Bị đuổi ra khỏi lớp do mặc váy đi học, nữ sinh trở về nhà không ăn không uống nằm khóc suốt 1 đêm
Mặc dù đã trình bày lý do mặc váy jean đến lớp nhưng giáo viên vẫn không thông cảm, đuổi cô nàng họ Lục ra khỏi cửa ngay buổi học nấu ăn đầu tiên.
Đồng phục mãi luôn là câu chuyện không có hồi kết của đời sinh viên. Dẫu biết nhập học là chấp nhận quy tắc của trường, nhưng đôi khi cách xử lý của giáo viên quá cứng nhắc khiến sinh viên cứ canh cánh điều này trong lòng. Nhiều người cứ nghĩ, thời phổ thông đã phải mặc đồng phục suốt nhiều năm liền, lên môi trường Đại học, Cao đẳng mà vẫn còn dính tới hai chữ “đồng phục” thì thật là cạn lời.
Vào đầu tháng 7, nữ sinh họ Lục đã đăng ký một lớp học làm bánh tại trường dạy nấu ăn món Âu ở quận Tiêu Sơn, thành phố Hàng Châu, Trung Quốc. Ngay buổi sáng đầu tiên đến trường, cô liền bị đuổi ra khỏi cửa với lý do vi phạm nội quy mặc váy đến lớp.
Đây chính là nữ sinh Lục, người bị đuổi khỏi lớp khi mặc váy đến lớp học buồi đầu tiên. (Ảnh: Sohu)
Video đang HOT
Tuy đã tiêu tốn 8.800 nhân dân tệ (khoảng 29 triệu đồng) cho khoá học 10 ngày, mỗi ngày 7 tiếng. Nhưng chưa được học buổi nào thì cô nàng bị giảng viên đuổi ra ngoài. “Giáo viên có nhắc nhở trong nhóm WeChat của lớp rằng các học sinh nên mặc quần đen dài. Tuy nhiên tôi đã không nhìn thấy đoạn tin nhắn này cho nên đã diện một chiếc váy jean vào ngày đầu tiên đến lớp. Mặc dù tôi đã cố gắng giải thích và xin lỗi nhưng giáo viên vẫn không cho vào lớp”, cô Lục tâm sự.
Cô nàng cho biết do hôm trước làm lễ tân phải đứng suốt 7 tiếng nên sau khi về phòng trọ thì đã ngủ thiếp đi lúc nào không hay, sáng ra chưa kịp thay đồ đã nhanh chân chạy vội đến lớp học. Mặc dù đã xin lỗi và trình bày lý do nhưng giáo viên vẫn không thông cảm ngay buổi học đầu tiên.
Chiếc váy jean khiến khổ chủ phải khóc suốt 1 đêm dài. (Ảnh: Sohu)
“Tôi cảm thấy khá bất bình, ngay khi bị cho ra ngoài tôi đã đi một mạch về nhà không ăn không uống và khóc suốt một đêm”, cô Lục cho hay.
Hiện tại thì cô nàng không còn tâm trí nào học nấu ăn nữa, và mong muốn duy nhất là được trường trả lại học phí. Tuy nhiên hiệu trưởng Dương đã trả lời phóng viên rằng sẽ bảo lưu khoá học nấu ăn món Ấu cho cô Lục, còn chuyện trả học phí thì không thể nào.
Hiệu trưởng Dương cho biết đã yêu cầu giáo viên phải chú ý lại cách giao tiếp, có chỉ trích cũng không được vượt khỏi ranh giới nguyên tắc ứng xử sư phạm. (Ảnh: Sohu)
Theo Helino
Câu chuyện giáo dục: Đừng gọi học sinh là 'đồ ăn cắp vặt'!
Một giáo viên phổ thông chia sẻ với chúng tôi về tình huống ứng xử sư phạm trước nạn ăn cắp vặt của học sinh (HS) trong lớp mà thầy cho là hiệu quả.
Việc tập huấn cho giáo viên ứng xử với học sinh sao cho thích hợp là cần thiết - ẢNH MINH HỌA: N.T
Lớp thầy chủ nhiệm đã nhiều lần xảy ra tình trạng mất cắp vặt nhưng chưa tìm ra thủ phạm. Có thể có HS khác trong lớp biết nhưng không dám tố cáo vì sợ bị trả thù. Chiều hôm ấy, thầy nghe một HS trong lớp báo lại là em bị mất tiền, nhờ thầy giữ lớp lại 15 phút để em lục cặp các bạn. HS này cũng quả quyết rằng bạn "A." lấy, vì nhiều bạn trong lớp cũng nghĩ thế.
Sau tiết dạy, thầy giữ lớp lại. "Trong đầu tôi nghĩ đến nhiều giải pháp. Tôi không cho lục cặp, tôi cũng không chất vấn, quy kết cho HS "A." Trước hết, tôi nhỏ nhẹ phân tích phải trái đúng sai, ảnh hưởng trước mắt và lâu dài của hành vi ăn cắp vặt. Sau đó, tôi đưa cho mỗi em một mảnh giấy nhỏ và yêu cầu các em ghi tên HS mà các em thấy lấy tiền bạn vào tờ giấy ấy. Ghi bí mật, không cần ghi tên mình, ghi không cho ai thấy. Thu và xem xong giấy ghi, trước khi cho lớp ra về, tôi nói: "Thầy đã biết được ai lấy tiền bạn nhưng thầy không nêu tên ra ở đây. Thầy hy vọng sau buổi học này, bạn lấy cắp ấy sẽ trả lại tiền cho bạn. Thầy cũng tin rằng sau sai lầm này, bạn ấy sẽ không còn tái phạm lần nào nữa. Các em cũng cần tha lỗi cho bạn ấy!", thầy chủ nhiệm này kể lại.
Đúng như sự kỳ vọng của thầy, sáng hôm sau, HS bị mất cắp tìm gặp thầy và nói: "Em cảm ơn thầy. Bạn "A." đã gặp em và xin lỗi em. Bạn ấy hứa hôm nay sẽ trả tiền cho em, vì hôm qua bạn lỡ tiêu hết...".
Tôi nhớ thời còn tiểu học, lớp tôi cũng có tình huống như trên. Có điều là cách ứng xử của cô chủ nhiệm lúc bấy giờ rất khác. Cô giữ lớp lại, cho tổ trưởng lục hết cặp của HS. Và khi phát hiện được HS lấy cắp, cô đã không kiềm được giận dữ: "Tại sao như thế? Đồ... ăn cắp vặt". Lời mắng của cô mà đến giờ tôi còn cảm nhận được nỗi đau nhói vào tim của bạn ấy. Đau đớn và nghiệt ngã hơn là sau sự việc ấy, bạn lấy bị bạn bè trong lớp xa lánh dần. Nhiều bạn không gọi tên bạn nữa. Mỗi khi có cãi vã nhau, họ thường gọi bạn ấy là "đồ... ăn cắp vặt".
Cũng là một tình huống nhưng cách ứng xử khác nhau sẽ cho hiệu quả giáo dục khác nhau. Xin hãy chọn cách nói để mang lại hiệu quả, làm "ấm người như vải lụa". Lời nói có thể gây tổn thương, làm người "đau như gươm giáo" như lời răn của nhà triết học Trung Quốc cổ đại Tuân Tử.
Theo Thanh niên
Các thông tin về kỳ thi THPT quốc gia được dư luận đặc biệt quan tâm Tuần qua, bên cạnh các thông tin xử lý vi phạm gian lận thi cử kỳ thi THPT quốc gia 2018, các thông tin chi tiết về kỳ thi năm nay được dư luận, các bậc phụ huynh và học sinh quan tâm ở mọi khía cạnh. Ảnh minh họa Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về kỳ thi THPT quốc gia Theo thông...