Bị cáo Trương Mỹ Lan: ‘Đừng lo tôi trở mặt’
Tự bào chữa, bà Trương Mỹ Lan khẳng định vẫn đứng ra chịu trách nhiệm khắc phục cho các trái chủ.“Đừng lo tôi trở mặt, tôi hứa là sẽ làm, tôi vẫn khắc phục thiệt hại cho các trái chủ”, bị cáo này nói.
Chiều nay (4/10), phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục phần tranh luận.
Luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan) cho rằng các tội danh “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “ Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” mà VKS truy tố đối với bị cáo là hành vi xuyên suốt từ năm 2012 đến tháng 10/2022. Thực chất các hành vi này thuộc một vụ án nhưng được tách thành 2 giai đoạn.
Theo luật sư Hoài, tội danh “Rửa tiền” bị khởi tố trước tội danh “Tham ô tài sản”, trong khi hành vi “Rửa tiền” lại xuất phát từ tội phạm nguồn là hành vi “Tham ô tài sản” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
Đối với tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, luật sư Hoài cho biết các giao dịch thanh toán quốc tế đều được thực hiện thông qua các giao dịch thanh toán điện tử của Ngân hàng SCB và có báo cáo Cục Phòng chống rửa tiền và các cơ quan chức năng và không có bất cứ kết luận nào về việc các giao dịch này thuộc trường hợp giao dịch đáng ngờ, trái pháp luật.
Luật sư Hoài đề nghị HĐXX xem xét loại trừ số tiền do 5 pháp nhân nước ngoài chuyển về mua cổ phần của Ngân hàng SCB và nguồn tiền mua cổ phần của 3 pháp nhân nước ngoài tại Công ty Việt Vĩnh Phú mua cổ phần tại SCB. Theo đó, tổng số tiền mà 8 pháp nhân nước ngoài chuyển về mua cổ phần là 180 triệu USD.
Tự bào chữa bổ sung, bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng mức án chung thân mà VKS đề nghị là quá khắt khe đối với mình. Tuy nhiên, bà Lan khẳng định vẫn đứng ra khắc phục cho trái chủ. “Đừng lo tôi trở mặt, tôi hứa là sẽ làm, tôi vẫn khắc phục thiệt hại cho các trái chủ” bà Lan nói.
Bị cáo Lan cũng trình bày các tình tiết giảm nhẹ cho cháu gái Trương Huệ Vân và em dâu Ngô Thanh Nhã. Theo bà Lan, vào thời điểm dịch Covid-19, Trương Huệ Vân đã có nhiều đóng góp, xây bệnh viện dã chiến, còn Nhã có nhiều đóng góp trong việc làm từ thiện, xây bệnh viện. Vì vậy, bà Lan mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ để cân nhắc khi lượng hình đối với cháu và em dâu mình.
Đồng thời, bị cáo Lan cũng xin HĐXX xem xét bỏ tội danh “Rửa tiền” của chồng là ông Chu Lập Cơ. “Chồng tôi không liên quan tới Ngân hàng SCB, không biết gì về việc phát hành trái phiếu. Các anh, em của chồng tôi là giáo sư, thẩm phán… chỉ có anh ấy sang Việt Nam gặp tôi và phải đi tù, mất danh tiếng cả gia tộc. Anh ấy ở tù gần 2 năm nay khổ cực, tinh thần không bình tĩnh”, bà Lan trình bày.
Liệt kê loạt tài sản 'khủng' đưa vào khắc phục cho trái chủ
Ngày 24.9, luật sư tiếp tục thẩm vấn bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về sai phạm trong việc phát hành các gói trái phiếu khống, lừa bán cho 35.824 trái chủ, chiếm đoạt hơn 30.000 tỉ đồng.
Trả lời luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Trương Mỹ Lan - PV) về nguồn tiền khắc phục hậu quả cho các trái chủ, bị cáo Lan nói sẽ huy động hết nguồn tiền để chi trả cho người dân. Theo đó, bị cáo đề nghị HĐXX thu hồi khoảng 17.000 tỉ đồng được một số ngân hàng sử dụng có nguồn gốc từ tiền phát hành trái phiếu, về quan hệ dân sự giữa các ngân hàng này với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) sẽ được giải quyết sau và bị cáo sẵn sàng đứng ra để giải quyết.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa. ẢNH: THẢO NHÂN
Ngoài ra, bị cáo đề nghị sử dụng toàn bộ tiền đã khắc phục tại CQĐT 356 tỉ đồng; các bị cáo khác đã khắc phục 47 tỉ đồng; tiền phong tỏa trong tài khoản theo phụ lục số 7 tổng cộng 304 tỉ đồng; tiền các cá nhân, tổ chức phải trả lại bị cáo trong giai đoạn 1 (Công ty Sơn Long Thọ đã nộp để chuẩn bị xét xử phúc thẩm); 18% cổ phần Công ty Vietcombank - Bonday - Bến Thành tương đương 919 tỉ đồng để trả tiền cho trái chủ.
Bị cáo Trương Mỹ Lan muốn dùng 'siêu dự án' Amigo để khắc phục cho trái chủ
Bên cạnh đó, các tài sản không bị kê biên bị cáo cũng đề nghị được xử lý để khắc phục hậu quả cho cả vụ án qua các giai đoạn, gồm: tòa nhà 29 Liễu Giai (Hà Nội), sau khi bán và trả khoản nợ vay 250 triệu USD, phần còn lại xin nộp lại để khắc phục hậu quả; Dự án 6A (Trung Sơn, Bình Chánh, TP.HCM) thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hiện SCB đang giữ giấy tờ cùng 65 tài sản khác nhưng không đảm bảo cho khoản vay nào; Dự án Almigo (khu tứ giác Nguyễn Huệ - Hồ Tùng Mậu - Huỳnh Thúc Kháng - Ngô Đức Kế), gồm khoảng 160 sổ đỏ, trong đó khoảng 40 sổ đang cho SCB mượn, một phần bị kê biên trong giai đoạn 1, nên bị cáo Lan xin giải tỏa để thực hiện dự án nhằm khắc phục hậu quả.
Cũng trong chiều qua, luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang (bào chữa cho 4 đồng phạm của bị cáo Lan) cho biết có một người bạn của bà Trương Mỹ Lan có ý muốn mua lại các tài sản của bà Lan. Theo luật sư, đối với tòa nhà 29 Liễu Giai (Hà Nội) có 3 cổ đông góp vốn, đang thế chấp vay ngân hàng 250 triệu USD, một người bạn của bà ở Mỹ muốn thay mặt đại diện cho 3 cổ đông trả 250 triệu USD để trả nợ cho ngân hàng và cho bà mượn 130 triệu USD để khắc phục cho các bị hại ở vụ này. "Tòa nhà này không phải của mình bị cáo mà còn có những người khác, nên không trả lời được ngay bây giờ", bị cáo Lan trả lời.
Bên cạnh đó, đối với dự án 6A, luật sư hỏi bị cáo Lan: "Có đồng ý rằng người này sẽ nộp một khoản tiền vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tố tụng và bà đồng ý giao lại dự án 6A cho họ, sau này bà và họ bàn chuyện mua bán sau không?". Bị cáo Lan trả lời: "Với dự án 6A tôi muốn tìm người có tiền thật và mua thật, còn giá trị bao nhiêu tôi không còn quan tâm nữa".
Bị cáo Trương Mỹ Lan hối hận vì kéo theo người đẹp doanh nhân vướng lao lý Phiên tòa xét xử "đại án" kinh tế xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB ngày 12/3 tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo. Đáng lưu ý, nhân vật mấu chốt được nhắc nhiều nhất là Trương Huệ Vân, Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor. Bị cáo Trương Huệ...