Bị chỉ trích vì cấm ăn chay trong tháng Ramadan, Trung Quốc “cãi cố”
Một số trường học và các cơ quan chính quyền địa phương tại Tân Cương, Trung Quốc, thậm chí là chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án chính sách cấm ăn chay và thực hiện một số nghi lễ trong tháng Ramadan. Phản ứng lại, Bắc Kinh đã quay ngoắt 180 độ, bác bỏ những thông tin trên.
Người Hồi giáo ở Tân Cương bị cấm ăn chay trong tháng Ramadan
Trong tuần này, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, thông tin người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương bị “cấm ăn chay và thực hiện các nghi lễ đặc biệt trong tháng Ramadan” đã khiến dư luận nước này phẫn nộ. Đồng thời bày tỏ “quan ngại sâu sắc” của họ với đại sứ quán Trung Quốc tại Ankara.
Phản ứng lại, hôm 1-7, đại diện của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời phỏng vấn các phóng viên tại Bắc Kinh rằng: “Trung Quốc nghi ngờ tính xác thực của các thông tin cấm thực hiện nghi lễ trong tháng Ramadan và yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ làm rõ. Bên cạnh đó, chúng tôi rất lo lắng trước tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ”.
Tại Malaysia, một quốc gia khác với dân số Hồi giáo lớn, Đại sứ quán Trung Quốc cũng tuyên bố trên website chính thức của mình: “Thông tin từ phương tiện truyền thông nước ngoài liên quan đến việc cấm ăn chay trong tháng Ramadan là hoàn toàn không chính xác”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các quan chức cấp cao Trung Quốc cũng nhấn mạnh, tuân thủ theo các điều khoản trong hiến pháp Trung Quốc về quyền tự do tôn giáo, họ không hề buộc người Hồi giáo ở tân Cương phá vỡ các luật lệ trong tôn giáo của mình.
Hỗn loạn ở Tân Cương sau lệnh cấm ăn chay trong tháng Ramadan
Tuy nhiên, rõ ràng, Trung Quốc đã ban bố lệnh cấm ăn chay trong tháng thánh lễ Ramadan và nhận được phản ứng dữ dội từ các phần tử Hồi giáo cực đoan người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Họ đã phát động một cuộc tấn công bằng dao và bom tại một trạm cảnh sát giao thông khiến ít nhất 18 cảnh sát thiệt mạng hôm 22-6.
Trước đó, trên trang web của mình, Cục Quản lý Thực phẩm và Y Dược tại Tân Cương đã chỉ thị cho nhân viên phải ký một cam kết: “Tuân theo kỷ luật chính trị và đảm bảo chắc chắn rằng, gia đình (Đảng viên) và học sinh sẽ không tham gia vào bất kỳ hoạt động tôn giáo nào”.
Trao đổi với CNN qua điện thoại, một nhân viên giấu tên của cơ quan này cho biết: “Mục tiêu chính của chúng tôi là để ngăn chặn những kẻ cực đoan từ họ. Người thường có thể ăn chay, có tôn giáo và thờ cúng trong tháng Ramadan … nhưng Đảng viên thì không”.
Trên trang web của một trường trung học ở thị trấn Bole, Tân Cương đã công bố hướng dẫn gọi điện thoại cho giáo viên để đảm bảo rằng, sinh viên và những người chưa thành niên không tham gia vào tháng thánh lễ Ramadan và các hoạt động tôn giáo.
Trong khi đó, một trường học ở thành phố Tunshuq, Tân Cương cũng tuyên bố trên trang web trường rằng: “Họ sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng các phòng học, bếp ăn và khu ký túc xá trước tháng thánh lễ Ramadan nhằm nghiêm cấm tuyệt đối giáo viên và học sinh tham gia hoạt động tôn giáo này”.
Theo_An ninh thủ đô
Tàu ngầm Kilo thứ 4 sẽ về Việt Nam trong tháng 7?
Truyền thông Nga đưa tin, tàu vận tải chuyên dụng Rolldock của Hà Lan chở tàu ngầm Kilo thứ 4 mang tên Khánh Hòa về Việt Nam trong tháng 7.
Truyền thông Nga đưa tin, tàu vận tải chuyên dụng Rolldock của Hà Lan chở tàu ngầm Kilo thứ 4 mang tên Khánh Hòa về Việt Nam trong tháng 7.
Trang mạng Airbase cho biết, tàu vận tải chuyên dụng Rolldock đã chở tàu ngầm Kilo thứ 4 rời cảng St. Petersburg về Việt Nam. Dự kiến, hải trình sẽ kéo dài khoảng 6 tuần, như vậy đầu tháng 7, tàu sẽ về đến Cam Ranh.
Tàu ngầm Kilo Khánh Hòa yên vị trên tàu vận tải chuyên dụng Rolldock để về Việt Nam. Ảnh: Admiralty Shipyards.
Tàu ngầm Kilo thứ 4 mang số hiệu HQ-185 Khánh Hòa nằm trong hợp đồng mua 6 tàu ngầm Kilo đề án 636 do Nga sản xuất. Nhà máy đóng tàu Admiralty Shipyards ở thành phố St. Petersburg chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng ký năm 2009 cho phía Việt Nam.
Tàu ngầm Khánh Hòa, số hiệu sản xuất 01.342, khởi đóng vào ngày 23/10/2012, hạ thủy ngày 28/3/2014. Nhà sản xuất tiến hành thử nghiệm tàu từ ngày 21/8/2014 đến đầu năm 2015. Ngày 13/5, nhà máy đã tổ chức nghiệm thu kỹ thuật và ký biên bản bàn giao với đối tác.
Trước đó, nhà máy đóng tàu đã bàn giao cho Việt Nam 3 tàu ngầm trong hợp đồng gồm các tàu mang số hiệu HQ-182 Hà Nội, HQ-183 Hồ Chí Minh và HQ-184 Hải Phòng. Hiện tại, nhà máy Admiralty đang hoàn thành tàu ngầm thứ 5 với số hiệu sản xuất 01.343 để chuẩn bị thử nghiệm. Tàu ngầm thứ 5, HQ-186 Đà Nẵng, sẽ bắt đầu được thử nghiệm từ cuối tháng 5.
Ngoài ra, nhà máy đang đóng mới tàu ngầm thứ 6. Chiếc cuối cùng trong hợp đồng được khởi đóng từ ngày 28/5/2014. Nhà máy Admiralty đang hoàn thành đúng tiến độ sản xuất và bàn giao theo hợp đồng đã ký với Việt Nam.
Theo Zing
Theo_Kiến Thức
Chấn động: Trung Quốc do thám Ấn Độ và ASEAN Một báo cáo mới đây đã nêu chi tiết các cuộc tấn công mạng của một nhóm hacker tinh vi vào nhiều công ty và cơ quan chính quyền ở Ấn Độ và các nước ASEAN. Hôm nay, công ty an ninh mạng Mỹ Fire Eye Inc. đã công bố một báo cáo mới nhấn mạnh đến các hoạt động gián điệp mạng...