Bi hài sinh viên kể chuyện ‘đi thầy’
Hè về cũng là thời gian sinh viên thi cuối kỳ, bảo vệ tốt nghiệp. Xung quanh chuyện “đi thầy” qua lăng kính giới sinh viên cũng lắm bi hài.
Méo mặt
Gương mặt méo xẹo Minh – SV năm 3 một trường đại học thuộc khối kỹ thuật ở Hà Nội tâm sự: “Cuối năm bao khoản tiền phải đóng góp nhưng tiền đi thầy cô nhiều nhất”.
Minh kể: “Vừa rồi lớp em thi học kỳ môn đầu. Vì “có ý thức” nên nhóm 4 người bọn em mỗi người đi thầy 100.000 đồng /bạn. Hiệu quả đến tức thì. Hôm thi thực hành một cậu không đi thầy, luống cuống đánh rơi cờ-lê xuống sàn. Thầy chỉ chờ vậy liền tới với gương mặt cau có, quát nạt “anh làm như vậy mai sau ra trường thì sẽ thế nào?” và bạn bị xơi điểm 0. Nhóm em mấy đứa thực hành thậm chí còn tệ hơn mà vẫn qua”.
Ở một môn khác nhóm của Minh lại rơi vào tình cảnh tương tự khi “chậm chân” hơn các bạn đi thầy từ trước. “Những bài vẽ kỹ thuật thầy chuẩn bị sẵn, đưa cho các bạn và nói “cứ yên tâm mà vào phòng thi”. Biết tin, mấy hôm nay em đang chạy vạy khắp các bạn lấy tiền đi gặp thầy để không phải thi lại.
Phương một nam sinh viên năm cuối của một trường ĐH thuộc khu vực quận Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ câu chuyện ở trường mình: “Nhóm bạn em làm đồ án tốt nghiệp. Ngoài chuyện “không nhắc tự phải biết” là đi thầy thì còn nhiều việc khác mà thầy khiến sinh viên khóc không nổi.
Hôm ấy cả nhóm đang ở trường thì thầy gọi, nói đang bận, có cậu con trai chuẩn bị tan trường em tới đón giúp. Nhận “lệnh” nhóm lập tức phân công người tức tốc tới đón “quý tử” giúp thầy.
Video đang HOT
Chưa hết. Thầy gọi tiếp: “Mai có bà của cháu ở quê xuống chơi, mời các em tới dự bữa cơm coi như thầy cảm ơn”. Vậy là hôm sau mọi người lại “biết ý” gom góp tiền “thôi thầy để chúng em mời. Tất nhiên là tất cả sẽ ra nhà hàng chứ không thể ở nhà ăn….”
Phải chi đậm
Tôi có cô bạn ở một tỉnh miền núi xuống Hà Nội vừa tốt nghiệp kế toán tại một trường CĐ kĩ thuật thuộc huyện Từ Liêm. Ở quê bố cô là giám đốc một công ty lớn về khai thác khoáng sản. Hiển nhiên tốt nghiệp cô sẽ về nhà làm cho công ty của bố.
4 học kỳ đầu mải làm thêm “vì không muốn dựa vào gia đình” nên việc học của cô bê trễ. Rồi cô ý thức được rằng dù về làm ở công ty gia đình nhưng bằng cấp không thể thế nào cũng được…Xác định phải đạt điểm loại giỏi kỳ cuối mới mong có bằng khá nên cô tính “đi lẻ và phải đi đậm” nếu không “tiền mất tật mang”.
Phương cho biết: “Có cậu bạn vì điểm kém muốn qua môn, sợ phải học lại một năm nên đã phải chi đậm đến hơn 20 triệu để thầy tiếp sức”.
Cười ra nước mắt
Câu chuyện có thật được sinh viên ở một trường ĐH thiên về kỹ thuật ở quận Cầu Giấy truyền tai nhau mấy năm nay.
Gần cuối học kỳ, chuẩn bị thi các chàng bèn thuê hẳn xe ta-xi về tận nhà thầy ở TP. Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) “thăm hỏi”. Mới bước ra khỏi xe, đứng trước cổng nhà thầy thì thầy nhìn thấy. Nhóm vào trong và thưa chuyện. Thầy nhẹ nhàng tiếp và nhận tiền.
Hôm sau thầy mang phong bì lên trường phản ánh lại câu chuyện. May mắn khi các chàng sinh viên chỉ bị kỷ luật nhưng chưa đến mức phải đuổi học. Một bài học nhớ đời cho không chỉ các sinh viên này mà tất cả sinh viên trong trường rằng “đi ai nhớ phải tránh đi thầy”.
Tiến, cựu sinh viên một trường CĐ ở khu vực quận Hai Bà Trưng hiện đang tiếp tục học liên thông một trường khác cùng lĩnh vực ở Cầu Giấy bổ sung: “Mình nhớ mãi năm ấy gần như cả lớp đi thầy bộ môn, còn lại 2-3 đứa trong đó có mình vì khờ dại hay sợ tốn tiền, chấp nhận “tiếng xấu dở hơi, chơi trội” mà chẳng đi. Ai dè toàn bộ số kia trượt, mấy thằng thi lại qua”.
Theo VNN
Nóng "điên đảo" ở phòng trọ sinh viên
Mặc dù mùa hè mới đến được một tháng nhưng cái nắng nóng dường như đã lên đến mức đỉnh điểm. Những cơn nắng nóng bỏng rát khiến người ta chỉ còn biết ngửa mặt kêu trời. Mà khổ nhất có lẽ không ai khác là những bạn sinh viên thuê trọ.
Nắng nóng làm khổ sinh viên
Những dãy trọ trên đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội những ngày qua dường như trở nên ngột ngạt hơn trong cơn nắng nóng kỷ lục. Nhiệt độ ngoài đường so với nhiệt trong những gian phòng trọ này có lẽ cũng không khác nhau là mấy.
Khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi, bạn Trần Thị Hoa - một sinh viên trọ trên đường Xuân Thủy nói: "Phòng mình quanh năm không nhìn thấy mặt trời. Nếu đã vào phòng thì không bao giờ có chuyện sẽ có chút gió nào có thể lọt vào. Nhất là mấy ngày nay thời tiết nắng nóng, sàn nhà thì lát xi măng bọn mình không thể nào chịu nổi. Thế nhưng vẫn phải cố ngồi trong phòng vì sắp bước vào mùa thi".
Chưa kể đến cái nóng bỏng rát của thời tiết, nhiều bạn sinh viên còn khốn khổ vì hậu quả của việc phải ở trong những phòng trọ giá bình dân. Thùy Linh (sinh viên học viện Báo chí Tuyên truyền chia sẻ: "Bọn mình hai đứa ở trong gian phòng chưa đầy 10m2, lại không có cửa sổ. Thêm nữa phòng lại ngay bên cạnh gian hàng cơm của chủ nhà. Giữa trưa nắng với đủ thứ mùi thức ăn bay ra, chỉ ngửi thôi đã thấy sợ. Ban ngày thì đi học, đêm về thì không thể nào ngủ được với cái nhiệt độ trong phòng".
Thời tiết những ngày qua có thể nói là đợt nắng nóng đỉnh điểm nhất trong vòng vài năm trở lại đây. Đặc biệt trong đợt nắng bỏng rát này lại cũng chính là thời điểm các bạn sinh viên đang quay quầng với đợt thi cuối kỳ. Kết quả học tập liệu có vì thế mà giảm sút bởi chẳng mấy ai có thể thoải mái ngồi học khi mà mồ hôi vẫn cứ chảy dòng dòng như nước.
Bạn Dương Thị Quỳnh - sinh viên năm cuối Học viện Báo chí Tuyên Truyền than thở: "Phòng mình có 8 người, lại ở trên tận tầng 5 nên hầu như cả ngày lẫn đêm không thể nào chợp mắt được với cái thời tiết này. Thêm nữa nước dùng lại không thoải mái. Nước ngày nào cũng chỉ đủ cho mỗi người được tắm một lần. Tám con người trong một cái phòng chưa đầy 25m2 chỉ nhìn nhau thôi cũng đã thấy chật chội khó chịu rồi chứ chưa kể đến những lúc mất điện, mất nước".
Những chiêu chống nắng của sinh viên
Để giải nhiệt trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm này, nhiều bạn sinh viên đã nghĩ ra những phương pháp chống nắng của riêng mình. Lúc này thư viện, trường học trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. "Mình chọn cách lên thư viện học cả ngày vì thực sự nếu có về phòng cũng không thể nào nghỉ ngơi nổi với cái nóng hừng hực này" - Lan Hương sinh viên Đại học Thương mại chia sẻ.
Thanh Tùng - Đại học Giao Thông Vận Tải lại giải nhiệt bằng cách ngâm chân trong chậu nước cả ngày. "Mấy ngày nay sàn nhà của tụi mình lúc nào lênh láng nước, đồng thời bật quạt cho hơi nước bốc lên. Đành phải chấp nhận tốn điện một chút nhưng mình thấy cách này cũng tương đối hiệu quả".
Phổ biến hơn, nhiều bạn sinh viên lại lựa chọn giải pháp ra công viên, hoặc lên tận Hồ Hoàn Kiếm để tránh nắng và học bài. Tuy nhiên phương pháp này không mấy hiệu quả vì nếu học bài ở những nơi đông người như vậy sẽ rất mất tập trung, lại thêm mất thời gian trong việc đi lại.
Hầu hết những phòng trọ trên địa bàn Hà Nội đều được xây dựng với diện tích khá nhỏ. Với điều kiện kinh tế của đại bộ phận sinh viên từ các tỉnh thành lên Hà Nội thì vấn đề cải thiện chỗ ở là rất khó khăn. Thiết nghĩ nếu tình trạng này cứ kéo dài mãi thì không biết sinh viên sẽ phải đối phó như thế nào và nó sẽ còn ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như việc học tập của các em ra sao.
Và một thực tế đang hiện hữu là cái nóng bỏng rát của Hà Nội khiến nhiều sinh viên đang phải "oằn mình" chống chọi, và rồi phải lãng phí bao nhiêu tiền của bên trong những dãy trọ xưa nay vốn phải tiết kiệm đến từng giọt nước.
Theo vnmedia
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Không chi bằng học Theo tôi, thanh niên bây giờ phải làm nhiều việc nhưng trước hết phải học. Học thực sự, học có mục đích để giúp ích cho bản thân và cho đất nước. Vì vậy, tôi muốn nhấn mạnh đến việc chúng ta cần một nền giáo dục "trung thực, lành mạnh, tiên tiến". Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (ảnh) đã...