Bi hài chuyện nhà vệ sinh trường học
Hiện nay nhiều công trình vệ sinh của các trường học thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu được xây dựng khá “hoành tráng”. Tuy nhiên có một bất cập là do thiếu nguồn nước nên không ít các công trình bị đắp chiếu hoặc sử dụng một cách tạm thời.
Trên đây là lời trần tình của ông Hoàng Đức Minh – Phó giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu. Để minh chứng cho những điều mình nói, ông Minh đã giới thiệu chúng tôi về thực tế tại Trường tiểu học, THCS Bản Lang thuộc Huyện Phong Thổ. Đây là một trong những huyện khó khăn nhất của Lai Châu khi có đến 18/23 xã giáp biên giới Việt-Trung.
Từ thực tế cho đến những câu chuyện “bi hài”
Đặt chân đến Trường tiểu học Bản Lang thì không khó khăn gì để nhìn thấy một công trình vệ sinh được coi là khá “đồ sộ” so với vùng cao. Một khu nhà vệ sinh thuộc diện khép kín và được ốp gạch hoa mà khi nhìn vào không ít người sẽ đánh giá gọn gàng và sạch sẽ những khi tiếp cận đến gần lại rơi vào trạng thái “khó tin”
Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Quách Thị Khuy – Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: “Khu nhà vệ sinh này được bàn giao vào khoảng tháng 2/2009 nhưng ở trạng thái chưa có nước. Đến cuối tháng 12/2009 thì dự án cấp nước sạch mới làm được được đường ống dẫn về trường và lúc đó công trình vệ sinh mới được thực sự sử dụng. Tuy nhiên do chất lượng công trình thi công không đảm bảo nên mặc dù mới chỉ hơn 6 tháng sử dụng đã cho thấy dấu hiệu xuống cấp”.
Tiếp cận khu nhà vệ sinh nơi đây cho thấy, đa số các vòi nước để rửa tay đã bị hư hỏng. Những sự hư hỏng này một phần cũng do con người sử dụng vì hầu hết các em nhỏ vùng cao đều “táy máy” nghịch ngợm, nhưng xuống cấp trong một thời gian ngắn lại là cả một câu chuyện dài.
Sự quá tải ở công trình phụ “vô tình” phát hiện ra khâu thi công không đảm bảo.
Bên cạnh đó với do không có nguồn kinh phí để thuê nhân viên dọn vệ sinh nên mọi hoạt động để đảm bảo cho nhà vệ sinh sạch đẹp đáp ứng tiêu chí của “Trường học thân thiện- học sinh tích cực” là một vấn đề nan giải của thầy trò nơi đây.
Hiệu trưởng Khuy cũng cho biết thêm: “Do công trình vệ sinh khép kín nên cần phải có giấy phù hợp để dùng nhưng trên thực tế không có ngân sách nào chi cho khoản này. Chính vì thế học sinh chủ yếu dùng giấy vụn, thậm chí dùng que (theo thói quen của người dân tộc – PV) nên chuyện tắc nhà vệ sinh là chuyện thường ngày”.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, hoạt động dọn dẹp sạch sẽ nhà vệ sinh phần lớn là do thầy cô đảm nhận. Lúc chưa có nước thì các giáo viên lặn lội đi lấy nước cách hàng trăm mét về tích đầy để dùng, lúc có nước thì lại ở trạng thái “lúc không cần thì thừa, lúc cần thì lại thiếu”. Lý do là khi hệ thống nước sạch được đưa về trường thì chủ đầu tư không lắp một khóa chống tràn. Chính vì thế khi đầy thùng chứa nước tiếp tục chảy ào ào ra ngoài.
Video đang HOT
Nước đầy nhưng không có van khóa nên chảy tràn lan.
Thực tế nhà vệ sinh ở Trường tiểu học Bản Lang đã vậy nhưng khi chúng tôi tiếp cận khu vệ sinh của Trường THCS Bản Lang kế cạnh thì tình trạng không có gì khá hơn. Không chỉ công trình nhà vệ sinh xuống cấp mà qua quan sát của chúng tôi và và phản ánh của các thầy cô thì kỹ thuật thiết kế đang có dấu hiệu “bất thường”.
Ai chịu trách nhiệm?
Tâm sự với chúng tôi, thầy giáo Đồng Xuân Lợi – Hiệu trưởng Trường THCS Bản Lang buồn rầu: “Khi tiếp nhận bàn giao khu nhà vệ sinh cả trường mừng lắm. Nhưng chỉ một thời gian sử dụng, thầy trò đều ngao ngán. Hiện tại chỉ còn có thể sử dụng để đi tiểu tiện còn đại tiện thì đã cấm hơn cả tháng rồi. Giải pháp khắc phục là các em chịu khó chạy ra thật xa trường ở một quả đồi nào đó để “giải quyết”.
Cũng theo thầy Đồng thì toàn trường có hơn 400 người nhưng chỉ xây được hai công trình phục vụ việc đại tiện (một bên phục vụ cho nữ, một bên phục vụ cho nam) nên dẫn đến tình trạng quá tải. Cũng do hiện tượng này mà dẫn đến phát hiện việc thi công công trình nhà vệ sinh nơi đây không đảm bảo.
Chỉ trong một thời gian ngắn thì toàn bộ hệ thống rửa tay đã bị hư hỏng.
Theo nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh khép kín thì ở phần bể phốt phải gồm 3 ngăn (một ngăn chứa, một ngăn lắng và một ngăn lọc). Ở phần ngăn lọc (nước đã trong) sẽ được dẫn thoát ra ngoài. Bên cạnh đó phải có một đường ống thoát khí để tránh tình trạng nổ “hố ga”. Tuy nhiên theo qua sát của chúng tôi thì cả công trình vệ sinh ở cấp tiểu học và THCS ở Bản Lang đều không tuân thủ theo các bước này mà lại được thiết kế một cách “trái ngoáy”.
Ở khu nhà vệ sinh THCS Bản Lang thì hệ thống khu vệ sinh nam và nữ chung một “bể phốt” thông nhau, không có ngăn lắng, lọc và thoát nước trong. Chính vì thế khi “bể phốt” đầy dẫn đến tình trạng dội nước khu bên nam thì bên nữ lại bị trào ứ lên.
“Do tình trạng như vậy nên chúng tôi quyết định không cho học sinh sử dụng công trình này hơn một tháng nay. Vì nếu sử dụng thì sẽ rất mất vệ sinh”, thầy Đồng bức xúc cho biết.
Vậy tại sao nhà trường không kiểm tra công trình trước khi ký nhận?
“Họ về xây cho mình nhà vệ sinh thì đã mừng lắm rồi. Mặc dù biết công trình chưa đảm bảo nhưng “có còn hơn không” nên đều ký nhận cho xong việc”, thầy Đồng bộc bạch.
Chúng tôi càng ngạc nhiên hơi khi lãnh đạo cả Trường tiểu học và THCS Bản Lang đều “mù mờ” không biết đơn vị đầu tư xây dựng nhà vệ sinh nơi đây là ai nhưng vẫn ký nhận.
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì hiện nay có rất nhiều tổ chức lên xây dựng nhà vệ sinh cho trường học vùng cao. Đa số các tổ chức này đều làm việc độc lập và trực tiếp với trường mà không thông qua Phòng hoặc Sở GD-ĐT. Chính vì thế thông tin về họ gần như không có.
Thực tế cũng cho thấy các tổ chức này hầu như không khảo sát mà chỉ làm một cách “dập khuôn” để nhanh cho xong. Chính vì thế dẫn đến tình trạnh nhà vệ sinh “đẹp” nhưng lại ở tình trạng “đắp chiếu”.
Bên cạnh đó mặc dù biềt nhiều trường học vùng cao không thể có chi phí để mua giấy vệ sinh nhưng các chủ đầu tư vẫn không có sự sáng tạo giải quyết vấn đề bằng cách “dùng nước” để thay thế.
Sự quan tâm của các cấp, các ngành đối với nền giáo dục vùng cao là một điều đáng quý những với sự thiếu tinh thần trách nhiệm như hiện nay thì chỉ làm cho thầy trò vùng cao càng thêm “tủi ngủi” mà thôi.
Theo Kênh 14
7 điểm/3 môn vẫn đỗ nhiều trường ĐH - CĐ
Thi đại học được 7 điểm/3 môn nhưng vẫn đậu tới... 20 trường; nhập học chán rồi mà vẫn nhận giấy báo trúng tuyển... Đó là vài câu chuyện bi hài tiếp tục xuất hiện sau mùa tuyển sinh năm nay.
Trường chọn thí sinh hay thí sinh chọn trường?
Nguyễn Hải Trang (Quận Long Biên, Hà Nội) thi vào Trường ĐH Văn hóa Hà Nội đạt 8 điểm, không đỗ. Nhưng từ sau khi nhận giấy báo kết quả đến nay, Trang đã nhận được hơn 10 giấy báo trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khác. Trang cho biết, không những các trường khu vực phía Bắc mà cả các trường thuộc hệ đào tạo từ xa ở phía Nam cũng gọi nhập học.
Còn với Trần Văn Hùng (Quận Đống Đa), bạn đã không khỏi ngạc nhiên khi nhập học tại Trường TCCN ESTIH từ 1tháng trước nhưng đến nay vẫn đều đều nhận được giấy báo nhập học của nhiều trường khác. Trước đó, trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, Hùng thi vào Trường ĐH Xây dựng nhưng chỉ đạt 6 điểm/3 môn nên Hùng đăng ký vào học trung cấp.
Một thầy giáo ở Huế cũng cho biết, học trò của thầy thi đại học đạt 7 điểm mà lại có giấy báo của một trường dân lập ở Đà Nẵng. Qua tìm hiểu, đây không phải là "hiện tượng" của mùa tuyển sinh 2009. Những năm trước, đều có tình trạng này. Các trường đại học tổ chức thi sẽ bán danh sách những thí sinh không đủ điểm vào đại học cho các trường cao đẳng hoặc các trường trung cấp chuyên nghiệp. Đây là chiến dịch tìm kiếm thí sinh của các trường trung cấp này.
Thực tế, các trường trung cấp chuyên nghiệp đều tuyển sinh rất khó khăn. Hiệu trưởng của một trường trung cấp chuyên nghiệp tại Hà Nội cho biết, việc đầu tiên là phải mua danh sách các thí sinh bị trượt từ một số trường, sau đó liên kết với một đội ngũ "chân rết" in và gửi giấy nhập học đến các thí sinh bị trượt.
Ngoài ra, các trường hoạt động theo mô hình dân lập, muốn đạt chỉ tiêu tuyển sinh phải chi phí tới 2/3 tiền học phí hai tháng đầu của thí sinh, khoản phí đó được dành cho những trường thừa chỉ tiêu khi "nhượng" lại học sinh.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Nguồn tuyển đã "cạn"?
Năm 2009, số thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT trên cả nước là hơn 872.000. Trong khi đó, theo ông Ngô Kim Khôi, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng (hệ chính quy) năm 2009 là hơn 502.000 (tăng xấp xỉ 12 % so với năm 2008).
Tổng chỉ tiêu hệ trung cấp chuyên nghiệp năm học 2009 - 2010 là 460.000. Như vậy, tổng chỉ tiêu đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp đã vượt số thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2009. Do đó, phải "vét" cả học sinh trượt tốt nghiệp THPT thì may ra mới đủ chỉ tiêu.
Chính vì nguồn tuyển đã "cạn" này dẫn đến tình trạng các trường, từ đại học công lập đến trung cấp chuyên nghiệp đều khó khăn trong tuyển sinh. Dư luận đang rất bất ngờ trước thông tin Trường ĐH Y Hà Nội tuyển NV3 (dù trường không tuyển NV2). Trước đó, lãnh đạo nhà trường cho biết đã gọi đến 200% chỉ tiêu nhưng vẫn không đủ thí sinh nhập học.
So với năm 2008, điểm chuẩn của Trường ĐH Y Hà Nội cũng thấp hơn. Đến nay, mới chỉ có ngành Bác sĩ đa khoa của trường là đủ thí sinh nhập học. Các ngành sư phạm, nhất là các trường cao đẳng sư phạm địa phương, dù NV2 cũng chỉ từ điểm sàn hoặc tương đương điểm NV1 nhưng vẫn không đủ chỉ tiêu.
Rõ ràng, ở mùa tuyển sinh năm nay, thí sinh đã có quyền "kiêu" khi lựa chọn trường.