Bi hài nơi phụ nữ tuổi cập kê là rụng răng

Theo dõi VGT trên

Từ thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, những người phụ nữ xã Trạm Tấu không hiểu vì sao cứ đến tuổi cập kê là… răng mình lại rụng. Hơn chục năm trước, “tuổi rụng răng” của các chị em còn ở ngưỡng 30 thì đến nay xu hướng này thậm chí giảm xuống chỉ 24-25 tuổi.

Tình hình trầm trọng đến mức, Trạm y tế xã đã thống kê được số lượng hơn 90% phụ nữ Trạm Tấu bị hành hạ bởi hiện tượng rụng răng kỳ lạ. Bởi vậy mới có chuyện, nhiều phụ nữ trẻ… móm mém ở miền đất này, cả đời không dám cười và cũng chẳng tiếp xúc với khách phương xa vì xấu hổ.

Ế chồng… vì rụng răng

Đường về bản Tấu cheo leo trên sườn núi, con đường nhỏ ngoằn ngoèo chạy ngang qua những thửa ruộng bậc thang, những biển lúa xanh dập dờn như cánh sóng làm say đắm lòng người. Bỏ lại sau lưng những bụi đất, những cú xóc nảy người, chúng tôi gần như choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vĩ và thơ mộng nơi này. Thế nhưng trái ngược với phong cảnh hữu tình ấy, thì chuyện những người phụ nữ nơi đây suốt đời… không dám cười lại khiến bất kỳ ai đặt chân đến mảnh đất này cũng cảm thấy chạnh lòng. Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc sẽ bớt phần quyến rũ rất nhiều khi thiếu vắng nụ cười của những “ bông hoa rừng” duyên dáng, xinh đẹp.

Bi hài nơi phụ nữ tuổi cập kê là rụng răng - Hình 1

Phụ nữ Mông từ xưa đến nay rất ít cười với người lạ (Ảnh: T.G)

Xã Trạm Tấu có hơn 98% là người Mông. Tuy nhiên theo thông tin chúng tôi nắm được từ Trung tâm y tế xã, hơn 90% phụ nữ ở đây đều bị rụng răng từ khi còn rất trẻ. Điều khá lạ lùng là đàn ông người Mông ở bản, hầu như không có ai bị lâm vào tình trạng này. Chia sẻ bằng chất giọng lơ lớ, thi thoảng lại xen lẫn tiếng Mông, chị Vàng Thị Rủ (33 tuổi, xã Trạm Tấu) cho biết: “Tôi bị rụng chiếc răng đầu tiên ở hàm dưới khi mới 28 tuổi. Hồi ấy, chiếc răng không rụng luôn mà cứ vỡ dần từng mảng rồi sau đó cụt đến tận chân. Bây giờ, cả hàm dưới của tôi cũng chỉ còn lại mấy chiếc. Nhiều chị em trong bản cũng bị giống tôi đều phải siêng làm nương rẫy dành dụm tiền đi trồng lại răng giả”.

Nằm đối diện nhà chị Rủ, gia đình anh Vàng A Páo và chị Thào Thị Sim từng là cặp vợ chồng hạnh phúc nhất bản khi sinh được hai cô con gái đẹp như “tranh vẽ”. Nhưng rồi đến tuổi cập kê, cả Púi (con gái lớn – PV) và Ban (con gái nhỏ – PV) đều lần lượt mắc phải căn bệnh rụng răng quái ác. Từ chỗ là những bông hoa rừng yêu kiều, Púi và Ban mặc cảm nhốt mình trong nhà. Nhiều chàng trai trước từng lấp ló đầu ngõ với hy vọng chinh phục trái tim người đẹp, thì nay họ lặng lẽ rút lui bởi hễ thấy Púi và Ban hé miệng đã rụng nửa hàm răng mà cười là “hồn xiêu phách lạc”. Tâm sự với chúng tôi, anh Páo tủi thân: “Gia đình tôi thật sự rất buồn. Con gái đến tuổi trưởng thành rồi nhưng chẳng thấy ai ngỏ lời cầu hôn, tất cả cũng chỉ bởi hàm răng không còn được nguyên vẹn nữa. Ở cái bản này, đến lứa tuổi đó mà chưa có ai lấy làm vợ thì coi như ế mất rồi. Nghĩ thương con, tôi cũng muốn trồng cho con cái răng để làm duyên. Nhưng gia đình nghèo quá nên đến giờ phút này, tôi vẫn đành chấp nhận nhìn tụi nó chịu cảnh dùng lợi để ăn cơm”.

Không đến nỗi bi đát như gia đình chị Rủ và những đứa con gái tội nghiệp của anh Páo, chị Giàng Thị Mùa ở bản Mù may mắn hơn vì gia đình có điều kiện về mặt kinh tế. Chị Mùa tâm sự: “Năm nay, tôi mới 28 tuổi, lấy chồng được 4 năm thì bị rụng mất 4 cái răng. Tháng trước, tôi vừa phải ra huyện Văn Chấn để lắp răng giả xong, rất may vụ vừa rồi được mùa, nên chồng tôi cho tiền để xuống huyện làm lại răng đấy”, nói xong chị Mùa nở nụ cười tươi rói, để lộ ra những chiếc răng vàng ươm lấp lánh. Ở bản Trạm Tấu, không chỉ có chị Rủ, chị Mùa hay hai người con gái anh Páo mà hầu hết phụ nữ đều lâm vào tình trạng dở khóc, dở cười vì căn bệnh kỳ lạ này. Quanh năm sống trên bản làng, nương rẫy, họ không hiểu và cũng chẳng muốn hiểu tại sao… răng mình bị rụng. Cuộc sống ở bản người Mông này, với câu chuyện đầy bi hài, cứ thế nối dài từ thế hệ này sang thế hệ kia.

Cả đời không dám cười

Những ngày lưu lại Trạm Tấu, chúng tôi từng được nghe lời thở than của anh Vàng A Lử, cán bộ phụ trách văn hóa xã, rằng:”Khắp đất nước mình, chắc không ở đâu người phụ nữ khổ như Trạm Tấu. Mới vào độ 25 tuổi, chị em lại phải bất lực nhìn những chiếc răng thi nhau rụng dần. Nhiều người mới 30 tuổi mà trông móm mém hệt như cụ già 70 tuổi vậy”. Chị Dào Thị Dở, Chủ tịch hội phụ nữ xã Trạm Tấu khi tâm sự với phóng viên tiết lộ thêm: “Chuyện chị em phụ nữ bản Trạm Tấu rụng răng xảy ra lâu lắm rồi, ngay bản thân tôi giờ cũng phải sử dụng mấy cái răng giả. Chính vì vậy, khi các anh đến bản Mông này, phụ nữ rất ít tiếp chuyện. Họ rất sợ phải “khoe” ra hàm răng móm mém, rụng trên rụng dưới của mình”.

Video đang HOT

Bi hài nơi phụ nữ tuổi cập kê là rụng răng - Hình 2

Chị Giàng Thị Múa hạnh phúc với những chiếc răng mới lấp lánh (Ảnh: T.G)

Răng rụng sớm gây rất nhiều bất tiện, nhưng khi phóng viên gợi chuyện đi trồng răng giả, nhiều chị em cũng nói rất thật rằng: Họ biết nhưng không thể vì kinh tế gia đình còn quá khó khăn. Tại Trạm Tấu, nguồn thu chính của các gia đình vẫn chủ yếu dựa vào chăn nuôi, trồng trọt. Thế nên, chuyện đủ ăn, đủ mặc cũng đã vất vả. Các chị em chẳng mấy ai dám mơ mộng xuống phố huyện trồng mỗi chiếc răng trị giá cả triệu bạc. Ngồi nói chuyện cùng phóng viên, anh Lử bảo: “Cũng chính vì nghèo mà tình trạng phụ nữ bản rụng răng ngày càng trầm trọng. Nhưng dưới phố huyện, giá mỗi chiếc răng giả loại tốt bây giờ lên đến 1,5 triệu đồng. Ở đây, người dân làm nương rẫy quanh năm như chúng tôi phải vất vả lắm mới có được số tiền ấy”.

Cái khó bó cái khôn khiến phụ nữ bản Trạm Tấu đành tặc lưỡi sống cùng sự bất tiện khi những chiếc răng “đến hẹn lại… rụng”. Nhiều phụ nữ ở đây bảo hàm răng móm mém không chỉ khiến họ khổ sở vì thẩm mỹ, giao tiếp mà đến cả sinh hoạt cũng trở nên hết sức bất tiện. Rất đông chị em suốt cả năm trời không dám ăn một miếng thịt, hoặc nếu có ăn cũng phải tìm cách hầm thật nhừ cho miếng thịt mềm ra. Anh Giàng A Sử ở bản Mù (xã Trạm Tấu) chia sẻ: “Vợ tôi cũng bị rụng mất 3- 4 cái răng, nhưng mấy năm nay làm ăn khó khăn quá, ngô lúa thu hoạch lại chẳng được bao nhiêu mà nhà lại còn 7 miệng ăn nữa. Nhiều lúc nhìn hàm răng cái còn, cái mất của vợ, tôi cũng thấy buồn. Người dân Trạm Tấu chỉ mong Nhà nước sớm tìm ra nguyên nhân để những người phụ nữ ở đây không còn bị hiện tượng quái ác trên hành hạ nữa”.

Bi hài nơi phụ nữ tuổi cập kê là rụng răng - Hình 3

Trạm trưởng Trạm Y tế xã Trạm Tấu Nguyễn Thị Mai Phượng chi sẻ với PV (Ảnh: T.G)

Mang đề nghị khẩn thiết ấy hỏi chị Nguyễn Thị Mai Phượng, Trạm trưởng trạm y tế xã Trạm Tấu, chúng tôi được biết: Chuyện hơn 90% phụ nữ địa phương rụng răng sớm cũng đang làm đau đầu các cán bộ y tế cũng như chính quyền xã Trạm Tấu. Chị Phượng bảo: “Từ lúc tôi về công tác tại địa phương hơn 10 năm trước, tình trạng này đã rất phổ biến rồi. Ban đầu, tôi cũng ngạc nhiên đặt câu hỏi vì sao tình trạng này chỉ xảy ra ở phụ nữ mà không phải nam giới (?)”. Nhiều đêm mất ngủ với thắc mắc ấy, chị Phượng từng đinh ninh rằng nguyên nhân có thể yếu tố ngoại cảnh tác động, hoặc do nguồn nước. Nhưng càng cố tìm câu trả lời thích đáng, chị càng thấy bế tắc, bởi nếu do ngoại cảnh hay nguồn nước thì tại sao cánh đàn ông ở Trạm Tấu lại không bị rụng răng (?).

Một điều kỳ lạ hơn nữa là suốt quá trình tìm hiểu, chúng tôi được nhiều chị em phụ nữ tại Trạm Tấu cho biết, họ đều có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng. Thế nhưng gần đây, hiện tượng rụng răng sớm không những không giảm mà lại có xu hướng tăng lên. Chị Phượng quan ngại: “Không những gia tăng về số trường hợp mà độ tuổi rụng răng của chị em cũng giảm xuống đáng kể. Trước đây, phụ nữ khoảng 30 tuổi mới bắt đầu có hiện tượng này. Nhưng hiện nay, các chị em khoảng 24 – 25 tuổi là đã bị rụng răng rồi. Thời gian qua, chúng tôi liên tục tổ chức vận động chị em đến Trung tâm y tế xã để khám và chữa bệnh, nhưng hầu như không có ai hưởng ứng. Bởi vậy, nguyên nhân thực sự gây nên tình trạng rụng răng của hơn 90% phụ nữ Trạm Tấu vẫn là một bí ẩn”.

Chiều dần xuống, trên bản bóng nắng đã khuất dần sau những quả núi cao chót vót, chúng tôi từ biệt Trạm Tấu, từ biệt những người phụ nữ ở cái bản lạ lùng này. Đứng giữa bóng chiều vàng vọt, không hiểu sao trong tâm trí người viết lại bùng lên hy vọng: Lần sau về Trạm Tấu, chúng tôi sẽ được ngắm nụ cười say đắm lòng người của những “đóa hoa rừng” này. Nhưng nghĩ rồi lại thấy chạnh buồn, bởi cái ngày ấy, dường như vẫn còn xa vời lắm…

Theo T.K ( Đời Sống & Hôn Nhân)

Kì diệu: Cậu bé bò bằng 2 tay đến trường

Với đôi chân tật nguyền, chỉ nặng 23 kg, nhưng bằng nghị lực phi thường, Lầu A Sáng (14 tuổi, Mộc Châu, Sơn La) đã tìm đến con chữ để hiện thực ước mơ của mình. Sự hiếu học của em làm nên điều kỳ diệu giữa núi rừng Tây Bắc.

Đi học bằng tay

Vượt con đường rừng gần 200km, tôi tìm về tiểu khu Pa Khen 1, thị trấn Nông trường Cờ Đỏ (Mộc Châu) để gặp Lầu A Sáng. Hỏi về em, các bạn học cùng trường ai cũng biết. Cứ mỗi sáng, các bạn thấy một cậu bé, bò bằng 2 tay đến trường. Trưa cậu bò ra cổng trường ngồi đợi. Có những hôm, nắng gắt hay trời đông gió rét cậu ngồi ngoài cổng trường đã khóa im lìm. Đó là những lúc bố mẹ cậu đi làm nương xa, không kịp đón giờ tan trường.

Kì diệu: Cậu bé bò bằng 2 tay đến trường - Hình 1

Sáng bò đi học trên con đường rừng với những hòn đá nhọn, cạnh đá sắc

Ấn tượng đầu tiên khi tôi gặp Sáng, đó là cậu bé gầy yếu nhưng có đôi mắt lanh lợi. Khi tôi gặp, cậu ngồi bên bếp nấu cám cho lợn. Sáng là người dân tộc Mông, sinh ra trong gia đình có năm anh chị em. Khi lọt lòng, Sáng bị tật ở chân và một khối u bên mông. Từ khi sinh cho tới năm tuổi, Sáng đau ốm triền miên, thường xuyên phải đi bệnh viện.

Bệnh của Sáng ngày một nghiêm trọng khi khối u ở mông ngày một to ra, đôi chân nhỏ dần. Năm 2007, gia đình đưa Sáng xuống Bệnh viện nhi Hà Nội để mổ u, còn đôi chân thì không bao giờ lành lặn được nữa, nó bị rò tủy, chỉ điều trị cho đỡ hơn thôi. Sáng còn bị suy thận, đái nhắt, không được chữa trị nên thường xuyên phải mang bỉm.

Khát khao

Năm lên 7 tuổi, thấy bạn bè cùng trang lứa cặp sách tới trường, Sáng thích lắm. Cậu đòi bố mẹ cho đi học. Nhưng bố cậu không cho đi vì nghĩ: "Ở nhà đã là gánh nặng cho gia đình rồi, đi học tốn kém lắm, vả lại con người ta lành lặn còn ở nhà, con mình tật nguyền thế thì ai đưa đi học mà đòi đi".

"Em muốn đi học vì không muốn mù chữ. Em không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình sau này". Lầu A Sáng

Không được đi học, ngày nào Sáng cũng khóc, không chịu ăn cơm. Thương con, bố Sáng đưa em tới trường xin nhập học vào lớp một. Nhưng trường 19/5 không nhận vì lý do là cả trường gần 600 học sinh nhưng không em nào tàn tật cả, nếu nhận em vào việc giảng dạy sẽ rất khó khăn. Không được nhận, Sáng tự bò tới trường để xem các bạn học. Một cô giáo thương nhận em vào lớp cô, nhưng với điều kiện là sau một tuần em phải biết mặt các con chữ. Sáng học sau các bạn nên qua một tuần cậu không tiếp thu được bài vở. Cô giáo và trường đã trả em về cho gia đình.

Bố Sáng kể: "Thấy con mình ham học, thương con tôi cũng đã đến trường xin cho nó ngồi một góc lớp học không cần ghi vào sổ sách, nhưng nhà trường vẫn không đồng ý. Sáng ở nhà nhìn thấy bạn bè đi học là nó khóc suốt, tôi dỗ mãi không được, may mà hai tháng sau nhà trường đổi ý, cho con tôi đi học lại. Biết được đi học nó mừng lắm, đòi tôi mua sách vở ngay".

Kì diệu: Cậu bé bò bằng 2 tay đến trường - Hình 2

Lầu A Sáng và bố mẹ trước căn nhà của mình

Lúc đầu Sáng được bố mẹ đưa đi học nhưng sau này bận việc nương rẫy nên cậu tự bò đi. Con đường nhỏ hằng ngày em đi học cách trường em hơn 300m, lổn nhổn đất đá. Đôi tay bé nhỏ, non nớt của em bò trên những hòn đá nhọn, cạnh đá sắc cứa tay chảy máu.

Hết ngày nắng lại ngày mưa, mỗi lần bò về đến nhà là quần áo dính đầy bùn, sách vở ướt hết, còn cặp sách chỉ vài ngày là hỏng vì em không xách được mà phải kéo lê giữa đường. Đã thế, bệnh tật vẫn cứ hành hạ em. Cứ trở trời, em lại đau đầu, đau chân. Bàn chân trái thỉnh thoảng bị mưng mủ. Nhiều lần em phải vào viện để điều trị. Những người đi đường thấy em ai cũng thương, có người nhìn thấy đã bật khóc.

Vào học muộn hơn các bạn cùng lớp, Sáng tự học lại những chương trình trước. Cứ đi học về là em lấy sách vở ra làm bài tập, ngồi nấu cám lợn cũng mang sách tập đọc. Chỉ trong thời gian ngắn, Sáng đã theo kịp bạn bè.

Trong 5 năm học trường tiểu học 19/5, Sáng vươn lên trong học tập, 4 năm đạt học sinh tiên tiến. Sự cố gắng của em đã được đền đáp. Ngoài thời gian đi học, ở nhà Sáng giúp bố mẹ cho lợn, gà ăn. Có thêm thời gian, cậu khâu vá áo kiếm tiền mua sách vở. Sáng rất khéo tay, mỗi tuần em khâu được ba chiếc tay áo, mỗi chiếc bán được 15 nghìn đồng.

Lên cấp hai, cậu phải chuyển đến học trường THCS 19/5. Cậu không thể tự bò đi học được nữa bởi trường cách nhà hơn 3km. Điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn nhưng hằng ngày, bố vẫn đưa đón Sáng đi học bằng xe máy. Những hôm ngày mùa hay lúc bố mẹ đi làm nương xa, không kịp về đón lúc tan trường, Sáng kiên nhẫn ngồi đợi đến chiều.

Tôi hỏi: "Đi học em chịu nhiều vất vả thế mà sao vẫn muốn đi"? Sáng bảo: "Em muốn đi học vì không muốn mù chữ. Em không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình sau này", em nói mà mắt rưng rưng.

Cô Lương Thị Hải, giáo viên chủ nhiệm lớp 7A3 của Sáng cho biết: "Sáng tuy là học sinh chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, nhưng lại có nghị lực vươn lên phi thường. Em là học sinh chăm ngoan. Sáng học giỏi nhất là môn toán. Cuối năm lớp 7, tổng kết toán của em là 8,7. Em là tấm gương sáng để bạn bè học tập. Tôi hy vọng em sẽ thành công sau này".

"Lớn lên em muốn làm gì"? Trả lời câu hỏi này, Sáng không ngần ngại bày tỏ ước mơ của mình: "Em muốn làm kỹ sư điện tử. Nếu là kỹ sư em sẽ có nhiều tiền để bố mẹ không phải khổ nữa. Em đang cố học thật giỏi để đạt được ước mơ".

Theo Quang Lộc (Tiền Phong)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm
13:09:03 16/11/2024
Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta
17:39:57 16/11/2024
Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'
13:05:21 16/11/2024
Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu
17:40:30 16/11/2024
Vụ bé gái 7 tuổi tử vong tại bệnh viện: Bố của nạn nhân nói gì?
05:11:20 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy
13:38:46 16/11/2024

Tin đang nóng

Cô gái Đồng Nai cao 1m6, nặng 45kg mỗi bữa ăn hết 5kg thịt mỡ, 100 trứng vịt lộn, lợn quay 6kg giờ ra sao?
16:56:58 17/11/2024
Đồng nghiệp cũ nhận bê tráp nhưng tức giận huỷ ngang vì cô dâu bảo tự bắt xe ôm đến, 700m không đón: Ai đúng, ai sai?
16:54:31 17/11/2024
Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Cháy nhất Chị đẹp đạp gió tập 4: Tóc Tiên làm thiên nga cực slay, Thiều Bảo Trâm bị réo gọi vì lý do không ngờ
18:43:35 17/11/2024
Con cái đi học nhưng cha mẹ mới là người đau đầu mỗi khi ngày 20/11 tới: Mách phụ huynh 4 "món quà" mà giáo viên nào cũng ưng
17:03:02 17/11/2024
Cô gái ngoại quốc ngồi trước nhà nhặt 1 loại rau, nhìn vào 2 điểm dân mạng khẳng định: Dâu Việt Nam 100%
18:33:06 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Cụ bà U90 vẫn nhớ người yêu cũ của chồng, dân mạng khen 'quá dễ thương'
15:08:09 17/11/2024

Tin mới nhất

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Thanh Hóa: Bệnh nhân tử vong bất thường tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức Thành

17:58:17 15/11/2024
Đến 12 giờ 27 phút ngày 14-11, bệnh nhi xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở. Mặc dù bệnh viện nhanh chóng xử lý cấp cứu, tuy nhiên bệnh nhi đã không qua khỏi.

Xe cứu thương bốc cháy dữ dội tại sảnh phòng cấp cứu bệnh viện

14:27:49 15/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Nghệ An đã huy động 2 xe chữa cháy đến hiện trường dập lửa. Sau khoảng 10 phút, ngọn lửa được dập tắt.

Bão Usagi tiến đến gần biển Đông, giật cấp 13

14:23:52 15/11/2024
Hồi 10h ngày 18/11, bão di chuyển theo hướng Đông Bắc, tốc độ 5-10km/h và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới; Tọa độ 24,1N-123,7E, trên vùng biển phía Đông Đài Loan; Gió cấp 6, giật cấp 8.

Công an xác minh tin "người chết trong bể nước khu công nghiệp"

12:34:57 15/11/2024
Ngày 15/11, Công an xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, thông tin có người chết trong bể nước của công ty K. đóng tại Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, là bịa đặt.

Có thể bạn quan tâm

Á hậu Đảo thiên đường bị bóc chuyện hẹn hò bí mật?

Sao việt

21:12:05 17/11/2024
Bùi Khánh Linh bị soi hint hẹn hò với 1 chàng trai tên H.P, cả hai được cho là dùng chung ký tự đặc biệt. Qua hàng loạt chi tiết trên, cư dân mạng cho rằng Bùi Khánh Linh đang trong mối quan hệ yêu đương.

1 Chị đẹp gây choáng khi flex sở hữu 300 huy chương vàng suốt sự nghiệp, khóc nấc vì 1 lý do

Tv show

21:03:36 17/11/2024
Ca sĩ Ngọc Ánh cho biết trong quá trình hoạt động nghệ thuật đã nhận tới 300 huy chương vàng nhưng chưa bao giờ có cảm xúc đặc biệt như đứng trên sân khấu Chị đẹp đạp gió.

Nhà Ronaldo tổ chức sinh nhật cho con gái 7 tuổi, chuyên gia thắc mắc: "Tại sao lại có món này?"

Sao thể thao

21:00:56 17/11/2024
Hôm 12/11, cô bé Alana nhà Ronaldo chính thức tròn 7 tuổi. Trong dịp này, Ronaldo đang bận hội quân cùng đội tuyển Bồ Đào Nha nên không thể góp mặt.

Khách gọi 11 món nhưng chỉ ăn hết 2, nhà hàng bị cảnh cáo: Cư dân mạng phản bác "không hợp lý"

Netizen

20:41:45 17/11/2024
Một nhà hàng tại Hồ Nam (Trung Quốc) bị cảnh cáo vì khách hàng gọi quá nhiều món nhưng không ăn hết, gây lãng phí thực phẩm. Sự việc này dấy lên tranh luận về trách nhiệm của nhà hàng trong việc ngăn chặn lãng phí thức ăn.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Tổng thư ký LHQ và Tổng thống Brazil khẳng định cam kết chống biến đổi khí hậu

Thế giới

20:08:05 17/11/2024
Tại Hội nghị lần này, Brazil đã đề xuất ba trụ cột thảo luận chính bao gồm, hòa nhập xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo; chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững; và cải cách thể chế và quản trị toàn cầu.

Tự do sải bước, phong cách ngút ngàn với quần ống rộng

Thời trang

19:52:24 17/11/2024
Trong thế giới thời trang đầy biến hóa, quần ống rộng luôn khẳng định vị thế vững chắc như một biểu tượng của sự thoải mái và phong cách đỉnh cao.

Những màn đụng hàng váy áo đầy 'duyên nợ' giữa Thanh Thủy và Thùy Tiên

Phong cách sao

19:30:49 17/11/2024
Sau khi Thanh Thủy đăng quang Miss International - Hoa hậu Quốc tế 2024, cộng đồng mạng soi ra cô nàng nhiều lần mặc đụng hàng với Hoa hậu Thùy Tiên. Hai nàng hậu một chín một mười khi diện trang phục đồng điệu.

Những mẫu thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng tạo

18:30:02 17/11/2024
Những tấm thiệp chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không quá cầu kỳ nhưng thể hiện rõ tình cảm chân thành và lòng biết ơn mà học trò muốn gửi đến thầy cô.

4 món canh bổ dưỡng nấu siêu dễ, nước dùng ngon đậm đà lại phù hợp cho chị em giữ dáng

Ẩm thực

16:08:24 17/11/2024
Tiết trời se lạnh rất thích hợp để có một bát canh ấm áp. Hãy cùng xem công thức nấu 4 món canh có tác dụng làm ấm dạ dày, giàu dinh dưỡng, ít calo thích hợp cho chị em giữ dáng.

Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch, động thổ, sửa chữa nhà, xuất hành

Trắc nghiệm

15:29:45 17/11/2024
Xem ngày 18/11/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình.Ngày 18/11/2024 là ngày tốt có thể làm các việc như kiện tụng, khai trương, giao dịch,