Bi hài khách VIP đòi trả suất mua nhà ngoại giao
Nằng nặc xin bằng được suất ngoại giao mua giá ưu đãi thời địa ốc lên cơn sốt để lướt sóng kiếm lời, khi thị trường đóng băng, nhiều khách lại cậy nhờ các mối quen xin rút tiền về.
Những ngày cuối năm, văn phòng của một vị quan chức ngành tấp nập khách hẹn, bàn chuyện công tư đủ cả. Cả núi công văn giấy tờ cần giải quyết, ông không thể bỏ qua email, thư từ của một số người quen nhờ quan hệ xin trả lại suất ngoại giao.
“Trước thì năn nỉ cậy nhờ, nay không bán được lại xin rút, câu chuyện bi hài ở chỗ đó”, ông chia sẻ.
Suất ngoại giao mua rẻ thời địa ốc sôi động rồi bán như cho trong bối cảnh thị trường ảm đạm là câu chuyện dở khóc dở cười của hàng loạt chủ đầu tư cũng như khách hàng. Chị Kỳ Phương, một khách VIP cỡ lớn từng mua lô liền kề suất ngoại giao hàng chục tỷ đồng tại dự án ở Hà Đông với mức chiết khấu lên tới 20% đang đau đầu tìm cách đối phó với suất ưu đãi tỷ lệ cực cao này. Ôm suốt hai năm, muốn chờ thời địa ốc lên cao để “bắt sóng”, bỏ qua mọi lời khuyên bán lúa non, giờ chị lãnh đủ. Không bán được, chị xin trả lại suất ngoại giao cho chủ đầu tư song nhân viên kinh doanh vẫn dùng dằng chưa giải quyết vì không thể hoàn tiền đến 60% cho khách hàng.
Địa ốc vẫn tiếp tục trầm lắng. Ảnh: Hoàng Lan.
Anh Nguyễn Cảnh cũng được mua một suất ngoại giao với giá 30 triệu đồng mỗi m2, ưu đãi giảm 15%. Như vậy, mỗi căn hộ rộng khoảng 104 m2, anh chỉ phải chi hơn 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, nộp 30% giá trị nhà thì thị trường đi xuống, rao bán mãi không ai mua, anh đã huy động tất cả các quan hệ để xin… trả lại.
Trên các diễn đàn mạng, không thiếu thông tin rao bán suất ngoại giao với giá rẻ bằng 2 phần 3 thị trường. Một lô biệt thự đơn lập rộng 325m2 thuộc một dự án ở Hoài Đức (Hà Nội) được chính chủ rao bán bằng 70% giá thị trường. Quảng cáo nêu rõ là một trong những “suất ngoại giao, hướng Đông Nam, VIP nhất khu đô thị, không gian rộng rãi với giá 25 triệu đồng mỗi m2″. Ttrong khi thị trường đang bán loại căn hộ này giá trên 35 triệu đồng mỗi m2.
Video đang HOT
Một dự án ở khu vực Mỹ Đình (Hà Nội), chưa triển khai xây dựng nhưng ban đầu chủ đầu tư tính toán dành hẳn 4 tầng trong tổng số hơn 30 tầng để bán cho các mối quen. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường ảm đạm, chủ đầu tư đã phải điều chỉnh lại cả số tầng và suất bán cho đối tượng ngoại giao.
Đại diện một doanh nghiệp thừa nhận, bản thân bà cũng nhận được nhiều lời đề nghị xin trả lại suất ngoại giao sau khi khách hàng năn nỉ mua bằng được. Vì mối quan hệ và tùy độ VIP, chủ đầu tư sẽ ưu tiên giải quyết. “Khách VIP nhỏ phải đề xuất qua nhiều phòng ban, còn “thượng khách” thì có thể alo trực tiếp cho những lãnh đạo cao nhất để xin trả lại”, nguồn tin này tiết lộ.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, việc khách VIP xin trả lại suất ngoại giao cũng giống như câu chuyện bi hài về cổ phần hóa năm nào. Suất ngoại giao địa ốc cũng như cổ phiếu ưu đãi trong thời điểm thị trường hưng thịnh bỗng trở thành “ngược đãi” khi thị trường lao dốc. Cả người cho và người nhận suất ưu đãi đều không ngờ có ngày thị trường bất động sản èo uột thậm chí đóng băng như hiện nay.
“Chuyện người được ưu đãi từ chối nhận phần ưu đãi nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại là một tình huống rất thực tế. Thị trường địa ốc phát triển quá nóng với cơn sốt đất Ba Vì năm xưa và và bị siết tín dụng từ những tháng đầu năm 2011 nên nay cả khách VIP và doanh nghiệp lãnh đủ”, bà nói.
Theo VNE
Nhu cầu lớn về lao động từ các nước lân cận
Trước nhu cầu lao động của các nước lân cận tăng cao, một số doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp ngành xây dựng, đang có kế hoạch đưa lao động sang các nước này làm việc để giải quyết nhu cầu việc làm trong khi việc sản xuất, kinh doanh trong nước gặp khó khăn.
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Võ Đắc Khôi - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình (gọi tắt là Hòa Bình) - cho hay hiện Hòa Bình nhận được đề nghị từ các đối tác Thái Lan yêu cầu cung cấp 30.000lao động, trước mắt cung cấp 10.000 lao động, tiếp nữa là Myanmar đề nghị đưa 18-20 chuyên gia, Malaysia đề nghị đưa 280 người cả công nhân và kỹ sư, còn Singapore đề nghị đưa sang 20 kỹ sư.
Các nước lân cận có nhu cầu lao động liên quan đến xây dựng - Ảnh: Trung Hiếu
"Riêng đối tác từ Malaysia và Singapore đã sang đặt vấn đề và làm việc với Hòa Bình. Hiện nay các nước lân cận chúng ta có tốc độ phát triển nhanh và rất cần lao động, đặc biệt là lao động liên quan đến xây dựng", ông Khôi nói.
Thái Lan đang thiếu và có nhu cầu rất lớn về lao động. Hiện nay ta cũng đang thảo luận với phía bạn về việc tiếp nhận lao động của Việt Nam. Còn với Lào thì Chính phủ hai nước cũng đã có hiệp định về việc đưa lao động Việt Nam sang nước này làm việc. Lao động sang Lào làm việc chủ yếu từ các công ty Việt Nam đầu tư và nhận thầu tại đây.
Myanmar hiện nay chưa có nhu cầu. Với Singapore thì cần lao động kỹ thuật cao và họ đưa ra yêu cầu rất khắt khe. Hiện nay các doanh nghiệp cũng đang đưa lao động sang Singapore nhưng số lượng rất ít.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH)
- Mức thu nhập của lao động Việt Nam ở các nước này như thế nào?
Ở Singapore, lương kỹ sư giỏi đạt 4.000-5.000 USD/tháng, lương kỹ sư mới ra trường khoảng 2.000 USD/tháng. Hiện nay họ đã thử và trả cho kỹ sư Hòa Bình 1.700-2.000 USD/tháng. Làm công nhân làm ở Singapore cũng được 800 USD/tháng, gấp đôi thu nhập ở Việt Nam.
Lương lao động bình thường ở Thái Lan, Malaysia và Myanmar khoảng 500 USD/tháng. Với mức lương này, chúng tôi sẽ nhắm tới người lao động ở miền Trung hiện đang thất nghiệp.
- Trong bốn nước ông vừa nêu thì nước nào có nhiều tiềm năng về lao động nhất?
Thị trường dễ nhất và có thể làm ngay là Thái Lan. Lý do, vừa rồi Nhật Bản đầu tư rất lớn vào Thái Lan. Trong khi đó, giữa Nhật Bản và Trung Quốc xảy ra bất đồng nên doanh nghiệp Nhật chuyển hướng tìm lao động từ các nước khác, trong đó có Việt Nam. Thái Lan đang thiếu nhiều lao động nên đã đặt vấn đề với mình đưa lao động sang hỗ trợ họ.
Thị trường thứ hai là Malaysia cũng đang rất thiếu lao động và có mức lương cao. Ở thị trường này, nếu mình tổ chức có hệ thống sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. Công nhân của mình tuy làm việc giỏi nhưng tính kỷ luật không cao, khiến người sở tại không có cảm tình.
- Ô ng có ủng hộ việc doanh nghiệp sang các nước này nhận thầu và đưa người lao động Việt Nam sang đây hay không?
Rất ủng hộ. Nhưng để sang những nước này làm việc tốt đòi hỏi công nhân của mình phải làm quen với phong tục tập quán từng nước. Còn đối với doanh nghiệp, nếu có mục đích có thể gửi chuyên gia sang làm việc trước để thu thập thông tin. Từ thông tin thu thập được, doanh nghiệp Việt Nam mới yên tâm tham gia dự thầu. Chứ hiện nay, do thiếu thông tin nên doanh nghiệp Việt Nam đang phải bỏ thầu với giá rất cao.
- Ngoài việc giá thầu cao, doanh nghiệp Việt Nam có gặp khó khăn gì nữa không?
Khó khăn về luật pháp và quy chế của địa phương đề ra. Cái này nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp mà cần sự hợp tác của cơ quan chức năng và nhà nước mới có thể giúp doanh nghiệp được.
- Hòa Bình nhận được nhiều đề nghị như vậy nhưng công ty đã đưa người qua làm việc ở những nước này chưa?
Hiện Hòa Bình đã đưa 12 kỹ sư sang làm chuyên gia và quản lý công trình gồm 700 căn hộ cho một công ty ở Malaysia. Hiện công ty này đã giao thêm một công trình nữa và sẵn sàng cho mình ký hợp đồng thầu phụ về nhân công hay thầu chính. Khó khăn của công ty là thiếu sự chuẩn bị để đưa lao động sang bên đó.
Theo TNO
Bất động sản 2012 - bức tranh màu xám Thị trường đóng băng khiến nhiều doanh nghiệp rút lui, kéo theo đó là những đợt giảm giá mạnh để thu hồi vốn. Khó khăn cũng thổi bùng những tranh chấp, khiếu kiện khi dự án chậm tiến độ hoặc hoãn vô thời hạn. 1. Ngân hàng thôn tính bất động sản Thị trường bất động sản năm nay chứng kiến nhiều cơn...