Bị hại của Mr Pips cần làm gì để có cơ hội lấy lại được tiền?
Theo luật sư, những ai đã chuyển tiền và mất tiền cho đường dây lừa đảo của Phó Đức Nam cần tập hợp tài liệu, chứng từ chứng minh và trình báo cơ quan chức năng.
Trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do Phó Đức Nam (30 tuổi, tức Mr Pips), Lê Khắc Ngọ ( Mr Hunter) cầm đầu, cơ quan chức năng xác định có ít nhất hơn 2.600 bị hại và tổng số tiền nạn nhân đã nạp lần đầu là khoảng 50 triệu USD.
Các bị hại cần phải làm gì để có cơ hội lấy lại tiền?
Theo luật sư Hoàng Trọng Giáp, Giám đốc Công ty luật Hoàng Sa, ngoài những người được xác định là bị hại do có đơn tố giác đến cơ quan chức năng, thì tất cả những ai đã chuyển tiền và mất tiền bởi đường dây lừa đảo của Mr Pips muốn lấy lại được tiền, cần phải thực hiện các thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Đầu tiên, luật sư Giáp cho rằng bị hại cần tập hợp tài liệu, chứng từ chứng minh đã chuyển tiền và đã mất tiền cho đường dây lừa đảo của Mr Pips (chuyển tiền vào tài khoản của đường dây lừa đảo, hoặc chuyển tiền thông qua hệ thống trung gian thanh toán).
Đối tượng Phó Đức Nam (Ảnh: T.A.).
Sau đó, nạn nhân cần làm đơn trình báo gửi đến cơ quan chức năng đang thụ lý vụ án, kèm theo các chứng từ chứng minh như trên. Trường hợp không thể đến nộp đơn trực tiếp tại cơ quan thụ lý được, bị hại có thể đến cơ quan công an nơi cư trú để nộp đơn, tài liệu và khai báo.
Cơ quan công an tiếp nhận sẽ tập hợp và liên hệ chuyển đến cơ quan chức năng đang thụ lý theo quy định.
Sau khi tiếp nhận đơn, tài liệu trình báo, cơ quan chức năng sẽ triệu tập để ghi nhận lời khai, đối chiếu các dữ liệu, tài liệu liên quan; xác định tư cách bị hại theo quy định, lập danh sách đưa vào hồ sơ vụ án.
Cuối cùng, sau khi hoàn tất các thủ tục để được xác định là bị hại nêu trên, người bị hại cần chờ kết quả điều tra, truy tố, xét xử và công tác thi hành án để nhận lại tiền theo quy định.
Đã khởi tố 31 bị can
Theo Công an quận Cầu Giấy, sau khi thành lập hàng chục văn phòng tại Việt Nam, Phó Đức Nam, Lê Khắc Ngọ và nhóm người nước ngoài thiết lập các sàn giao dịch ngoại hối và chứng khoán quốc tế giả mạo, có giao diện giống các sàn quốc tế như GTMX, ALPHA, TRDING, IQX…
Các sàn này được Nam và đồng bọn lập trình có đòn bẩy tài chính lớn (từ 20 đến 1.000 lần số tiền khách nạp), luôn thắng – tức là tài khoản nhà đầu tư chắc chắn sẽ “cháy” khi đặt lệnh.
Để thao túng được bị hại, các đối tượng cho nhà đầu tư hưởng lãi ở những khoản đầu tư đầu tiên, ít tiền. Chúng hướng dẫn bị hại rút những khoản lợi nhuận nhỏ để gây dựng lòng tin, sự uy tín.
Sau đó, nạn nhân càng nạp tiền, càng đặt lệnh thì càng nhanh “cháy” tài khoản.
Video đang HOT
Hiện cơ quan điều tra mới chỉ tiếp nhận trình báo của 18 người với tổng số tiền bị chiếm đoạt là hơn 28 tỷ đồng.
Trong quá trình xác minh bị hại, cơ quan điều tra gặp nhiều khó khăn do nhiều bị hại nghĩ các kênh của Mr Pips là những trang sàn chứng khoán được cấp phép, chính thống, việc họ bị mất tiền là do may rủi nên không trình báo.
Đặc biệt, nhiều trường hợp khi được cơ quan công an liên hệ thì không hợp tác, từ chối cung cấp thông tin của các đối tượng lừa đảo.
Đến nay, Công an TP Hà Nội đã khởi tố 31 bị can về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền, Không tố giác tội phạm, Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.
Cảnh sát cũng đã thu giữ, tạm giữ, phong tỏa khối tài sản ước tính khoảng 5.200 tỷ đồng của Phó Đức Nam.
Cơ quan điều tra yêu cầu những người liên quan đến hành vi phạm tội của các sàn giao dịch, các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản khẩn trương ra đầu thú để hưởng khoan hồng của pháp luật.
Đồng thời, nhà chức trách đề nghị những người là bị hại cần trình báo với Phòng Cảnh sát hình sự Công an các tỉnh, thành trên toàn quốc hoặc Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội (số 90 Nguyễn Du, phường Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội; số điện thoại: 0886.882.338).
Vén màn kịch xa hoa của trùm lừa đảo
Trong thời đại mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, những bức ảnh lộng lẫy, cuộc sống xa hoa trở thành cách để nhiều người tạo dựng hình ảnh cá nhân.
Tuy nhiên, đây cũng là "sân khấu" hoàn hảo cho những kẻ lừa đảo khoác lên mình chiếc áo doanh nhân thành đạt, nhà đầu tư tài ba, chuyên gia tài chính, bậc thầy dạy làm giàu... nhằm lôi kéo các nạn nhân sập bẫy.
Vụ án rúng động
Mới đây đường dây lừa đảo của hai TikToker nổi tiếng Mr. Pips (tên thật là Phó Đức Nam, sinh năm 1994, trú tại phường 8, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và Mr. Hunter (tên thật Lê Khắc Ngọ, 34 tuổi, trú Hà Nội) cùng nhiều đối tượng bị triệt phá khiến dư luận rúng động bởi số bị hại và số tài sản thu giữ được.
Với 31 bị can, 2.661 bị hại, phong tỏa 316 tỉ tiền trong tài khoản, trái phiếu trị giá 9 tỉ đồng, sổ tiết kiệm trị giá hơn 200 tỉ đồng; 69 tỉ đồng tiền mặt, 2,3 triệu USD; 890 miếng vàng SJC; 246 kg vàng nguyên khối; 31 siêu xe, 7 xe mô tô hạng sang, đắt tiền; 59 đồng hồ nhãn hiệu nổi tiếng, trị giá khoảng 300 tỉ đồng; 84 trang sức các loại bằng vàng, khảm kim cương...; phong tỏa giao dịch đối với 125 bất động sản; đây được coi là vụ án lừa đảo "lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam về ngoại hối, chứng khoán".
Hiện Công an TP. Hà Nội yêu cầu Lê Khắc Ngọ ra đầu thú, nộp lại tài sản do lừa đảo chiếm đoạt tài sản để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật và mở rộng điều tra vụ án.
Vỏ bọc hào nhoáng của các đối tượng đã đánh lừa được nhiều người.
Để triệt phá ổ nhóm này, Cơ quan Công an đã phải huy động các trinh sát tinh nhuệ nhất, với 12 cán bộ chỉ "ăn và làm chuyên án". Tất cả công tác điều tra đều được thực hiện bí mật.
Theo đó, giữa năm 2024, các trinh sát Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) phát hiện một ổ nhóm đối tượng có nghi vấn sử dụng công nghệ cao để hoạt động phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh theo hình thức đầu tư chứng khoán, dưới vỏ bọc là Công ty TNHH Artex Vina và các công ty "ma", do đối tượng Phó Đức Nam và Lê Khắc Ngọ cầm đầu.
Theo kết quả điều tra, từ khoảng năm 2019, Phó Đức Nam cùng với Lê Khắc Ngọ đã cấu kết với một nhóm đối tượng người nước ngoài để tổ chức lừa đảo trên nền tảng hệ thống các trang web, đường link sàn chứng khoán quốc tế do nhóm người nước ngoài cung cấp.
Trong quá trình hoạt động phạm tội, Phó Đức Nam và Lê Khắc Ngọ đã thành lập 44 văn phòng tại Việt Nam. Trong đó, riêng tại Hà Nội là 24 văn phòng (với 1.918 đối tượng là quản lý vùng, quản lý văn phòng và nhân viên sale). Ngoài ra còn có 20 văn phòng tại TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng và một số văn phòng tại Campuchia.
Dù các công ty không đăng ký hoạt động về chứng khoán, tài chính nhưng vẫn tuyển dụng nhân viên để hoạt động trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối, chứng khoán phái sinh, hàng ngày có khoảng 1.000 nhân viên làm việc từ 8 - 21 giờ.
Ngoài ra, các đối tượng đã tạo lập, quản lý 5 trang mạng có giao diện tiếng Anh để người tham gia hiểu lầm là giao dịch trên các sàn quốc tế, có uy tín, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Các trang mạng này về bản chất đều đã được lập trình, gắn với các tài khoản ngân hàng của các đối tượng quản lý; mỗi sàn giao dịch đều được kết nối với ứng dụng MetaTrader 4 (MT4) MetaTrader 5 (MT5) là nền tảng giao dịch ngoại hối, chứng khoán phổ biến trên thế giới hiện nay.
Các đối tượng nhân viên "sale" trong các văn phòng chi nhánh chia thành từng nhóm nhỏ từ 5 đến 10 nhân viên để hoạt động và phân công trưởng nhóm (leader) để đào tạo và hướng dẫn các đối tượng "sale" tìm kiếm dụ dỗ khách hàng chuyển tiền.
Các đối tượng "sale" không có kiến thức về đầu tư ngoại hối, chứng khoán nhưng vẫn sử dụng điện thoại di động để tìm kiếm khách hàng thông qua các hội nhóm trên mạng xã hội Zalo, Facebook hoặc khi tham gia các sự kiện có nhiều người có tiềm năng kinh tế để tiếp cận, kết bạn, làm quen. Sau đó các đối tượng "sale" sẽ giới thiệu về thị trường tài chính vĩ mô, về các cơ hội đầu tư ngoại hối, thôi thúc ham muốn đầu tư của khách hàng, từ đó hướng dẫn, mời chào đầu tư vào các sàn ngoại hối trên.
Sau khi khách hàng đồng ý tham gia, nhân viên "sale" sẽ hỗ trợ khách hàng tạo tài khoản, hướng dẫn truy cập vào "link web" của sàn như trên, sử dụng gmail để tạo tài khoản giao dịch. Sau đó tải ứng dụng MT4, MT5 về điện thoại, sử dụng mã tài khoản giao dịch "dán" vào ứng dụng MT5, vào Gmail xác nhận tài khoản.
Trong quá trình hoạt động lừa đảo, các nhân viên "sale" tạo nhiều tài khoản Zalo để giả làm bị hại, người tham gia đầu tư, chuyên gia tư vấn, đăng nhiều giao dịch thắng trên sàn lên các nhóm Zalo để kích thích bị hại tham gia đầu tư. Còn đối với khách hàng thì sau khi nạp tiền, các nhân viên sẽ tự đưa ra các thông tin về xu hướng thị trường, khuyến khích khách hàng thực hiện các giao dịch với đòn bẩy lớn, hạn chế việc chốt lời hoặc cắt lỗ trước 3 phút (sau khi đặt lệnh Buy hoặc Sell).
Khi khách "cháy" lệnh thì nhân viên "sale", "leader" lại dụ dỗ khách nạp tiền chơi tiếp để gỡ hoặc đưa ra các khuyến mãi (bonus) hấp dẫn để khách tiếp tục nạp tiền. Nếu khách hàng muốn rút tiền thì các đối tượng sẽ thực hiện lệnh rút trên sàn hoặc chat với support trên sàn yêu cầu rút tiền.
Khi thấy khách có lệnh rút tiền, bộ phận support sẽ thông báo xin ý kiến của các đối tượng cầm đầu. Nếu khách thực hiện lệnh rút số tiền ít thì sẽ cho rút, nếu khách thực hiện lệnh rút số tiền lớn hoặc có ý định rút nghỉ chơi thì "leader" sẽ yêu cầu "sale" hoặc trực tiếp tác động để khách thực hiện thêm giao dịch, trì hoãn việc rút tiền nhằm cháy tài khoản của khách, hạn chế việc khách rút tiền khỏi sàn.
Để quản lý những nhân viên "sale", Phó Đức Nam cho xây dựng một đội ngũ pháp chế và an ninh, nhằm đe dọa họ. Các nhân viên khi gia nhập vào bộ máy của Nam, phải ký cam kết không tiết lộ bí mật kinh doanh, đặc biệt là sau khi nghỉ việc. Nếu ai vi phạm, các đối tượng sẽ cho người đe dọa, thậm chí sử dụng vũ lực để hành hung.
Chúng còn lắp camera, cho người canh gác ở cửa nhằm cảnh giới, ứng phó khi cơ quan chức năng phát hiện. Trên không gian mạng, các nghi phạm sử dụng ứng dụng có độ bảo mật cao, dễ dàng xóa dấu vết, ẩn danh khi hoạt động.
Tạo vỏ bọc hào nhoáng để dụ dỗ người tham gia
Đại tá Kiên Thành Trung, Trưởng công an quận Cầu Giấy cho biết, khó khăn không chỉ ở việc truy bắt ổ nhóm phạm tội mà quá trình tìm, xác minh bị hại trong vụ án cũng khiến cơ quan điều tra gặp không ít khó khăn, gian nan.
Các bị hại nghĩ đây là những sàn chứng khoán được cấp phép, chính thống, việc bị mất tiền là do may rủi nên không hợp tác, trình báo, từ chối cung cấp thông tin của các đối tượng cho cơ quan điều tra.
Dựa theo dữ liệu xác minh thu thập được trên hệ thống lừa đảo, Công an trực tiếp liên hệ với một số bị hại để xác minh. Điều bất ngờ là bị hại lại tưởng các điều tra viên là kẻ lừa đảo mạo danh. Nhiều nạn nhân vẫn không tin bản thân bị đường dây của Phó Đức Nam lừa đảo chiếm đoạt tiền. Chỉ đến khi thông tin vụ án được đăng tải trên báo chí thì nhiều người mới gọi điện trình báo với cơ quan điều tra.
Theo Ban chuyên án, Phó Đức Nam là người được đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin, am hiểu về tài chính, chứng khoán, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ rất tốt. Sau khi tốt nghiệp THPT, Nam được nhận học bổng toàn phần của một trường đại học tại Singapore, đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin.
Khi học xong và quay trở lại Việt Nam, đối tượng này đã làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài về chứng khoán. Đặc biệt, Nam có IELTS 8.5 nên giao tiếp với người nước ngoài rất tốt, không cần phiên dịch. Thế nhưng thay vì dùng kiến thức, tài năng của mình để phục vụ đất nước, làm giàu chính đáng thì Nam đã liên kết với nhiều đối tượng khác để hình thành nên một tổ chức sử dụng công nghệ cao để hoạt động phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Điều đáng nói trước khi bị bắt, Mr.Pips và Mr.Hunter đều xây dựng cho mình một vỏ bọc hào nhoáng, là doanh nhân thành đạt với nhiều biệt thự, siêu xe. Phó Đức Nam nổi tiếng trên các nền tảng mạng xã hội qua nhiều video dạy làm giàu bằng đầu tư hay hướng tới xây dựng cộng đồng đầu tư tài chính. Nam thường chia sẻ quan điểm, kiến thức tài chính - đầu tư, đặc biệt là cuộc sống xa hoa, sang trọng với hàng loạt siêu xe, tiền, vàng và đồng hồ hàng hiệu. Những clip dạy làm giàu, dạy đầu tư của Phó Đức Nam thu hút cả trăm nghìn hoặc triệu view.
Phó Đức Nam tự giới thiệu mình là một trader (người thực hiện các giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử, vàng...) bất bại với "10 năm kinh nghiệm trên thị trường đầu tư vàng và chứng khoán quốc tế" và thường xuyên đăng ảnh khoe "gồng lãi" hàng chục nghìn USD trên mạng xã hội.
Để kết nạp nhiều thành viên tham gia hội nhóm của mình, Nam cũng thường xuyên khoe các nhóm chat Telegram với hàng trăm thành viên. Cách thức hoạt động hội nhóm của Nam là "show" danh mục để các thành viên tham gia theo hình thức "copy-trade".
"Copy-trade" trong đầu tư chính là hình thức sao chép giao dịch, mục tiêu cuối cùng để người sao chép hưởng lợi nhuận mà không cần tốn sức nghiên cứu thị trường, lãi hay lỗ phụ thuộc vào hiệu quả các tài khoản được sao chép. Thậm chí có nhiều video Nam còn nói "đạo lý" hay mong muốn xây dựng được cộng đồng đầu tư tài chính lành mạnh ở Việt Nam, từ đó mang lại kiến thức đầu tư cho nhiều người.
Tương tự như Mr.Pips, Mr.Hunter vốn là cái tên quen thuộc trong giới đầu tư tài chính. Trước khi bị bắt, Lê Khắc Ngọ xây dựng hình ảnh một nhà đầu tư tự do thành công với hơn 13 năm kinh nghiệm "chinh chiến trên thị trường".
"Xuất thân từ một gia đình bình thường, Mr.Hunter đã vượt qua mọi khó khăn để xây dựng đế chế kinh doanh trị giá hàng triệu đô", một dòng miêu tả về Ngọ.
Để tạo dựng hình ảnh "truyền cảm hứng" nhưng mục đích thực chất là lôi kéo các nhà đầu tư tham gia hội nhóm, Mr.Hunter còn kể mình là một người từng vấp ngã, từ việc khởi nghiệp với số nợ hơn 2 tỉ khi chỉ mới ở độ tuổi 20, đến lúc trở thành nhà cố vấn tài chính nổi tiếng.
Bán các khóa học dạy đầu tư, thu hút nhiều người tham gia các đội nhóm, Mr.Hunter cũng được giới thiệu là nhà cố vấn phát triển cho các công ty môi giới và quỹ đầu tư quốc tế tại thị trường Đông Nam Á và Việt Nam.
Một hội thảo tài chính của Ngọ diễn ra hồi tháng 9/2024 đã thu hút sự quan tâm của hàng trăm nhà đầu tư.
Trước đó, Ngọ cùng đội ngũ thường xuyên tổ chức các hội thảo, khóa học nhằm chia sẻ những kinh nghiệm, bí quyết đầu tư và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả để phòng ngừa rủi ro trong đầu tư.
Tại các hội thảo, Mr.Hunter liên tục truyền cảm hứng cho các nhà đầu tư thông qua những câu chuyện thành công của bản thân trong lĩnh vực này với triết lý "Làm giàu không khó, nếu bạn biết cách". Ngọ cũng thường xuyên đăng ảnh và clip khoe tài sản khủng cùng những chia sẻ về những khoản đầu tư lớn. Các kênh mạng xã hội của Mr.Hunter thu hút một lượng lớn người theo dõi.
Để xóa bớt nghi ngờ của nhiều người về việc mình "phông bạt" để "lùa gà", Ngọ cùng các đối tượng liên tục đưa ra các bài viết khẳng định "Mr. Hunter còn là chủ doanh nghiệp về đầu tư tài chính". Sau khi thông tin Phó Đức Nam cùng Lê Khắc Ngọ bị khởi tố, nhiều người mới vỡ lẽ hóa ra tất cả chỉ là chiêu trò làm màu trên mạng xã hội của các đối tượng.
Những chiêu trò phông bạt của các đối tượng lừa đảo ngày càng tinh vi và khó nhận biết. Trong thời đại mà mọi thứ có thể được tô vẽ qua vài video trên mạng, nhiều người trẻ dễ dàng bị cuốn vào những giấc mơ giàu có mà không nhìn ra cạm bẫy. Điều cần nhớ, không có con đường nào dẫn đến thành công được trải hoa hồng. Tất cả phải qua khó khăn, gian khổ, phải đi lên bằng chính đôi chân, sự nỗ lực và sức lao động chân chính bản thân mình. Hãy tỉnh táo trước những lời hứa "việc nhẹ lương cao", "một vốn bốn lời", "làm giàu không khó", "lợi nhuận vượt trội"... và những hình ảnh hào nhoáng trên mạng xã hội.
Mr Pips Phó Đức Nam bước đầu khai gì tại cơ quan điều tra? Mr Pips Phó Đức Nam khai rằng phải khoe "nhà đẹp, xe sang" để tạo sự tin tưởng cho các nạn nhân Liên quan đến đường dây Phó Đức Nam (TikToker Mr Pips; SN 1994, trú Bà Rịa - Vũng Tàu) và Lê Khắc Ngọ (tức Mr Hunter, SN 1990, trú Hà Nội) lừa đảo, Thượng tá Cao Văn Thái, Phó Trưởng phòng...