Bị chê ở bẩn, gã côn đồ truy sát cả xóm trọ
Trong cơn giận dữ, gã côn đồ mất hết lý trí vác dao chém túi bụi tất cả những người xung quanh, thậm chí cả người giúp đỡ y bấy lâu nơi đất khách quê người mà gã nhận làm mẹ nuôi…
Mới đây, TAND tỉnh Thái Nguyên đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Hoàng Văn Hay (SN 1976, trú tại xóm Nà Vường, xã Mông Ân, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) về hành vi “Giết người”.
Trong vụ án này, Hoàng Văn Hay phải chịu nhiều tình tiết tăng nặng như: Giết nhiều người, giết người đang thi hành công vụ và có tính chất côn đồ.
Hoàng Văn Hay là đối tượng sống một mình, đã ly dị với vợ và lang thang không nghề nghiệp.
Bị cáo Hoàng Văn Hay tại phiên tòa
Đến đầu năm 2012, Hay theo bạn đi làm công nhân ở một số xí nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Sau đó, Hay xin vào làm tại Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Thái Nguyên (trụ sở tại tổ 9, thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ).
Sau một thời gian sống nhờ mấy người bạn, Hay tìm đến nhà bà Quách Thị Len (SN 1950, trú tại thị trấn Chùa Hang) để thuê một phòng trọ nhỏ tá túc. Biết gia đình Hay đông anh em, hoàn cảnh khó khăn nên bà Len thường gọi Hay lại uống nước, tâm sự rất thân tình.
Video đang HOT
Nơi đất khách quê người, Hay cũng rất quý mến và gọi bà Len bằng “mẹ”. So với nhiều công nhân khác thuê trọ tại gia đình, bà Len thường lấy tiền của Hay ít hơn so với mọi người.
Đến khoảng 8h40′ ngày 6/8/2012, Hay bực tức vì tối hôm trước bà Len góp ý với Hay về việc sinh hoạt thiếu ý thức vệ sinh chung, ảnh hưởng tới mọi người trong khu trọ. Hay cãi lại nên bà Len nói rằng nếu Hay không chấp hành nội quy khu trọ sẽ không đồng ý cho Hay thuê trọ nữa.
Nghĩ bà Len chỉ biết đến tiền thuê trọ nên Hay nảy sinh ý định phải “dạy” cho bà Len bài học. Nghĩ là làm, Hay lấy con dao phay mà Hay để dưới gầm giường liền nhặt lấy đi tìm bà Len.
Lời qua tiếng lại, Hay vung dao chém liên tiếp vào tay và lưng nạn nhân. Lúc này, anh Nguyễn Văn Tuấn (SN 1984, con trai bà Len) chạy ra ứng cứu nhưng cũng bị Hay chém. Thấy con trai ôm ngực gục xuống, bà Len cố hết sức còn lại tri hô thì bị Hay chạy quay lại chém nạn nhân thêm một lần nữa khiến bà Len bất tỉnh tại chỗ.
Chém bà Len xong, Hay còn truy sát mấy người hàng xóm khi bị những người này vào can ngăn. Bà Len và con trai được cứu chữa kịp thời nên may mắn thoát chết trong gang tấc.
Căn cứ vào hồ sơ vụ án, lời khai của bị cáo và các nhân chứng liên quan, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Hoàng Văn Hay 20 năm tù giam. Ngoài ra, bị cáo Hay còn có trách nhiệm bồi thường cho gia đình các bị hại số tiền 80 triệu đồng.
Theo Pháp luật Việt Nam
Bất chấp CSGT "canh cửa", quán nhậu Sài Gòn vẫn đắt khách như thường
Nhiều nhà hàng Sài Gòn vẫn tập lập khách ra vào dù CSGT đã chặn chốt ngay cửa để đo nồng độ cồn.
CSGT chốt chặn kiểm tra nồng đột cồn
Trước sự chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Hữu Tín: CSGT lập chốt chặn ngay trước cửa nhà hàng, cứ thấy ai đã uống rượu bia mà còn leo lên lái xe là xử phạt ngay khiến " dân nhậu" lo ngại. Tuy nhiên nhiều nhà hàng Sài Gòn vẫn tập lập khách ra vào vì đã được "bảo kê".
CSGT "canh cửa" quán nhậu
Vào giữa tháng 4/2013, tại Hội nghị sơ kết quý I công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thướng tá Trần Thanh Trà, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt TP.HCM (PC67) cho biết, tình hình tai nạn giao thông đường bộ diễn biến hết sức phức tạp, số vụ tai nạn cũng như số người người thương vong đều tăng. Nguyên nhân chính do ý thức người tham gia giao thông chưa cao, hạ tầng giao thông chưa hoàn thiện...Một nguyên nhân khác gián tiếp dẫn đến tai nạn do người điều khiển phương tiện vi phạm về nồng độ cồn là tình trạng kinh doanh rượu bia khá phổ biến và phức tạp. Vì vậy, thượng tá Trà nhận định, để phòng ngừa tai nạn giao thông, cơ quan chức năng cần kiểm tra hành chính sau 23 giờ tại các khu vực trọng điểm, tập trung nhiều quán ăn uống nhằm phát hiện người có nồng độ cồn vượt quá quy định xử lý nghiêm. "Công an cũng xin đề xuất UBND TP cấm kinh doanh rượu bia sau 22 giờ", ông Trà nói.
Trước đề xuất của phía công an, đầu tháng 6/2013, tại cuộc họp về các biện pháp triển khai an toàn giao thông những tháng cuối năm, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín yêu cầu các sở ngành "không bàn cãi nhiều nữa mà phải giải quyết dứt điểm" cho rằng đề xuất cấm bán rượu bia sau 22 giờ của Công an TP HCM nhằm giảm tai nạn giao thông là "khó thực hiện" vì còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy vị Phó Chủ tịch UBND đã "hiến kế" giải quyết giảm tai nạn giao thông bằng cách đề nghị CSGT lập chốt chặn ngay trước các nhà hàng, quán nhậu để xử lý tình trạng nhiều người uống rượu bia vẫn lái xe. "Ngoài việc tăng cường kiểm tra trên đường, chúng ta phải xử lý ngay khi người vi phạm vừa leo lên xe. CSGT còn báo cáo rằng khi kiểm tra nồng độ cồn, nhiều người say xỉn đã gây sự, chống đối. Tôi đề nghị phải làm nghiêm vấn đề này. Là ai cũng phải tôn trọng pháp luật, đã sai còn chống đối thì phải xử lý ngay", ông Tín nhấn mạnh.
Thực hiện sự chỉ đạo của vị Phó chủ tịch, CSGT lập chốt chặn trước cửa quán nhậu, nhà hàng đã khiến cho khoảng trên 500 nhà hàng đang hoạt động tại TP HCM sẽ bị ảnh. Những người kinh doanh quán ăn, nhà hàng cảm thấy hết sức bất ngờ và lo lắng: "Đúng là rượu, bia là nguyên nhân chính dẫn đến việc tai nạn giao thông nên lãnh đạo thành phố ra lệnh xử phạt nghiêm ngay từ khi người vừa uống bia dắt chiếc xe rời quán nhậu. Điều này đa số người dân thành phố sẽ đồng tình. Tuy nhiên, hiện nay nhà hàng ở TP HCM không phải ít, mà đã chốt chặn thì phải ra quân đồng loạt nhưng liệu CSGT có đủ lực lượng để kiểm tra hay sẽ nảy sinh tiêu cực", Một đại diện của Nhà hàng bia trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1) cho biết.
Theo nhiều đại diện của những nhà hàng lớn tại TP HCM thì họ nghi ngờ tính khả thi của đề xuất trên. Bởi việc làm này khó làm giảm tai nạn giao thông do uống rượu bia mà còn gây hiệu ứng ngược, ảnh hưởng kinh doanh, có thể làm lợi cho dịch vụ taxi. Cần làm rõ nồng độ cồn bao nhiêu mới bị phạt, uống mấy chai hoặc lon sẽ bị xử phạt... "Các nhà hàng lớn khách đến đây hầu hết là dân văn phòng, tầng lớp trung lưu. Mục đích chính của mọi người là cần không gian để giao lưu, họp mặt bạn bè và thường không ai quá say khi rời khỏi đây. Những bữa tiệc sẽ kém xôm tụ, vui vẻ nếu thiếu ít rượu bia. Nhà hàng, quán bia là dịch vụ, vào nhà hàng uống bia là quyền của mỗi người dân. CSGT lập chốt chặn ở cửa các nhà hàng sẽ khiến lượng khách đến nhà hàng thấp, vi phạm quyền kinh doanh của các nhà hàng, quán bia. Người dân uống bia là quyền của họ, nếu vi phạm giao thông thì khác", một chủ quán bia bức xúc.
Nhiều quán nhậu vẫn tấp lập sau "chỉ đạo" của lãnh đạo TP
Muôn kiểu né của chủ nhà hàng
Theo ghi nhận của phóng viên vào tối ngày cuối tuần, lược lượng CSGT TP.HCM (PC 67) phối hợp cùng công an 24 quận, huyện với sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát cơ động đã ra quân kiểm tra, xử lí nồng độ cồn trên các tuyến đường có nhiều hàng, quán nhậu. Một tổ công chốt chặn tại tuyến đường Phạm Hùng (quận 8 và huyện Bình Chánh). Đây là tuyến đường có rất nhiều quán nhậu hoạt động đến gần sáng. Nhiều CSGT mặc thường phục cũng xuất quân tuần tra trên đường. Khi bộ đàm cảnh sát thông tin về một thanh niên vừa ra khỏi quán nhậu trên chiếc xe máy trong tình trạng say khướt được thông báo cho người đứng ở chốt. Vì vậy khoảng hơn 100m anh này đã bị lực lượng CSGT gần đấy tuýt còi yêu cầu dừng xe. Nam thanh niên tỏ ra vui vẻ hợp tác khi bị đề nghị đo nồng độ cồn. Khi được thông báo nồng độ vượt xa so với quy định và bị lập biên bản giữ xe, anh này quay sang hết mực năn nỉ: "Các anh thông cảm bỏ qua cho. Em chỉ nhấp môi với mấy người bạn thôi, không phải dân nhậu chuyên nghiệp đâu...". Cùng lúc, hàng loạt xe máy khác cũng bị các CSGT ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra. Nhiều người tỏ ra nhận lỗi nài nỉ xin xỏ nhưng vẫn bị cảnh sát lập biên bản. Bên cạnh đó không ít người tỏ ra bức xúc, lớn tiếng nạt nộ: "Xã hội vẫn còn nhiều cái để cho công an làm giúp dân đấy, như trộm, cướp sao không thấy mấy anh bắt, lại đi canh mấy người như tụi tôi để mà phạt. Sao các anh không cấm sản xuất bia rượu đi...?". Nhưng dù lý lẽ thế nào đi nữa thì những người vi phạm vẫn phải ký biên bản.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của Công lý và Xã Hội vào buổi tuối cuối tuần nhiều nhà hàng, quán nhậu như khu bờ kè đường Hoàng Sa, đường Điện Biên Phủ (Bình Thạnh), đường Nguyễn Tri Phương (quận 5), hay đường Song Hành- Kha Vạn Cân (Thủ Đức), đường Phạm Hùng, (quận 8), đường Thành Thái (quận 10), đường Nguyễn Thượng Hiền (quận 3)... thật bất ngờ khi mà khách đến đây vẫn tấp nập nhưng chẳng có "chỉ đạo" của lãnh đạo thành phố. Những tiếng "một hai ba... dzô" vẫn được vang lên đều đặn. Những tiếng gọi thêm bia, rượu giọng đã "méo" vẫn được phát ra đều đặn, những hình ảnh khách bước đi siêu vẹo vẫn rất nhiều.
Sau khi tìm hiểu thì được biết khách đến những nhà hàng này đã có "bảo kê" về sự an toàn để tránh CSGT bắt phùng má, trợn mắt thở vào máy đo nồng độ cồn rồi lập biên bản phạt vi phạm. Nắm bắt được những "khó khăn" của các vị khách, lập tức các quán nhậu, nhà hàng nhanh chóng nghĩ ra đủ chiêu trò để giúp "thượng đế" nhậu xả láng mà vẫn không bị CSGT thổi phạt. Chính vì vậy mà nhiều quán nhậu vẫn đắt khách như thường.
Anh Dũng - chủ một loạt các quán nhậu bình dân trên đường Phạm Hùng (quận 8) tiết lộ: "Công an làm chặt như vậy mình cũng phải có cách để đối phó nhằm giữ được khách chứ, nếu không quán đóng cửa ngay. Khách đến quán tôi chủ yếu là dân lao động bình dân, họ đi xe máy đến. Cảnh sát mà lập chốt thì 100% khách bị dính ngay. Vì vậy tôi đã trang bị đội xe ôm cơ động. Đội xe ôm sẽ chở khách một đoạn và chạy xe của khách sau khi nhậu qua chốt chặn cảnh sát rồi mới giao xe. Với kế hoạch này, quán phải cử một đội chuyên thám thính xem có lực lượng xử phạt đứng gần đó không. Chi phí cho đội quân này cũng không nhỏ, nhưng mình đành phải chấp nhận".
Không chỉ có vậy mà nhiều quán nhậu đã nhanh chóng thiết kế đường "hậu" để cho khách đến cửa trước nhưng...rút cửa sau. Như quán nhậu trên đường Thành Thái (quận 10). Những vị khách đến đây sẽ được "chăm sóc" rất kỹ. Để tránh sự phát hiện của lực lược CSGT thì khách đến quán sẽ được phân loại rõ ràng. Những vị khách đến ăn, uống ít bia, rượu thì đường đường chính chính đi trước quán. Nếu khách nào uống nhiều, đi loạng choạng thì sẽ được đi con hẻm sau quán để rút an toàn....
Theo một số chuyên gia kinh tế, việc CSGT TP.HCM lập chốt chặn tại các nhà hàng để xử lý người uống bia lái xe dù có hướng tích cực nhưng đây là cách làm cực đoan. Giải pháp hành chính như trên sẽ không hiệu quả và sẽ khó được người dân đồng thuận.
Theo Xahoi
Phát hiện động trời sau khi "lỡ tay" sát hại chồng Trong cơn giận dữ vì thói vũ phu quá đáng của chồng, Elizabeth Rudavsky đã lỡ tay đánh chết người bạn đời. Oái oăm thay là sau khi gây án, hung thủ mới ngã ngửa phát hiện ra người chồng chung chăn gối bấy lâu của mình thực chất là một phụ nữ đeo "của quý" giả! Phát hiện động trời Ngày 21/9/2003,...