (không hợp với người viêm họng giai đoạn đỏ rát đau).
Dấm táo rất tốt cho người ho, viêm họng vì diệt khuẩn, kích thích tăng sinh miễn dịch, ngừa bội nhiễm.
Uống nước lạnh giải khát: Thói quen xấu mùa hè
Các bác sĩ cho biết thói quen uống nước lạnh để giải nhiệt mùa hè tưởng chừng làm mát cơ thể nhưng thực chất đây là thói quen xấu ảnh hưởng tới họng và răng.
Phù nề họng vì nước lạnh
Trường hợp của chị Nguyễn Vân Anh - Thanh Xuân, Hà Nội tìm tới bác sĩ vì tình trạng họng viêm đau, phù nề. Do 'nghiện' uống nước lạnh, hàng ngày, chị đều uống nước để tủ lạnh, thậm chí còn cho thêm đá.
Cảm giác uống nước càng lạnh càng khiến cơ thể sảng khoái hơn. Tuy nhiên, gần đây chị Vân Anh bị viêm họng và mua thuốc uống không đỡ. Chị đã giảm tần suất uống nước lạnh, khi nào thèm mới uống chút xíu. Nhưng các bác sĩ lại cho rằng thói quen này chính là nguyên nhân làm cho tình trạng viêm họng không thể dứt được.
Chị Vũ Hải Nga - Hà Đông, Hà Nội cho biết hai tuần nay nóng nắng chị bị đau họng, nuốt nước bọt, ăn uống đều đau. Thủ phạm được bác sĩ chỉ ra đó là thói quen uống nước đá và đi ngủ dùng điều hòa quá lạnh làm cho họng khô và tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút tấn công.
Bé Nguyễn Khải Phong - 11 tuổi, Hà Đông, Hà Nội được mẹ đưa đi khám vì viêm họng. Khi đến khám, bác sĩ cho biết cháu bị viêm họng hạt cộng với thói quen uống nước lạnh làm cho tình trạng viêm họng nặng lên.
Trong khi đó, bé Phong cho rằng mỗi lần uống nước lạnh bé lại cảm thấy đỡ tình trạng đau họng hơn.
Uống nước lạnh giải khát: Thói quen xấu mùa hè
Nước đá làm viêm họng hay chữa viêm họng?
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc BV Tai Mũi Họng Trung ương cho biết thói quen ngày hè nhiều người mắc phải là thích uống các loại nước lạnh, nước cho đá vì nghĩ làm mát cơ thể. Tuy nhiên, thói quen này ảnh hưởng tới cơ thể rất nhiều đặc biệt là vùng họng miệng.
Trước đây có quan niệm uống nước lạnh làm giảm tình trạng viêm họng nhưng thực chất, bác sĩ Dinh cho biết đây là quan niệm sai lầm. Khi người bệnh thường xuyên uống nước đá sẽ làm thay đổi môi trường và tác động mạnh đến niêm mạc, gây tổn thương niêm mạc dù trước đó người bệnh cảm thấy rất dễ chịu, giảm đau.
Bác sĩ Dinh cho biết vào mùa hè tình trạng viêm họng do ăn kem, uống nước lạnh liên tục tăng lên do ảnh hưởng của nước lạnh tới niêm mạc họng làm co mạch ở niêm mạc, gây khô họng nên dễ nhiễm vi khuẩn hơn.
Đó còn chưa kể tới quá trình sản xuất đá cũng không đảm bảo vệ sinh tốt nhất, không nhiễm khuẩn, an toàn 100%. Vì thế, trong trường hợp nước đá không sạch sẽ vô tình tạo cơ hội cho virus xâm nhập, bám sâu vào khoang miệng khiến bệnh viêm họng ngày càng nặng hơn.
Quan điểm giải khát bằng nước đá là không đúng vì bác sĩ Dinh cho rằng chỉ mát "cửa miệng". Về sinh lý, các cơ quan trong cơ thể người luôn giữ ổn định ở nhiệt độ 37 độ C. Tất cả các loại thực phẩm hay ngay cả không khí bên ngoài dù nóng, lạnh bao nhiêu nhưng khi vào các cơ quan chức năng trong cơ thể sẽ điều tiết về mức nhiệt ổn định. Nên khi bạn uống nước lạnh vào thì cơ thể sẽ phải huy động năng lượng để làm nóng nó về 37 độ C. Quá trình này con người sẽ bị mất đi một ít năng lượng.
Khi bị viêm họng, bác sĩ Dinh cho biết người bệnh nên chú ý hơn. Cần ăn các loại thực phẩm không quá nóng, không quá lạnh. Bệnh viêm họng hoàn toàn có thể chữa khỏi nhanh chóng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu được can thiệp, điều trị và xử lý tốt. Ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh hãy chủ động đến cơ sở y tế để khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Đặc biệt, người bệnh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bị viêm họng cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết nhằm tăng sức đề kháng như sau: Bổ sung các thực phẩm có hàm lượng sắt, đạm, canxi, protein, vitamin, chất xơ, giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nên hạn chế các loại thức ăn quá lạnh, quá cay... để làm giảm tổn thương lên niêm mạc miệng.
Uống nước đúng cách trong những ngày nắng nóng Nắng nóng làm cơ thể nhanh bị mất nước dẫn đến giảm thể tích máu, tăng lượng urê trong máu, làm mất các chất điện giải và rối loạn chuyển hóa trong tế bào. Việc kịp thời bổ sung nước cho cơ thể là cần thiết nhưng phải lưu ý uống nước đúng cách để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.