Bỉ chính thức đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, lễ nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) của Bỉ diễn ra chiều 5/1 tại Brussels.
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Layen đã đập vỡ thanh socola khổng lồ mang logo của quốc gia chủ tịch để công bố sự kiện.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (trái) và Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo tại cuộc họp báo sau lễ nhậm chức Chủ tịch Hội đồng EU của Bỉ ở Brussels, ngày 5/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Cung điện Egmont, Chủ tịch EC cùng toàn bộ các Ủy viên châu Âu đã gặp gỡ giới chức Bỉ gồm các Bộ trưởng liên bang, vùng và các thủ hiến. Đây là hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm tới Brussels, một hoạt động truyền thống được tổ chức 6 tháng/lần tới quốc gia đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU.
Các thành viên EC và lãnh đạo Bỉ đã thảo luận về các ưu tiên trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Bỉ, gồm củng cố nền kinh tế, quản lý tốt hơn vấn đề di cư hoặc thậm chí tối ưu hóa việc tham vấn châu Âu. Hai bên cũng thống nhất về chương trình nghị sự chiến lược của EU và chương trình làm việc của EC.
Video đang HOT
Lễ khai mạc chính thức nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng EU của Bỉ diễn ra tối cùng ngày tại Cung điện Mỹ thuật (Palais des Beaux-Arts). Chủ tịch EC Von der layen đã có bài phát biểu ngắn để tưởng nhớ cựu Chủ tịch EC Jacques Delors, người mới từ trần hôm 27/12 tại Paris.
Sự kiện được đánh dấu bằng buổi hòa nhạc với các tác phẩm âm nhạc độc đáo của Jef Neve nhằm tri ân các nghệ sĩ vĩ đại của Bỉ, những người đã có ảnh hưởng quốc tế. Khán giả đã được thưởng thức tài năng điêu luyện của các nghệ sĩ Bỉ như nghệ sĩ vĩ cầm Lorenzo Gatto, ca sĩ Selah Sue và Charlotte Adigéry trong dàn nhạc gồm các nhạc công người Bỉ từ khắp các vùng của đất nước.
Theo Thủ tướng Alexander De Croo, sự kiện này nhằm mục đích nêu bật sự cởi mở của Bỉ đối với sự đổi mới, hợp tác và đa dạng. Ông nói: “Một trong những thách thức lớn trong nhiệm kỳ của Bỉ là dung hòa các mục tiêu về sinh thái, tính bền vững với một ngành công nghiệp vững mạnh. Đó là ưu tiên hàng đầu”.
Tình hình Ukraine: Thiếu đạn dược, viện trợ giảm, gặp 'vấn đề rất lớn' trên thực địa? EU sẽ cố một lần nữa vì Kiev
Ngày 18/12, Liên minh châu Âu (EU) thông báo kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh để thống nhất về việc tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Ukraine, trong bối cảnh viện trợ quân sự nước ngoài cho Kiev đang có xu hướng giảm.
Ukraine đang đối mặt tình trạng thiếu đạn pháo cũng như xu hướng viện trợ quân sự giảm. (Nguồn: AP)
Ngày 18/12, sau cuộc gặp với Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ châu Âu sẽ cố gắng một lần nữa vào ngày 1/2/2024 để nhất trí về việc tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Ukraine, nhắc lại rằng 26/27 quốc gia thành viên có cùng quan điểm.
Ông nói: "Đây là điểm khởi đầu của hội nghị thượng đỉnh này, nhằm cố gắng thuyết phục quốc gia thành viên thứ 27 và đạt được thỏa thuận nhất trí để chúng tôi có thể tôn trọng nghĩa vụ của mình đối với Ukraine".
Tại Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra hôm 14-15/11 ở Brussels (Bỉ), riêng Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã phản đối đề xuất của Ủy ban châu Âu cấp cho Kiev khoản trợ cấp lên tới 17 tỷ Euro và 33 tỷ Euro dưới dạng các khoản vay nhằm duy trì bộ máy nhà nước của Ukraine.
Đề xuất này nằm trong kế hoạch đánh giá rộng hơn về ngân sách dài hạn của châu Âu và phải được sự nhất trí của tất cả 27 thành viên EU quyết định.
Tuần trước, một số người đứng đầu chính phủ đã ám chỉ khả năng loại bỏ quyền phủ quyết của Hungary và để 26 quốc gia thành viên tìm ra giải pháp cho Ukraine nhưng ông Michel và ông De Croo đều nhấn mạnh, mục tiêu còn lại là đạt được thỏa thuận với tất cả 27 quốc gia thành viên.
Liên quan tình hình trên thực địa của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, ngày 18/12, khi được hỏi liệu có xem tình hình hiện đang lâm vào thế bế tắc hay không, Tổng Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine - Tướng Valery Zaluzhniy - đáp: "Không".
Tuy nhiên, ông đã từ chối bình luận về khả năng Kiev có tiếp tục thực hiện chiến dịch phản công trong mùa Đông hay không, viện dẫn tính nhạy cảm của vấn đề.
Trong khi đó, Chuẩn tướng Oleksandr Tarnavskyi lại cho biết, lực lượng tiền tuyến của Ukraine đang phải đối mặt với "vấn đề rất lớn" là tình trạng thiếu đạn pháo, đồng thời Kiev cũng phải giảm bớt một số hoạt động quân sự do xu hướng giảm viện trợ quân sự nước ngoài.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Tarnavskyi nêu rõ: "Có vấn đề với đạn dược, đặc biệt là (đạn) thời hậu Xô Viết - đó là loại 122 mm, 152 mm. Những vấn đề này đang tồn tại trên toàn bộ chiến tuyến".
Cũng trong ngày 18/12, Nghị sĩ Inna Sovsun của đảng Tiếng nói trong Quốc hội Ukraine cho rằng, nước này có thể cần phải huy động phụ nữ nhập ngũ.
Hãng tin UNIAN dẫn lời nghị sĩ Sovsun nói: "Sẽ có những quyết định không được lòng dân. Tôi không phủ nhận chúng ta có thể đi đến mức huy động phụ nữ nhập ngũ...".
Bà Sovsun cũng lưu ý rằng, cần xác định đối tượng phụ nữ được huy động và các vấn đề khác có liên quan.
Trước đó, nghị sĩ Maryana Bezuglaya của đảng Đầy tớ nhân dân tuyên bố chuẩn bị một dự luật về bình đẳng nam nữ trong các vấn đề đăng ký và nghĩa vụ quân sự, giúp huy động phụ nữ làm việc ở hậu phương, chứ không phải chỉ những việc liên quan đến y tế.
Ngoài ra, theo bà Bezuglaya, các nghị sĩ có kế hoạch đưa ra khóa huấn luyện vũ khí kết hợp cơ bản bắt buộc cho nam và nữ từ 18 tuổi - bao gồm cả kiến thức cơ bản về chiến thuật và y học, cũng như kỹ năng xử lý vũ khí và thao tác với máy bay không người lái.
Vì sao việc kết nạp Ukraine nhanh chóng sẽ là một thách thức đối với EU? Với số dân 44 triệu người và có diện tích lớn hơn bất kỳ thành viên EU nào về mặt địa lý, Ukraine đang đối mặt với một số thách thức đặc biệt để gia nhập khối 27 thành viên. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chụp ảnh với các nhà lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 2 ở Brussels....