Bị đánh, bắt ăn dế và ong sống nếu không đưa tiền cho bạn học
Công an đang phối hợp nhà trường xác minh, làm rõ một học sinh lớp 4 thường xuyên trấn lột bạn học để lấy tiền; nếu không đưa tiền sẽ bị đánh hoặc bắt ăn dế và ong sống…
Trường tiểu học Châu Văn Mừng, nơi xảy ra vụ việc – KHÔI NGUYÊN
Chiều 3.6, bà Lê Thị Ngọc Loan, Hiệu trưởng Trường tiểu học Châu Văn Mừng (ấp 4, xã An Nhựt Tân, H.Tân Trụ, Long An), cho biết nhà trường đang phối hợp Công an xã An Nhựt Tân xác minh làm rõ việc học sinh N.T.V (10 tuổi), học sinh lớp 4/2 trường này có hành vi hù dọa bạn học để lấy tiền mua bánh, nước, thức ăn. Nếu bạn nào không đưa tiền sẽ bị V. bắt ăn dế, ăn ong sống hoặc cắt quần áo, đánh dằn mặt…
Theo Ban giám hiệu nhà trường, sáng 18.5, thầy giáo dạy mỹ thuật vào lớp 4/2 ổn định chỗ ngồi để dạy. Bất chợt, thầy nhìn xuống bên dưới, thấy một học sinh ngồi khóc ở góc bàn, mặt trầy xước, nhiều nút áo bị đứt hở ngực và bụng. Biết có chuyện chẳng lành, thầy kêu em đứng lên để hỏi thì em này nói: “Bạn V. kêu em nộp tiền nhưng hôm nay không có đủ nên bị bạn đánh, rồi giật đứt hết mấy nút áo của em”. Trong lúc em này đang trình bày thì V. đứng dậy văng tục chửi thể, chỉ tay vào mặt không em cho ‘khai báo’ gì thêm. Khi thầy giáo kêu cả 2 em ngồi xuống thì V.tự tiện rời lớp ra về.
Biết việc con mình bị hù dọa đánh đập, ngày 21.5, nhiều phụ huynh đến trường gặp Ban giám hiệu. Ngày 24.5, tại buổi làm việc giữa phụ huynh, học sinh cùng đại diện Công an xã An Nhựt Tân, Phòng GD-ĐT H.Tân Trụ, một số học sinh đã kể lại việc bị V. hù dọa lấy tiền gần cả năm nay. Học sinh nào không ‘cống nộp’ thì bị V. đánh vào mặt, đầu, cắt quần áo, thụt dầu, đánh giằn mặt trước cổng trường… Đặc biệt, V. còn buộc bạn ăn dế, ăn ong còn sống. Để làm cho các bạn sợ, lúc nào trong cặp của V. cũng có cây sắt nhọn dùng làm hung khí trấn lột.
Có mặt rất đông người ngồi nghe, V. đã khai nhận việc đem theo hung khí bỏ vào cặp với mục đích làm cho bạn sợ, sau đó buộc nộp tiền để mua bánh, nước, thức ăn, đóng tiền điện.
Nghe con trai kể lại, cha mẹ V. ngồi chết lặng, sau đó nói lời xin lỗi và hứa sẽ giáo dục con mình tốt hơn.
Một phụ huynh ngụ ấp 4, xã An Nhựt Tân bàng hoàng nhớ lại, nhiều ngày trước đó con mình đi học về không chịu ăn uống gương mặt bơ phờ, sợ hãi. Khi hỏi thăm thì con chỉ nói do học mệt, ai ngờ nó bị ép ăn dế, ăn ong sống.
Theo UBND xã An Nhựt Tân, hiện nay công an xã vẫn tiếp tục xác minh, làm rõ thêm hành vi của V. là do bộc phát của hoc sinh cá biệt hay có sự xúi giục của ai đó đằng sau.
Video đang HOT
Hiện Phòng GD-ĐT H.Tân Trụ đã có báo cáo gửi UBND huyện về vụ việc trên.
Theo thanhnien.vn
26 năm ghép tạng ở Việt Nam - Kỳ 4: Cảm ơn người tặng trái tim
Trước Tết Nguyên đán 2018 vài ngày, mẹ con cháu Nguyễn Thành Đạt - học sinh lớp 4 ở Sơn Tây, Hà Nội - về Bệnh viện Việt Đức khám lại sau gần một năm được ghép tim.
Bé Nguyễn Thành Đạt sau một năm được ghép tim và mẹ - Ảnh: LAN ANH
So với trước khi được ghép, bé Đạt đã nặng thêm gần 10kg và quay lại trường học cùng các bạn.
Giờ chúng tôi chỉ mong một ngày được ngắm nhìn gương mặt người đã tặng cho Đạt trái tim, được gặp gia đình anh ấy để nói lời cảm ơn
Chị MAI PHƯƠNG
Quà tặng trái tim
Chị Nguyễn Thị Mai Phương, mẹ Đạt, tỏ ra vui vẻ và hạnh phúc, khác hẳn gần một năm trước, đúng vào Tết Nguyên đán 2017, cả nhà Đạt đưa em về Hà Nội chữa chứng giãn cơ tim. Thời điểm bệnh nặng nhất Đạt không nằm được, mà phải ngồi cả ngày lẫn đêm, em chỉ còn hơn 20kg và sự sống chỉ còn tính bằng ngày...
Tất cả cũng nhờ trái tim của một chàng trai 19 tuổi bị tai nạn giao thông vào điều trị ở Bệnh viện Việt Đức. Khi các bác si xác định con mình đã chết não, gia đình chàng trai ấy đã quyết định hiến tặng tim, gan, hai quả thận của anh để cứu những người bệnh đang chờ. Và bé Đạt cùng ba người nữa, trong đó có một phụ nữ năm nay 35 tuổi bị ung thư gan và đi Singapore chữa trị hơn 20 lần trong những năm qua mà không có hiệu quả, đã có cơ hội được sống.
Đạt là bạn nhỏ đầu tiên ở VN được ghép tim tại VN. Và để ghép được trái tim của một thanh niên nặng 55kg vào hố tim của em bé 21kg, bác sĩ Nguyễn Hữu Ước, trưởng khoa phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Bệnh viện Việt Đức, đã gần như không ngủ suốt đêm trước ca mổ để vẽ các mô hình. Ông phải cố làm sao để trái tim người hiến tặng được tiếp tục đập trong lồng ngực cậu bé 10 tuổi và mang lại sự sống cho em ấy.
Từ khi nhập viện tới khi được phẫu thuật, mẹ con Đạt đi mấy bệnh viện ở Hà Nội, rồi các bác sĩ khuyên chứng bệnh này chỉ có thể cứu bằng cách ghép tim. Mẹ Đạt đánh liều đi đăng ký, bất ngờ một ngày Bệnh viện Việt Đức gọi đến thông báo đã có... tim hiến tặng và bé Đạt là người có các chỉ số hòa hợp với người hiến.
Trái tim của anh Khiêm đựng trong chiếc hộp được vận chuyển bằng máy bay vào Huế để ghép cho ông Trần Tuấn - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Cuộc đời vẫn tốt
"Khi sang Bệnh viện Việt Đức tôi chả có đồng nào, vợ chồng chúng tôi đi làm thuê vốn chỉ đủ nuôi con ăn học và làm ngôi nhà nhỏ, có một chút dư thì con đi viện bấy lâu nay là hết, mà chi phí ghép tim rất lớn, những 1 tỉ đồng. Chúng tôi gọi hai bên nội ngoại đến, nhưng mọi người nói đây là ca bệnh khó, cơ hội ít, nếu ghép không thành công thì vợ chồng vừa phải nợ nần vừa không còn con... Nhưng lúc ấy tôi chỉ có một quyết tâm là vay mượn cứu con, rồi tôi sẽ đi làm trả nợ. Ai khuyên tôi cũng không nghe nữa..." - chị Phương chia sẻ.
Nhưng dường như số Đạt may mắn. Khi Đạt lên bàn mổ, bố mẹ cháu bé mới vay được 1/5 khoản tiền cần thiết, nhưng điều quan trọng nhất với ca ghép là trái tim thì em đã được tặng rồi. Nhờ sự hỗ trợ của báo chí, rất nhiều người xa lạ đã đến Việt Đức thăm Đạt và tặng tiền, tận mấy tháng sau khi Đạt ra viện vẫn có người hỗ trợ. Hơn nửa năm sau khi Đạt được ghép tim và đi học trở lại, nhờ những khoản hỗ trợ ấy mà bố mẹ em đã trả gần hết món nợ khổng lồ với một gia đình vốn là lao động tự do.
"Giờ chúng tôi mừng lắm, cả nhà mừng, cháu đã khỏe mạnh lại rồi. Trước khi được ghép tim cháu rất yếu, ngồi cũng không ngồi được mà nằm cũng không nằm được, khổ lắm. Giờ chúng tôi chỉ mong một ngày được ngắm nhìn gương mặt người đã tặng cho Đạt trái tim, được gặp gia đình anh ấy để nói lời cảm ơn" - chị Phương nói.
Trái tim Thái Bình trong lồng ngực Huế
Hơn hai tuần sau ca ghép tim hồi giữa tháng 5, ông Trần Tuấn - 52 tuổi, người mắc chứng giãn cơ tim ở Thừa Thiên- Huế - tươi cười và khỏe mạnh. Ông nói mình mang ơn và nguyện làm con của gia đình người đã hiến tặng trái tim. "Trái tim mới rất khỏe mạnh, tôi có cảm giác như được tái sinh một lần nữa" - ông Tuấn nói.
Mắc chứng giãn cơ tim, ông Tuấn luôn phải nhập viện và bốn năm nay sống nhờ sự hỗ trợ của máy móc và thuốc. Là người làm nghề biển, nhưng ông Tuấn không thể làm được gì vì suy tim, khó thở... Hi vọng được sống, ông đăng ký vào danh sách chờ ghép quốc gia và thật bất ngờ là một ngày giữa tháng 5, ông được thông báo chuẩn bị nhập viện để ghép tim. Trái tim mới của ông vốn của một người đàn ông 42 tuổi ở Thái Bình. Anh ấy là đầu bếp và đã bất ngờ chết não sau khi ngã trên đường.
Hơn nửa tháng trôi qua sau cái chết của chồng, chị Nguyễn Thị Thu Hằng - vợ anh Nguyễn Ngọc Khiêm, 42 tuổi, ở Thái Bình - vẫn chưa nguôi ngoai sau mất mát quá lớn của gia đình. Chị Hằng kể anh Khiêm rất chăm chỉ, làm đầu bếp ở nhà hàng nhưng anh vẫn hay đi nấu cỗ thuê nên thường về nhà rất muộn.
"Chồng tôi thích trồng hoa nhưng tối nào anh ấy cũng về nhà muộn, nhưng về nhà là anh ấy lại cùng hai con cầm đèn pin ra soi và ngắm thành quả của mình. Cháu lớn đã biết bố mất nhưng cháu nhỏ chưa biết gì, vẫn thích cầm đèn pin ra soi như khi bố còn sống" - chị Hằng đau đớn chia sẻ.
Khi anh Khiêm được các bác sĩ thông báo đã chết não, bố mẹ và vợ anh đã có một quyết định đặc biệt: hiến nội tạng của anh để cứu những người bệnh đang chờ. Vậy là trái tim của anh, từ quyết định đó, đã đi từ Thái Bình vào tận Huế để tiếp tục đập trong một cơ thể mới. Và người được sống nhờ "quà tặng trái tim" là ông Trần Tuấn đã ăn được cháo 5 ngày sau khi ghép tim. Theo bác sĩ đang trực tiếp điều trị thì ông Tuấn đã khỏe và chuẩn bị được xuất viện.
Ở Huế, gia đình ông Tuấn chuẩn bị đón ông về, nhưng gia đình anh Khiêm phải vĩnh viễn chia xa người chồng, người cha của họ. Những người thân của anh Khiêm bảo dù sao họ cũng được an ủi, vì ở Huế trái tim của anh vẫn đang đập...
Lời thì thầm...
Ba tháng trước, Bệnh viện T.Ư quân đội 108 tiếp nhận một bệnh nhân là thiếu tá Lê Hải Ninh, 45 tuổi, bị đột quỵ.
Khi các bác sĩ xác định bệnh nhân đã chết não, chị Tạ Thị Kiều - 38 tuổi, vợ người thiếu tá - đã có một quyết định không ai ngờ tới là hiến trái tim của chồng cùng một số bộ phận để cứu những người bệnh đang chờ được ghép.
Khi viên sĩ quan được đưa vào phòng mổ, người vợ đã chạm khẽ vào tay chồng, nói với anh về việc hiến tặng, như thể anh ấy vẫn còn nghe thấy lời chị: "Em không biết anh có giận em không? Em không biết mình có làm đúng hay không?".
Theo tuoitre.vn
Xử lí tình huống sư phạm - GV cần linh hoạt, cân nhắc lựa chọn Nhiều năm đứng lớp, những bài học sâu sắc nhất tôi học được lại chính từ những học trò của mình. NGƯT Tô Ngọc Sơn Bài học từ trò Năm học 2004 - 2005, năm đầu tiên tôi được chính thức đứng lớp dạy học sinh lớp 4 tại thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp). Học sinh thành thị khác nhiều với học...