Bi hài chuyện mang thẻ sinh viên, bằng đại học đi… cầm cố
Theo chân một số người quen đi “tìm” (nghe cho oai chứ thực chất là đi chuộc) bằng tốt nghiệp ở một số tiệm cầm đồ tại Hà Nội, chúng tôi thực sự choáng.
Những dịch vụ cầm đồ mọc lên khắp nơi
Hóa ra, tại tiệm cầm đồ, cái gì cũng có thể “ ký gửi” được. Bằng tốt nghiệp đại học là thứ tưởng chừng thiêng liêng với cá nhân con người cụ thể, thế mà nó vẫn có mặt ở tiệm cầm đồ. Điều đặc biệt hơn, người cầm bằng đi “ký gửi” lại không ai khác, chính là chủ nhân của chiếc bằng.
“Ký gửi” chữ lấy tiền “xài chơi”
Nguyễn Thành Đông, con chị Hoài ( ở Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội), vừa đi du học Trung Quốc về được 6 tháng. Lúc Đông về nước, chị Hoài khoe: “Thằng bé được bằng khá cô à! Lúc cháu đi đau đớn quá, khi về, được thế này, anh chị cũng mát mặt”. Chẳng là Đông bị nghiện ma túy. Biết bố mẹ có nhiều tiền, Đông “phá” như thể không có cuộc đời thứ 2. “Phá” để cho mình quyền được hưởng thụ và để bao bạn bè. Đông được gửi sang Trung Quốc cai nghiện với giá 2.000 USD/tháng. Sau 1 năm về nước, thấy con cắt cơn với ma túy nhưng lại nghiện chơi bời. Anh chị Hoài chấp nhận bỏ ra khoản tiền kha khá, thuê hẳn một tay anh chị và nhà riêng cho con du học ( có nghĩa là phải nuôi 2 suất du học) ở Nam Ninh, Trung Quốc.
Chẳng hiểu, học được mấy chữ, cái bằng kia là kiến thức thật hay giả, về nước, bố mẹ xin cho đi làm ở doanh nghiệp nào, Đông cũng chê là kém chuyên nghiệp, người quản lý thiếu trình độ chuyên môn về kinh tế, quản lý theo lối mòn, kiểu gia đình trị… Cứ thế, Đông chẳng chịu đi làm ở đâu mà ngày ngày lại rong chơi với đám thiếu gia Hà thành. Đông tỉnh bơ khi nói lý do “ký gửi” bằng tốt nghiệp đại học: “bố mẹ không chuyển tiền vào tài khoản, không cho tiền, không có tiền tiêu thì phải thế. “Đen” quá, họ chỉ đưa 5 củ (tức 50 triệu đồng) thôi. Nếu bố mẹ đưa giấy tờ xe ô tô đầy đủ, cho nó “đi ở”, được hẳn vài chục củ, sướng hơn nhiều.
Video đang HOT
Chị Hoài nước mắt lưng tròng, không ngờ, sau mấy tháng con về nước lại ra thế này. Chị thất vọng nhưng vẫn cố gạt nước mắt, cầm tiền và rủ chúng tôi đi chuộc bằng về cho con. Ra đế tiệm cầm đồ T.V trên phố Đặng Dung (Ba Đình, Hà Nội), chúng tôi mới biết, ở đây, có rất nhiều bằng tốt nghiệp được làm “con tin” cho các thiếu gia nhà giàu. Đáng chú ý nhất là tấm bằng thạc sỹ, học ở Trung Quốc. Chủ tiệm H.Đ, mặt lạnh như tiền, nói: “Con chị cầm thế là ít đấy. Đầy đứa cầm cả 100 triệu! Thằng Thắng ở Từ Liêm, cầm bằng thạc sỹ 200 triệu, đã 20 ngày rồi, không đến chuộc, chỉ trả lãi. Nó định cầm xe ô tô nhưng lại thôi vì sợ cầm xe ô tô, bố mẹ không chuộc cho, cầm bằng thì bắt buộc phải chuộc”. Chị Hoài hỏi: “Cầm như thế, không sợ bị bọn trẻ bỏ bằng, mất tiền à?”. Chủ H.Đ nhếch mép: “Chúng nó bỏ nhưng bố mẹ chúng nó đến chuộc. Chị chẳng đến chuộc cho con là gì. Các chị thiếu gì tiền, chỉ cần cái bằng để sĩ diện với thiên hạ thôi”. Chủ tiệm H.Đ nói đúng tim đen của nhà giàu làm chị Hoài mặt tím đi vì ngượng.
Lý do không tưởng
Sơn “trắng”. Một cái tên anh chị nổi tiếng ở Hà Thành, cho đàn em dẫn chúng tôi “lướt” nhanh một số tiệm cầm đồ khác, có nhiều khách “ký gửi” bằng tốt nhiệp đại học, cao đẳng để “mục sở thị”. Chúng tôi được biết, ngoài lý do “ký gửi” bằng tốt nghiệp để lấy tiền tiêu xài thì có những lý do, quả là không thể tưởng. Tại tiệm cầm đồ trên đường Giải Phóng ( Hoàng Mai, Hà Nội), một thanh niên, khuôn mặt khá khôi ngô, nhìn trước, ngó sau, rụt rè nói với chủ tiệm T.: “Anh cho em cầm tấm bằng này”. Sau khi xem bằng, lại biết chủ nhân của tấm bằng đại học Xây dựng danh giá này là người ngoại tỉnh, chủ T. im lặng rồi phát giá: “5 triệu, lãi 10.000 đồng/triệu/ngày. 10 hôm sau phải trả cả gốc lẫn lãi, nếu không mất bằng.” Chủ nhân chiếc bằng phân trần: “Anh cho em thêm vài triệu nữa, em cần tiềm nộp viện phí cho người thân. Vài hôm nữa, ở quê thu xếp được, em trả anh ngay, chắc không đến 10 ngày”. Nhìn rất lâu, chủ tiệm T. đồng ý xuất tiền. “Cậu ta còn phải đi xin việc mà” – T. phân trần cho hành động “nghĩa hiệp” của mình.
Theo đàn em của Sơn “trắng” thì các tiệm cầm đồ, cầm bằng đại học có địa chỉ ngoại tỉnh chỉ 2-3 triệu đồng, cùng lắm là 4 triệu. T. cho cầm đến 10 triệu là “quá thoáng” và có gì đấy “tình người” lắm rồi đấy. Tiệm cầm đồ của ông chủ P. (Đại Cổ Việt, Hà Nội) thì phần lớn cầm bằng cho sinh viên mới ra trường. Theo ông chủ P., tiệm này cầm không quá 2 triệu đồng, dù là bất cứ lý do gì. Thế nhưng, tiệm lúc nào cũng đông khách. Ông P.cho biết: Phần lớn là sinh viên vừa ra trường, chưa có việc làm, lại phải tự mưu sinh ở thủ đô. Họ cầm để lấy số tiền làm kinh phí đi xin việc hoặc trang trải cho những ngày đầu đi làm, chưa được nhận lương. Trước khi mang đi cầm, học cũng photo công chứng nhiều bản, giữa lại đề phòng khi chưa lấy được bằng chính ra còn có bản photo để sử dụng.
Đàn em của Sơn “trắng” dẫn chưng tôi đến mấy tiềm cầm đồ cạnh các trường đại học, trung học để chứng kiến một dịch vụ khác, đó là “ký gửi” bằng tốt nghiệp THPT. Tại tiệm H. trên đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài (Cầu Giấy, Hà Nội), có hai cô cậu mặt non choẹt, rất tự tin, đưa tấm bằng THPT, hỏi chủ tiệm: “Cái này chú cầm được bao nhiêu?”. Nhìn ngó một lúc chủ tiệm H. phát giá: “8 lít (tức 800.000 đồng), 5 ngày”. “ Sao ít thế, chứng cháu cần 1,5 triệu cơ, chú cầm đi, lãi cao chút cũng được?” – hai cô cậu năn nỉ. Chủ tiệm H. lắc đầu: “Không được, đáng ra chỉ 6 lít thôi. Không đồng ý thì đi hàng khác”. Theo chủ tiệm H., cầm bằng tốt nghiệp phổ thông chỉ cần ít vốn nhưng vẫn thu lãi cao và đảm bảo sự an toàn của “đồng vốn”. Nhiều cô cậu choai choai chỉ cầm 2-3 ngày là có tiền trả ngay. Ông chủ H., chốt một câu lạnh người: ” Chúng nó thiếu tiền đi nhà nghỉ hoặc đi giải quyết hậu quả nên cầm vài hôm. Sau đó, chúng “xoay” được của bố mẹ ngay ấy mà. Chưa thấy đưa nào bỏ bằng vì mấy lít cả.
Thẻ sinh viên cũng thế chấp
Đàn em củ Sơn đưa chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác khi bật mí, sinh viên lực lượng vũ trang thế chấp thẻ sinh viên lấy tiền trả nợ chủ đề, chủ bóng (tức cá độ bóng đá) là chuyện ngày thường ở huyện. Thâm nhập giới này, mới là “hàng khủng”. lời bật mí làm nhiều người tò mò. Đàn em của Sơn phân tích: “Chị à, sinh viên các trường này toàn con VIP, VIP nào cũng giàu có cả, họ chỉ mong muốn cho con vào đó học để lấy tiếng thôi. Nhiều VIP “chạy” cho con vào trường vài trăm triệu không thể chịu mang tiếng con bị đuổi học vì nợ nần. Vậy thì nhục lắm. Họ có thể mang cả xe tải tiền đến cổng trường, đến chủ tiệm cầm đồ chuộc lại thẻ sinh viên cho con bất kỳ lúc nào”.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, đàn em của Sơn “trắng” nói đúng. Thế giới thế chấp thẻ sinh viên lực lượng vũ trang lắm hình , nhiều vẻ vô cùng. Song, phần lớn những sinh viên “ký gửi” thẻ đó đều rơi vào “hoàn cảnh khó khăn” đến độ buộc phải lựa chọn thế này, hoặc thế kia. Tất nhiên, lỗi đầu tiên là do họ, họ sa vào chơi bời, cờ bạc… Một sinh viên tên A., vừa ra trường kể: “Sinh viên, đứa nào chẳng thiếu tiền tiêu. Em cũng “ký gửi” thẻ 2 lần. 5 năm mà “ký gửi” có 2 lần là quá “ổn” đấy. Có đứa, bố mẹ vừa chuộc cho tháng này, tháng sau lại “ký” luôn. Nhà trường nuôi ăn, bố mẹ cho tiền tiêu, tiền học bổng… nhiều so với những sinh viên tiết kiệm nhưng ít với sinh viên biết tiêu. Thả 2 con lô 200 điểm đã mất toi gần 5 lít/ngày rồi… Bố mẹ cho không đủ tiêu, chơi thì phải thế chấp thẻ”.
“Ký gửi” bằng tốt nghiệp, thẻ sinh viên tức là thế chấp chữ nghĩa, tri thức chúng ta học được, lấy tiền, dùng vào mục đích gì đều không thể chấp nhận được. Muôn nẻo dòng đời, thì có muôn cách để chúng ta giải quyết khó khăn về tài chính nên việc thế chấp công sức học tập, chữa nghĩa, tri thức của chính mình để lấy tiền cần bị trừng phạt nghiêm khắc. Những người làm cha, làm mẹ, đừng vì sĩ diện của bản thân mà tiếp tay cho con mình thành những con nợ.
Theo xahoi
Những biến tướng từ dịch vụ cầm đồ 'một vốn mười lời'
Đây là một loại hình hoạt động mà lợi ích luôn dành cho người kinh doanh dịch vụ và thiệt hại thuộc về người đi cầm cố tài sản.
Lợi nhuận lớn, cầm đồ online chào mời hấp dẫn
Trách nhiệm không của riêng ai
Là một trong những hoạt động kinh doanh có điều kiện, dịch vụ cầm đồ thường núp dưới danh nghĩa một lĩnh vực kinh doanh của công ty nào đó để được hợp pháp hóa. Ngành nghề kinh doanh này không phải dừng lại ở "một vốn bốn lời" mà có khi lợi nhuận có thể lên tới "mười lời". Thông thường, các cửa hiệu cầm đồ đánh giá tài sản cầm cố quy ra tiền, và tính lãi suất theo từng triệu đồng, thấp nhất là 3.000 đồng/triệu đồng/ngày và cao có thể lên tới 12.000 đồng/triệu đồng/ngày. Nhân số tiền lãi với số tiền và số ngày đi vay, dễ dàng thấy người vay phải trả lãi ngang bằng, thậm chí nhiều hơn cả vốn. Đó là còn chưa kể tới trường hợp quá hạn trả mà người vay không có đủ cả vốn lẫn lãi, chủ cửa hiệu cầm đồ sẽ tính lãi với mức cao hơn nhiều. Chính vì thu được lợi nhuận lớn nên dịch vụ cầm đồ online cũng phát triển rầm rộ với các dòng quảng cáo "Cầm đồ lãi suất thấp".
Nếu coi hoạt động cầm đồ là một lĩnh vực kinh doanh bình đẳng trước pháp luật, thì trước những bất hợp lý của hoạt động này, công tác hậu kiểm đóng vai trò quan trọng. Không chỉ lực lượng công an đơn độc vào cuộc trong mỗi đợt kiểm tra về an toàn phòng chống cháy nổ hay tiêu thụ đồ của kẻ gian, mà còn là trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Chẳng hạn, ngành thuế phải kiểm tra thường xuyên các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước hay không, giao dịch tài chính có hóa đơn, chứng từ hợp lệ hay không. Địa phương cần quản lý về an ninh trật tự, mặt bằng kinh doanh, về nhân sự đứng ra làm chủ cửa hàng kinh doanh đủ điều kiện không? Vì đây là lĩnh vực kinh doanh phức tạp nên nếu không kiểm tra thường xuyên hoặc chỉ một cơ quan nào lơ là trách nhiệm quản lý, có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
Siết chặt quản lý
Nhìn nhận từ phía người đi vay, ông Vương Ngọc Tuấn - Phụ trách văn phòng Tư vấn khiếu nại (Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam- Vinastas) cho rằng, người đi vay luôn là người thiệt thòi, không chỉ bởi phải trả lãi suất cao mà còn bởi bị ràng buộc bởi các bản thỏa thuận cầm cố tài sản có lợi cho bên cho vay theo kiểu "nếu không trả tiền đúng hạn, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật". Tuy nhiên, vì "đây cũng là một loại hình dịch vụ tài chính có thế chấp, nó cần tuân thủ các quy định của luật pháp, trong đó có Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: cần phải có hợp đồng hợp lệ, người nhận tài sản và cho vay phải làm các thủ tục tài chính, cung cấp hóa đơn, chứng từ cho người cầm cố khi giao dịch"- ông Tuấn cho hay. Thêm vào đó, vì là kinh doanh có điều kiện, nên cần có quy định cụ thể cho loại hình dịch vụ này. Các cơ quan quản lý cần tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật của các cơ sở kinh doanh.
Một chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp cho biết, lâu nay hoạt động cầm đồ chưa được kiểm soát chặt chẽ và có nhiều biến tướng. Nếu không quản lý được thì không nên cấp phép cho lĩnh vực kinh doanh này hoặc hạn chế cấp phép, hoặc nếu có thì cần kiểm tra các điều kiện cần và đủ một cách nghiêm túc. Kèm theo đó là việc giám sát thường xuyên hoạt động của các cơ sở đã đăng ký kinh doanh.
Trên thực tế, mặc dù biết rất rõ hoạt động kinh doanh cầm đồ có nhiều biến tướng song hoạt động này vẫn tồn tại, phát triển theo quy luật "cung - cầu". Những người đi cầm cố tài sản thường lâm vào cảnh "bí" về kinh tế cho các công việc cấp thiết trong thời gian ngắn, mà không có cách làm nào tốt hơn, hoặc cần tiền phục vụ cho mục đích không được rõ ràng, thậm chí là cờ bạc, lô đề... nên bị "ép" vay nặng lãi. Bởi vậy, trước khi cầm đồ, khách hàng nên suy xét kỹ lưỡng, tránh để "sa lầy" thêm. Biến tướng của hoạt động kinh doanh cầm đồ sẽ không còn "đất sống" khi khách hàng hiểu rõ giao dịch này không bao giờ có lợi cho bản thân họ.
Theo xahoi
Bi hài chuyện teen mua bán ở... tiệm cầm đồ Ham hàng rẻ, nhiều teen chọn mua hàng ở... tiệm cầm đồ mà không biết muôn vàn rắc rối xung quanh nó (!) Mùa hè - thị trường cầm đồ sôi động Dịch vụ cầm đồ đã xuất hiện từ lâu. Trước kia, dịch vụ này không thịnh hành, chỉ dành cho những người túng thiếu cần cầm cố tài sản để vay...