Bị chê đủ kiểu nhưng XR vẫn là chiếc iPhone bán chạy nhất tháng 11 tại Mỹ
Theo 9to5mac , thống kê vừa được CIRP công bố cho thấy iPhone XR là chiếc iPhone bán chạy nhất tại Mỹ trong tháng 11 với tỉ lệ doanh số chiếm 32%.
So với iPhone 8 và 8 Plus, con số này vẫn thấp hơn đôi chút. Theo đại diện CIRP, việc so sánh xem iPhone XR có bán chạy hơn 8/8 Plus là khó khăn bởi Apple đã thay đổi chiến lược ra mắt sản phẩm của mình.
Cụ thể, năm 2017 Táo khuyết bán ra iPhone 8/8 Plus trước rồi mới đến iPhone X, nhưng năm nay chiếc iPhone cũng mang mác “giá rẻ” là iPhone XR lại bán sau, nhường chỗ cho bộ đôi cao cấp Xs/Xs Max.
Trong tháng 11 vừa qua, iPhone XR là chiếc iPhone bán chạy nhất của Apple tại Mỹ, chiếm 32% trên tổng số iPhone bán ra. So với tháng 11/2017, iPhone X chiếm tỉ lệ 30% còn iPhone 8/8 Plus là 39%.
Video đang HOT
Một điều thú vị khác trong báo cáo của CIRP, đó là số người dùng chuyển từ Android sang iPhone trong thời gian qua đã tăng lên. Theo đó 82% người mua iPhone mới là từ iPhone cũ nâng lên, còn 16% là chuyển từ Android sang. Năm 2017 khi iPhone X lên kệ, 86% người mua là nâng cấp từ iPhone cũ còn từ Android chỉ là 11%.
Thống kê của CIRP dựa trên 165 khách hàng Mỹ đã mua iPhone XR trong 30 ngày sau khi máy bán ra.
Theo VnReview
Đối tác của Huawei phạt tiền các nhân viên mua iPhone
Menpad - đối tác của Huawei và ZTE - một nhà sản xuất màn hình LCD có trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc cho biết, hãng sẽ phạt bất cứ nhân viên nào mua iPhone của Apple.
Menpad - một nhà sản xuất màn hình LCD có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) và là đối tác của Huawei, đã đưa ra quy định ủng hộ "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc.
Mức phạt mà công ty Menpad đua ra với nhân viên mua điện thoại thông minh từ hãng của Mỹ là số tiền phạt tương đương với giá thị trường của thiết bị mà họ mua.
"Nếu các nhân viên mua bất kỳ iPhone nào cho mình, công ty sẽ áp dụng mức phạt tương đương 100% giá điện thoại trên thị trường" - tuyên bố nêu rõ.
Menpad - đối tác của Huawei cấm nhân viên dùng đồ Apple. (Ảnh: Internet)
Thêm vào đó, hãng có trụ sở tại Thâm Quyến cũng khẳng định sẽ ngừng mua bất cứ sản phẩm nào, từ thiết bị văn phòng, máy tính và ô tô có nguồn gốc từ Mỹ. Menpad cũng sẽ thưởng cho những nhân viên mua các sản phẩm của điện thoại của Huawei và ZTE bằng cách hỗ trợ 15% tiền mua sản phẩm.
Không dừng lại ở đó, Menpad còn tuyên bố trên website hôm 10/12 rằng, công ty sẽ tăng gấp đôi hoa hồng bán hàng cho bất kỳ nhân viên nào bán được sản phẩm của công ty sang Mỹ. Các biện pháp nêu trên sẽ áp dụng trong thời hạn 3 năm và có hiệu lực từ ngày 7/12.
Động thái của Menpad là nhằm hỗ trợ cho các công ty Trung Quốc đang gặp khó khăn. Chính phủ Mỹ coi Huawei và ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia, đồng thời kêu gọi đồng minh không sử dụng thiết bị của hai công ty này.
Ngày 1/12, Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt ở Canada theo yêu cầu của Mỹ, làm tăng căng thẳng giữa hai quốc gia. Trước đó, lệnh áp thuế nhập khẩu của Mỹ cũng đẩy nhiều công ty công nghệ tính đến việc chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác.
Menpad là một phần trong mạng lưới toàn cầu của Huawei gồm 2.000 nhà cung cấp, trong đó có Qualcomm, Broadcom, Intel...
Theo Báo Mới
Kho ứng dụng Cydia dành cho iPhone chính thức đóng cửa Cydia - kho ứng dụng dành cho các thiết bị iOS đã bẻ khóa (Jailbreak) chính thức đóng cửa. Sau nhiều năm gắn liền với cộng đồng người dùng iPhone Jailbreak, Cydia Store chính thức dừng hoạt động. Cydia đóng cửa đồng nghĩa kho giao diện bắt mắt cho iPhone cũng không còn. (Ảnh: iPhonehacks). Sáng ngày 15/12 giờ Việt Nam, Saurik -...