Bị chỉ trích, Bắc Kinh phái lực lượng cứu hộ đến Philippines
Hai tuần sau trận bão đã tàn phá và gây thiệt hại nhân mạng nặng nề, các nhân viên cứu hộ Trung Quốc ngày 20/11 đã lên đường đến Philippines. Bị đả kích dữ dội vì số tiền hỗ trợ thảm hại, những chuyến hàng viện trợ nhân đạo của Bắc Kinh ngày 20/11 cũng đã đến nơi, và sắp tới là một tàu bệnh viện.
Hai tuần sau trận bão Haiyan, Philippines vẫn đang nỗ lực khắc phục hậu quả.
Trong một thông cáo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết sau các nhân viên cứu hộ của Hồng thập tự Trung Quốc, Bắc Kinh cũng sẽ gởi đến một đội ngũ y tế cấp cứu. Tuy nhiên ông Hồng Lỗi không cho biết số lượng các nhân viên này.
Tại vùng đất bị tàn phá bởi những trận gió có sức mạnh trên 300 km/giờ và những cơn sóng cao đến 5 mét, điều quan trọng hiện nay là phân phối thực phẩm và vật liệu y tế, trong bối cảnh hết sức khó khăn về địa thế và hậu cần. Theo ước lượng ban đầu của Chương trình Lương thực Thế giới Liên Hiệp Quốc (PAM), khoảng 2,5 triệu người Philippines đang rất cần thực phẩm.
Viện trợ quốc tế đã tăng mạnh vào cuối tuần qua, nhờ Hàng không mẫu hạm George Washington của Hoa Kỳ đã đến Phillippines, mang theo rất nhiều hàng hóa, thực phẩm và sau đó cho trực thăng chuyển đến các nạn nhân của trận bão.
Trung Quốc bị đả kích là “bần tiện” vì số viện trợ thảm hại so với khả năng của một cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới. Động thái đã bị cho là nhằm trả đũa việc Manila đối đầu với Bắc Kinh trong tranh chấp bãi cạn Scarborough.
Trong khi Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Na Uy viện trợ nhiều chục triệu đô la chưa kể các phương tiện hỗ trợ khác, Trung Quốc ban đầu chỉ cho các nạn nhân bão Haiyan có 100.000 đô la. Bị chỉ trích dữ dội, Bắc Kinh mới loan báo hỗ trợ thêm 1,6 triệu đô la bằng mền, lều bạt và các hiện vật khác.
Đài truyền hình Trung Quốc CCTV cho hay một máy bay vận tải chở số hàng này đã hạ cánh xuống Cebu ở miền trung Philippines vào ngày 19/11. Bắc Kinh cũng loan báo sẽ gửi tàu bệnh viện Phương Chu Hòa Bình của hải quân Trung Quốc đến. Tàu này có 300 giường bệnh, 8 khu phẫu thuật, khoảng một trăm bác sĩ và nhân viên y tế.
Video đang HOT
Ông Hồng Lỗi tuyên bố, “Trung Quốc ngay từ đầu đã quan tâm đến thảm họa tại Philippines. Nhằm trợ giúp cho những người hấp hối và chữa trị những người bị thương, chúng tôi chuẩn bị gởi các ê-kíp cứu cấp đến các vùng bị thiên tai”. Tuy vậy ông không nói bao giờ tàu bệnh viện này mới đến và hoạt động tại đâu.
Trước đó hôm 15/11, tờ Global Times cho rằng Trung Quốc nên gửi các chiến hạm đến Philippines để giúp đỡ các nạn nhân bão Haiyan, và cũng để đối phó với ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nếu việc điều tàu sân bay Liêu Ninh đến là “khá tế nhị và quá sớm”, thì có thể gửi chiếc Phương Chu Hòa Bình.
Theo Dantri
Trung Quốc "lại thấy mình nhỏ bé" vì không thể địch nổi MiG-29K Ấn Độ
Ngày 03-11, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã công bố những hình ảnh mới nhất về hoạt động huấn luyện của phi công tiêm kích hạm MiG-29K Ấn Độ trên hàng không mẫu hạm Vikramaditya tại Nga, và đặc biệt chú ý đến loại vũ khí tấn công đối hải tiên tiến nhất của Nga mà nó mang theo là Kh-35UE.
Thời báo Hoàn Cầu cho biết, phóng viên của kênh truyền hình Nga Russia 2 đã có mặt và ghi lại được những hình ảnh hết sức quý giá, lần đầu tiên được công bố của tàu sân bay Vikramaditya Ấn Độ tại nơi nó đang hoàn tất những công đoạn lắp ráp cuối cùng, đồng thời cũng là nơi triển khai huấn luyện thủy thủ đoàn tại thành phố phương bắc của Nga là Murmansk.
Hiện tàu sân bay này đang được hoàn tất những công đoạn cuối cùng, trước khi bàn giao cho Ấn Độ. Tại đây, các phóng viên của "Russia 2" đã ghi lại được những hình ảnh hết sức đặc biệt của hoạt động huấn luyện cất, hạ cánh của phi công Ấn Độ trên chiếc tiêm kích hạm MiG-29K. Đây là lần đầu tiên người ta được thực mục sở thị hình ảnh của phi công Ấn Độ trên tàu sân bay này, tại Nga.
MiG-29K mang theo đầy đủ vũ khí, trong đó có tên lửa không đối hạm thế hệ mới nhất Kh-35UE
Tháng 5 năm nay, Ấn Độ đã thành lập phi đội tiêm kích hạm MiG-29K đầu tiên mang biệt danh "Báo đen" và đã triển khai xây dựng công trình huấn luyện cất, hạ cánh trên mặt đất cho lực lượng này đặt tại thành phố Goa ở khu vực tây nam Ấn Độ. Ngoài ra, hiện có ít nhất 4 chiếc MiG-29K của Ấn Độ đang ở lại Nga để phục vụ công tác huấn luyện phi công.
Được biết, do thiết kế ban đầu không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ nên cầu nâng, hạ (tiêm kích hạm) vào kho chứa của tàu sân bay "Đô đốc Gorshkov " - Nga đã phải cải tạo, tu sửa lớn mới hình thành nên tàu sân bay Vikramaditya hiện nay. Hiện cầu, nâng hạ số 2 đã được mở rộng về kích cỡ để có thể phục vụ yêu cầu vận chuyển loại tiêm kích hạm thế hệ mới MiG-29K (nguyên bản ban đầu chủ yếu phục vụ các loại trực thăng và tiêm kích hạm cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, cánh gập về phía sau Yak-38).
Với MiG-29K, chỗ ngồi sau (như trên phiên bản huấn luyện MiG-29KUB) được thiết kế là khoang thiết bị và bình nhiên liệu
Trong một số bức ảnh cận cảnh, người ta còn thấy rõ, MiG-29K và MiG-29KUB tương đồng với nhau về mắt thiết kế và kết cấu máy bay. Chỉ một điểm khác biệt duy nhất là ở phiên bản chiến đấu 1 chỗ ngồi MiG-29K, chỗ ngồi sau (như trên phiên bản huấn luyện MiG-29KUB) được thiết kế làm khoang thiết bị và bình nhiên liệu.
Trong các bức ảnh này, MiG-29K đã mang theo đầy đủ các loại bom đạn, tương đối giống với những hình ảnh thường gặp trên loại tiêm kích hạm J-15 của hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong khả năng chất tải của loại tiêm kích hạm được đánh giá cao hơn Su-33 và J-15 rất nhiều. Một điểm đặc biệt đáng chú ý là MiG-29K mang theo 2 quả tên lửa không đối hạm thuộc thế hệ mới nhất, tiên tiến nhất của Nga là Kh-35UE.
MiG-29K trong hầm chứa máy bay
Trong thông tin giới thiệu về loại tên lửa chống hạm thế hệ mới nhất này, tính năng ưu việt nhất của nó thể hiện ở điểm, với kích thước và trọng lượng không đổi nhưng phạm vi tấn công đã được tăng lên gấp đôi. Đây cũng là lần đầu tiên một loại tên lửa tấn công đối hải được lắp đặt trên một tiêm kích hạm dòng Fulcrum.
Với tầm phóng lên tới hơn 260km, nó đã có khả năng tấn công ngoài tầm phòng thủ của mọi hệ thống phòng không hạm, thể hiện năng lực chế áp trên biển cực mạnh, nâng khả năng tác chiến của hàng không mẫu hạm Ấn Độ lên một tầm cao mới. Điều này sẽ trở thành nỗi e sợ cho mọi đối thủ khi đối đầu với biên đội tàu sân bay Ấn Độ.
Sau đây là một số hình ảnh về hoạt động huấn luyện của phi công Ấn Độ với tiêm kích hạm MiG-29K:
Đức Thắng
Theo Thời báo Hoàn Cầu
"Đột nhập" hàng không mẫu hạm tân tiến nhất thế giới Siêu hàng không mẫu hạm thuộc lớp Nimitz - USS George H.W.Bush là thế hệ tàu sân bay hạt nhân thứ hai của Mỹ. Tàu sân bay lớp Nimitz được đánh giá là tàu chiến lớn nhất thế giới hiện nay và cũng là tàu sân bay tiên tiến nhất thế giới. Tàu có lượng choán nước vượt 100.000 tấn, dài hơn 330...