Bị gây khó, học sinh Trung Quốc không chọn du học Mỹ
Học sinh Trung Quốc đang cân nhắc lựa chọn du học tại Anh, Canada và Úc thay vì Mỹ trong lúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa đến hồi kết.
Theo Công ty Easy Transfer – chuyên chuyển tiền thanh toán học phí cho du học sinh Trung Quốc, sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế lên hàng nhập khẩu Trung Quốc từ năm ngoái, số lượng sinh viên Trung Quốc muốn du học Mỹ đã giảm do lo ngại họ không được cấp thị thực.
Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh này ghi nhận tổng lượng giao dịch đạt 776 triệu USD trong năm 2018 và hy vọng rằng sẽ chạm mốc 1 tỉ USD trong năm nay. Tuy nhiên, lượng tiền chuyển thanh toán học phí từ Trung Quốc sang Mỹ, chiếm 95% trong năm 2015, đã giảm xuống 50% trong quý I/2019.
Ông Tony Gao, giám đốc điều hành của Easy Transfer, cho biết: “Xuất hiện xu hướng các sinh viên chọn trường đại học ngoài Mỹ. Các quốc gia chiếm phần lớn lượng tiền chuyển mới là Anh, Canada và Úc. Đây cũng là những nơi mà sinh viên Trung Quốc đang quan tâm. Ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc cân nhắc các thị trường nước ngoài mới để phát triển”.
Giới trẻ Trung Quốc cân nhắc du học tại các nước khác, ngoài Mỹ. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Báo cáo khảo sát du học nước ngoài của sinh viên Trung Quốc năm 2019 do Công ty tư vấn giáo dục Trung Quốc EIC Education công bố cho thấy 20,14% số người được hỏi chọn Anh là nơi họ muốn du học đầu tiên, sau đó là Mỹ với 17,05%.
Các lựa chọn phổ biến khác còn có Canada và Úc trong số các quốc gia nói tiếng Anh, cũng như Đức và Pháp ở châu Âu và đặc khu Hồng Kông, Nhật Bản và Hàn Quốc ở châu Á.
Học tập tại Mỹ được các sinh viên Trung Quốc xem là cách tốt nhất để kiếm được những công việc hàng đầu trong hoặc ngoài nước. Người Trung Quốc chiếm 1/3 trong tổng số 1,1 triệu du học sinh quốc tế tại Mỹ, theo Viện Giáo dục Quốc tế có trụ sở tại New York.
Tuy nhiên, xu hướng đang thay đổi. Cuộc chiến thương mại khiến sinh viên Trung Quốc gặp khó khăn hơn khi nộp đơn vào các trường đại học Mỹ và cũng khó tìm việc làm ở Mỹ sau khi tốt nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, theo ông Zhang Yuguang, người có con gái 16 tuổi đã chuẩn bị trong hai năm để được du học về lĩnh vực khoa học máy tính. Chưa kể, đồng nhân dân tệ đã suy yếu xuống mức 6,9NDT/USD trong 2 tuần qua khiến học phí ở Mỹ cao hơn.
Kể từ mùa hè năm ngoái, các sinh viên Trung Quốc theo học các lĩnh vực chế tạo robot, hàng không, kỹ thuật và sản xuất công nghệ cao – các lĩnh vực ưu tiên trong chính sách công nghiệp “Made in China 2025″ của chính phủ Trung Quốc – đã phải đối mặt với quá trình kiểm soát thị thực chặt chẽ hơn.
Xuân Mai
Theo SCMP
Chi 6,5 triệu USD chạy vào Đại học Stanford
The Wall Street Journal loan tin gia đình của một sinh viên Trung Quốc đã chi tới 6,5 triệu USD (151 tỉ đồng) để con gái họ được nhận vào Đại học Stanford hồi năm 2017.
Tháp Hoover vươn cao giữa khuôn viên trường ĐH Stanford ở Palo Alto, bang California (Mỹ) - REUTERS
Theo đó, gia đình này đã được một nhân viên tư vấn của Hãng Morgan Stanley giới thiệu với William Singer, chủ một công ty tư vấn tuyển sinh để móc nối với các huấn luyện viên thể thao và nhân viên phòng khảo thí - tuyển sinh tại nhiều trường đại học danh tiếng ở Mỹ.
Singer bị cáo buộc nhận tổng cộng 25 triệu USD từ năm 2011 - 2018 để đưa con cái của giới nhà giàu vào trường điểm.
Không lâu sau khi đường dây "chạy trường" của Singer bị phanh phui, Đại học Stanford đã âm thầm "hủy tư cách nhập học" đối với nữ sinh nói trên.
William Rick Singer rời tòa án sau khi bị khởi tố vì đường dây "chạy trường" vào các đại học danh tiếng - REUTERS
Một gia đình Trung Quốc khác cũng đã chi 1,2 triệu USD cho Singer để con họ vào được Đại học Yale. Tuy nhiên, truyền thông Mỹ cho hay các phụ huynh trên không nằm trong số 50 người đã bị truy tố vì dính líu đến đường dây của Singer.
Theo Thanh niên
Việt Nam vượt qua Mỹ về số sinh viên du học tại Canada Số lượng du học sinh Việt Nam ở Canada đã tăng lên 46% so với một năm trước đó. Với số lượng này, Việt Nam vượt qua Mỹ và nhiều nước khác về số lượng du học sinh học Canada... Danh sách các quốc gia có du học sinh tại Canada - Ảnh: CBIE Văn phòng Giáo dục Quốc tế Canada (CBIE) vừa...