Bi hài chuyện thuê “phụ huynh” đi họp
Để đối phó với những buổi họp phụ huynh, nhiều học sinh đã tìm mọi cách để “qua mặt” cả nhà trường và gia đình. Chiêu thuê “phụ huynh dỏm” đi họp khiến nảy sinh những chuyện cười ra nước mắt.
Ngay cả khi nhiều trường đã kiểm soát chặt chẽ việc họp phụ huynh với quy định như: phụ huynh phải xuất trình chứng minh nhân dân (CMND), nêu rõ nhân khẩu trong gia đình, tên lớp và những đặc điểm của con mình… Tuy nhiên, những quy định này chỉ là “chuyện nhỏ” bởi học sinh (HS) cũng có hàng trăm lý do và phương cách ứng phó.
(ảnh minh họa)
Bố dỏm
V.Quý (THPT Phan Đăng Lưu, Q.Bình Thạnh, TPHCM) là “đệ tử” của game online, vì vậy, việc “bùng” tiết đi chơi là chuyện thường ngày. Dù nội quy trường Quý rất khó, chỉ cần HS phạm lỗi nhỏ nhà trường sẽ mời phụ huynh đến trao đổi, huống hồ là việc Quý thường xuyên cúp tiết. Khi gặp, phụ huynh phải xuất trình CMND để đối chiếu với lý lịch HS… Chính những quy định khó khăn ấy mới thấy được khả năng “tài ba” của Quý trong việc tuyển chọn “bố” để giúp mình đi họp.
Đầu tiên, Quý tìm cách dấu CMND của bố, tìm một bác xe ôm có gương mặt hao hao bố mình và chi trả tiền để “ông bố dỏm” này học thuộc những cái tên trong… hộ khẩu gia đình, tên lớp và những đặc điểm của ông con trai bắt đắc dĩ. Thế là thành thói quen, Quý cứ ung dung vi phạm nội quy và nhờ bác xe ôm thân thuộc ấy vào vai bố mình mà giám thị vẫn không mảy may nghi ngờ. Chỉ cần có lịch họp phụ huynh là Quý nhấc máy alô cho “bố” giờ đó, đến lớp đó làm công việc đơn giản là nghe phàn nàn về chuyện cúp học của mình.
Và mẹ dỏm
Video đang HOT
Với D.Tuyền (THPT L.H, quận 12, TPHCM) thì chiêu né họp phụ huynh càng tinh vi hơn. Bố Tuyền vốn là sếp của một công ty liên doanh, thường xuyên có những chuyến công tác dài ngày. Thế nên, những lần họp phụ huynh khi cô giáo chủ nhiệm muốn mời đích thân bố Tuyền đến họp, Tuyền đều viện lý do bố đi công tác và “mẹ” đi thay. Để minh chứng cho lời nói của mình, Tuyền cho cô giáo cả số đi động của bố mình nhưng chỉ là số “ma”, cô giáo liên lạc nhiều lần đều nằm ngoài vòng phủ sóng. Và cô giáo cũng chẳng còn nghi ngờ gì về người “mẹ” khi bà này kể rành mạch về gia đình, con cái. Không những thế, bà “mẹ” này còn là phụ huynh sôi nổi nhất khi có nhiều ý kiến đóng góp cũng như kiên quyết sẽ về “rèn” con gái mình vào đúng khuôn phép.
Tuy nhiên, không phải lúc nào những phi vụ “mướn phụ huynh” cũng được trót lọt. Với H.Linh (THPT H.Đ, quận Tân Phú, TPHCM) thì buổi họp phụ huynh cuối năm học trước là một buổi nhớ đời. Vì cha mẹ không quan tâm lắm đến việc họp phụ huynh nên khi anh chàng thông báo: “Trường con năm nay chỉ phát sổ liên lạc chứ không họp phụ huynh giữa kỳ” thì ba mẹ cũng tin ngay. Sau đó Linh bỏ ra 50.000 đồng chi cho ông xe ôm gần nhà đi họp thay ba mẹ. Khổ nỗi, trong lúc cô giáo chủ nhiệm đang trao đổi với vị phụ huynh ngồi gần “bố dỏm” của Linh thì một phụ huynh gần đấy bỗng buột miệng: “Bác hôm nay không đi xe ôm à?”. Và mọi việc vỡ lở ngay vì bố của Linh vốn là kế toán trưởng của một công ty xuất nhập khẩu.
Lỗi từ phụ huynh
Và “đi đêm” lắm cũng có ngày gặp “nạn”, số là thấy bố của V.Quý đi họp mà chẳng có ý kiến gì, sau nhiều lần họp mà Quý vẫn “chứng nào tật nấy” nên cô giáo chủ nhiệm đành phải tìm đến nhà để gặp mẹ Quý bàn về việc phối hợp giáo dục. Lần theo địa chỉ đến nhà thì gặp một… ông bố khác, tưởng vô lộn nhà nhưng khi hỏi, cô giáo mới tá hoả khi ông này mới là bố thật của Quý. Cũng vậy, cuối năm thấy hàng xóm cứ lũ lượt dắt nhau đi họp phụ huynh còn mình cứ ngồi chơi xơi nước ở nhà, mẹ của Tuyền thắc mắc liền gọi điện đến trường hỏi cho ra lẽ thì mới biết rằng, hoá ra, Tuyền còn có một… “người mẹ” khác rất siêng năng họp phụ huynh và có rất nhiều ý kiến chu đáo để rèn luyện cho con gái mình.
“Từ những phút nông nổi, muốn đối phó với cha mẹ, thầy cô trước mắt mà các em HS không biết rằng khi mọi chuyện đổ bể, hậu quả còn lớn gấp trăm lần vì các em đã làm mất sự tin tưởng của thầy cô, ba mẹ”, cô Vân, giáo viên chủ nhiệm một trường THPT trên đường Nguyễn Văn Đậu, nhận xét. Cũng theo cô Vân, nguyên nhân mà các em HS có thể mướn phụ huynh trót lọt là do nhiều bậc phụ huynh quá mải mê công việc và ít quan tâm, theo sát việc học của con cái. Nhiều phụ huynh đi họp cũng chỉ là lấy lệ, thậm chí còn “ngại” đi họp nên vô tình “tiếp tay” cho các em trong việc thuê người họp để đối phó.
Theo Quốc Hải
Đất Việt
Teen nên nghỉ ngơi, xả stress bao nhiêu thì... đủ
Kì thi HK2 gần như đã hoàn tất ở hầu hết các trường THPT. Nhiều teen bắt đầu đón nhận những ngày nghỉ lễ tuyệt vời khi Noel gần xích lại. Thế là bao nhiêu bài vở chẳng thèm màn nữa, bởi... có lấy điểm đâu quan tâm làm gì?
Cảm giác "lâng lâng" sau khi thi...
Với học sinh, không gì nhẹ nhõm bằng việc thi xong được nghỉ ngơi. Thậm chí, chỉ nói riêng đến việc không phải đối mặt với áp lực bài vở, áp lực thi cử nữa cũng đã nhẹ nhõm rất nhiều rồi. Nhiều bạn bắt đầu tận hưởng những ngày học nhẹ nhàng này như một sự "tự thưởng" cho bản thân với những cố gắng và áp lực trong thời gian qua.
Thanh Ly (sn1993) chia sẻ: "Chiều vừa thi xong là tớ hẹn bạn bè đi chơi luôn. Mặc dù hôm sau vẫn phải đến trường, nhưng tớ cũng chẳng lo nữa. Đầu tớ giờ như bị bão hòa, chẳng muốn nhớ đến sách vở. Bạn bè tớ gần như đứa nào cũng trong tình trạng như tớ. Đứa thì dự định đi chơi xa, đứa thì đã khoe sẽ nhanh chóng dọn dẹp sách vở để tận hưởng ngày lễ giang sinh sắp tới. Đây là thời điểm tuyệt vời nhất với học sinh mà".
Mỗi người một kế hoạch, một dự định "ăn chơi". Có người vừa phải, cũng có bạn thả phanh. Mỗi người một cách, không ai giống ai. Nhưng hầu như, tâm lí chung của các bạn là nghỉ ngơi, ăn chơi xả hơi còn chuyện học hành hay gì sau thi thì cứ.... tạm quên đi đã.
Và chuyện nghỉ liền tù tì...
Thi xong, không đồng nghĩa với việc được nghỉ học. Nhiều trường chỉ cho học sinh nghỉ 1 - 2 ngày sau thi. Nhiều trường thì không cho nghỉ, chỉ giảm tải trong chương trình học. Thời điểm này, là lúc thầy cô bổ xung phần bài vở còn thiếu, để hoàn thành chương trình học. Bởi không ít thầy cô sẵn sàng để "muộn" bài, miễn sao tập trung cho học sinh ôn thi thật tốt.
Thế nhưng tâm lí học sinh, thì nào ai muốn học những thứ sẽ cho rằng... chẳng thi. Số khác lại cho rằng không cần thiết vì thi xong rồi, học cũng không kiểm tra lại. Hệ lụy của suy nghĩ đó là nhiều bạn thả phanh nghỉ học, thả phanh bỏ bê bài vở. Dẫu có lên lớp, có phải học thì cũng chẳng thèm chép bài hay nghe giảng. Đơn giản vì... qua học kì thì thay tập mới. Chép hay không chép cũng có ai biết đâu?
Mạnh Khang (trường THPT Nguyễn Khuyến) chia sẻ: "Khi thi phải học vì sức ép đã đành, thi xong rồi chẳng ai còn tâm trí học. Từ đứa hạng nhất đến đứa hạng bét, thi xong là chỉ muốn đi chơi thôi, ngay cả đi học còn lười, bởi thi xong rồi còn học gì nữa.(?) Bố mẹ thi xong rồi cũng không ép uổng. Điệp khúc "học, học nữa, học mãi" của thầy cô cũng thưa thớt hơn".
Chưa hết, nhiều bạn bắt đầu tranh thủ những ngày được trường cho nghỉ và xin nghĩ liền tù tì những ngày sau đó, để tranh thủ cho một chuyến đi chơi xa. Hay đơn giản là "thi xong đi học cũng có học gì nữa đâu, nghỉ luôn ở nhà ngủ cho khỏe(?). Không tìm được lí do xin nghỉ, nhiều bạn vẫn than thân trách phận bảo mình ốm, mình mệt vì học thi quá căng thẳng. Thế là thương con, nhiều phụ huynh sẵn sàng xin cho con nghỉ nhiều ngày liền.
Thế nhưng vẫn có chuyện để lo...
Nhiều bạn ỷ y là thi xong chẳng cần học, chẳng cần đến trường, cứ thẳng cánh mà... chơi. Thế nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Nhiều thầy cô thường tập trung cho học trò học và ôn thi, đến khi thi xong thì mới bắt tay vào việc hoàn thành các cột điểm. Những cột điểm thường bổ sung vào cuối năm như điểm miệng, điểm kiểm tra 15".
Cuối năm, thầy cô khi làm bảng điểm, còn thường tạo điều kiện cho học sinh gỡ điểm, nếu điểm số quá kém. Bỏ qua, bạn gần như mất đi một cơ hội kéo những cột điểm của mình. Rồi việc kiểm tra lại các con điểm trước khi vào sổ cái, hay việc phát bài thi ra, để kiểm tra xem việc chấm bài lần chót. Lúc ấy, nếu chẳng may bạn vắng mặt, sẽ chẳng ai có thời gian thay thế, rà soát lại bài kiểm tra hay bài thi giúp bạn.
Nhiều bạn lâm vào tình trạng, lúc phát bài, phát điểm và kiểm tra điểm thì không có mặt. Đến khi thấy điểm số không như mong muốn, không như dự tính, thì cứ ôm trong đầu những thắc mắc tại sao thế này, tại sao thế nọ rồi suy nghĩ lung tung. Lúc ấy, có muốn xin xem lại bài thi cũng chẳng dễ dàng.
Chưa kể đến, thời điểm thi xong tuy bài vở không nhiều. Nhưng nó thường là những kiến thức bổ trợ cho chương trình trong học kì 2, tuy không quá nặng và áp lực. Nhưng nếu bạn cứ nghỉ liền tù tì và chẳng quan tâm đến nó, thì việc bắt tay vào học kì mới cũng rất vất vả!
Theo PLXH
Sinh viên Thời trang họ làm được những gì? Tò mò từ một số bài báo về Học viện Thời trang Luân Đôn, tôi đã tìm đến thẳng địa chỉ 48 Tô Ngọc Vân để tìm hiểu thực hư. Thật trùng hợp vì hôm nay cũng ngày chấm điểm cuối kì. Giới thiệu là nhà báo, tôi được mời dự giờ để hiểu hơn về công việc của các sinh viên nơi...