Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến: “Mất hết rồi chỉ còn lại danh dự”
Tại tòa, ông Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận sai sót, không làm hết trách nhiệm. Đồng thời, nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho rằng, mình đã bị mất hết tất cả chỉ còn lại mỗi danh dự.
Trong ngày thứ 3, trả lời câu hỏi của luật sư Phan Trung Hoài ( bào chữa bị cáo Trần Vĩnh Tuyến- nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM), ông Tuyến trình bày theo phân công ban đầu thì ông không phụ trách lĩnh vực xây dựng, đô thị. Đến tháng 7/2017, một phó chủ tịch nghỉ làm việc vì lý do sức khỏe nên ông Tuyến được phân công phụ trách theo dõi.
Ông Trần Vĩnh Tuyến nêu lúc này không biết việc SAGRI xin chuyển nhượng dự án. Đến khi văn phòng ủy ban trình hồ sơ và ngày 9/11/2017 ông nhận hồ sơ mới biết việc chuyển nhượng.
Ông Trần Vĩnh Tuyến tại tòa. (Ảnh: Hải Long).
Cáo trạng cho rằng hành vi của ông Trần Vĩnh Tuyến chính là nguyên nhân gây hậu quả thiệt hại, thất thoát đặc biệt lớn với số tiền 672 tỷ đồng. Với cáo buộc trên, nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM đề nghị hội đồng xét xử (HĐXX), Viện kiểm sát xem xét lại để đánh giá một khách quan.
Theo ông Tuyến thì trong quá trình điều tra và tại tòa cho thấy bị cáo chưa làm hết trách nhiệm, quá tin tưởng làm sự tham mưu của cấp dưới chứ không có việc biết sai vẫn ký quyết định chấp thuận cho SAGRI chuyển nhượng dự án.
Trả lời câu hỏi của luật sư Hoài về việc ông có đề nghị xem xét lại tội danh hay không, ông Tuyến nói: “Với tư cách là nguyên lãnh đạo thành phố, với tâm thế là một người lãnh đạo, bản thân không bao giờ có suy nghĩ đổ trách nhiệm cho anh em cấp dưới”.
Ông Tuyến nói ông làm và chấp nhận công việc này có rất nhiều rủi ro, lĩnh vực đô thị rất nhạy cảm, phức tạp, công việc áp lực nhưng đã rất cố gắng để làm, xử lý rất nhiều việc.
Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến cho rằng việc sai sót của mình là tai nạn. (Ảnh: Hải Long).
“Tôi đã lường trước được những nguy hiểm sẽ tới mà mình không thể biết được có như ngày hôm nay. Tôi cũng tự nhủ mình chấp hành, tuân thủ quy chế, quy trình làm việc; đồng thời tin tưởng các cơ quan tham mưu. Tôi chưa bao giờ vụ lợi trong công việc, nên tôi rất an tâm những gì mình làm, nhưng không ngờ đây lại là tai nạn nghề nghiệp của tôi”, ông Tuyến nói.
Video đang HOT
Theo cáo trạng, ông Trần Vĩnh Tuyến và Trần Trọng Tuấn (nguyên giám đốc Sở Xây dựng TPHCM) sai phạm do nể nang bị cáo Lê Tấn Hùng (nguyên tổng giám đốc SAGRI) là em trai của một lãnh đạo TPHCM.
Về cáo buộc trên, bị cáo Lê Tấn Hùng cho rằng, mình thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định, không lợi dụng danh nghĩa của bất cứ một ai và cũng không có động cơ tư lợi trong việc chuyển nhượng dự án.
Ông Hùng cho rằng mình không lợi dụng danh nghĩa bất cứ ai. (Ảnh: Hải Long).
Ông Tuyến khai việc mình sai sót là do thiếu kiểm tra, thiếu hiểu biết, tin tưởng vào sự tham mưu của cấp dưới chứ không phải nể nang, biết sai mà vẫn ký.
“Bị cáo không bỏ mặc hậu quả khi chủ động đề nghị thu hồi quyết định đã ký. Mất hết rồi chỉ còn danh dự nên bị cáo mong tòa xem xét”, bị cáo Tuyến nói.
Quá trình điều tra, ông Tuấn từng khai mình có nể nang, nhưng tại tòa thì đã thay đổi lời khai. Do lời khai của bị cáo này có sự mâu thuẫn nên đại diện Viện kiểm sát công bố lời khai của nguyên giám đốc Sở Xây dựng TPHCM.
Ông Trần Trọng Tuấn cho rằng mình thay đổi lời khai nhằm làm rõ sự thật vụ án. Ảnh: Hải Long).
Giải thích về việc thay đổi lời khai, bị cáo Tuấn cho rằng, ban đầu tin tưởng vào kết luận giám định của Bộ Xây dựng nên mới khai “do nể nang”. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu lại thì phát hiện kết luận này không đúng, nhận thấy hành vi của mình là không sai nên thay đổi lời khai.
“Về trình độ, tôi là thạc sĩ luật nên hiểu rõ thành khẩn khai báo là tình tiết giảm nhẹ. Việc tôi thay đổi lời khai nhằm làm sáng tỏ bản chất vụ án. Bản thân tôi không làm trái quy định pháp luật, không đổi trắng, thay đen” – bị cáo Tuấn khai.
Ngày 13/12, phiên tòa bắt đầu tranh luận.
Ông Trần Vĩnh Tuyến: "Không có chuyện vì nể nang, biết sai mà vẫn ký"
Tại tòa, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến cho rằng, ông thấy mình thiếu trách nhiệm do không thể đọc hết kết luận thanh tra SAGRI mà giao văn phòng UBND TP rà soát chứ không phải "biết sai mà vẫn ký".
Chiều 9/12, Tòa án Nhân dân TPHCM tiếp tục xét xử bị cáo Trần Vĩnh Tuyến - nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cùng đồng phạm, về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí.
Liên quan tới vụ án, bị cáo Lê Tấn Hùng - nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) - bị xét xử về tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí.
Bị cáo Trần Trọng Tuyến cho rằng ông đã thận trọng trong việc chấp thuận dự án. (Ảnh: Hải Long).
Trả lời câu hỏi của Viện kiểm sát liên quan trong chuyển nhượng dự án nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9 từ SAGRI sang cho Tổng công ty Phong Phú, ông Trần Vĩnh Tuyến trình bày sau khi lấy ý kiến sở ngành liên quan, ngoài việc tuân theo luật kinh doanh bất động sản, luật doanh nghiệp, việc chuyển nhượng dự án phải tuân thủ luật quản lý sử dụng vốn... và các luật khác.
Theo ông Tuyến thì ban đầu ông đã thận trọng yêu cầu phía văn phòng rà soát lại. Sau khi văn phòng rà soát lại không có sai sót nên mới ký quyết định chấp thuận cho chuyển nhượng dự án trên.
"Bị cáo không thể nào đọc hết kết luận thanh tra được nên giao văn phòng rà soát và báo cáo cho ủy ban. Bị cáo chịu trách nhiệm giải quyết công việc của nửa TPHCM, không thể xem xét hết. Bị cáo thấy mình thiếu trách nhiệm", ông Trần Vĩnh Tuyến nói.
Trả lời câu hỏi của Viện kiểm sát về việc đã nhận thấy hồ sơ chưa đủ căn cứ nhưng vẫn ký, ông Tuyến cho rằng không có chuyện ông biết sai mà vẫn ký.
Ông Tuyến khẳng định không có chuyện biết sai vẫn ký. (Ảnh: Hải Long).
Về lời khai " làm sai do nể nang ông Lê Tấn Hùng, em trai Bí thư Thành ủy TPHCM", ông Tuyến khẳng định ông "nể nang vì tình cảm, tôn trọng chứ không phải nể nang biết sai mà vẫn ký".
Tiếp đó, bị cáo Trần Trọng Tuấn - nguyên Giám đốc Sở Xây dựng - trình bày, khi thẩm định hồ sơ SAGRI đã rất cẩn trọng vì đây là một doanh nghiệp nhà nước. Việc làm văn bản hỏi ý kiến Chi cục Tài chính Doanh nghiệp thuộc Sở Tài chính là thể hiện sự chặt chẽ của hội đồng.
"Hồ sơ đủ điều kiện chuyển nhượng tuy nhiên đây là dự án liên quan đến việc quản lý vốn Nhà nước kinh doanh nên trước khi tham mưu cho UBND TP thì đề nghị Sở Tài chính có ý kiến để đảm bảo chặt chẽ không sai sót", bị cáo Tuấn trình bày.
Bị cáo Trần Trọng Tuấn kêu oan. (Ảnh: Hải Long).
Việc làm công văn hỏi là thể hiện sự cẩn trọng trong việc quản lý chuyển nhượng vốn đầu tư doanh nghiệp Nhà nước ra ngoài doanh nghiệp. Nếu có vướng mắc trong điều kiện, thủ tục sẽ dừng hồ sơ.
Về quá trình thực hiện công vụ, bị cáo Tuấn nói vụ việc này giờ nói áp dụng Luật Kinh doanh bất động sản trước hay Luật Quản lý vốn tài sản Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp trước thì thực ra không có quy định nào. Nhưng với trách nhiệm của mình bị cáo đã áp dụng đúng Luật Kinh doanh bất động sản. Và tờ trình không có điểm nào trái với Luật Quản lý vốn tài sản Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Bị cáo Trần Trọng Tuấn khẳng định mình đã làm hết trách nhiệm.
Bị cáo Lê Tấn Hùng cho rằng mình không có vụ lợi trong hành vi bị cáo buộc tham ô tài sản. (Ảnh: Hải Long).
Sau đó, đại diện Viện kiểm sát xét hỏi bị cáo Lê Tấn Hùng về hành vi lấp khống 10 hồ sơ, tham ô số tiền 13 tỷ đồng.
Bị cáo Hùng thừa nhận hành vi trên của mình là không đúng nhưng đề nghị hội đồng xét xử xem xét vì không có động cơ chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.
Ngày mai (10/12), phiên tòa tiếp tục xét hỏi.
Ông Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận hành vi phạm tội Cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố; đồng thời, bị cáo cho rằng bản thân phạm tội do là chủ quan, thiếu kiểm tra, đôn đốc. Sáng 9/12, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử bị cáo Trần Vĩnh Tuyến (cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM); Lê Tấn Hùng (nguyên Tổng giám...