Bị cáo mà cũng “đòi hỏi” cấm cửa báo chí nữa sao?
Phóng viên được phép vào tác nghiệp tại phiên tòa xét xử vụ án xảy ra tại Navibank nhưng các bị cáo và luật sư không đồng ý, thậm chí phản ứng và đề nghị tòa cấm báo chí chụp ảnh (!).
Các bị cáo nguyên là lãnh đạo Navibank tại tòa (ảnh: P.B).
Đây là chuyện hiếm thấy ở một phiên tòa công khai, được đưa ra xét xử tại TAND TP.HCM.
Đây cũng là chuyện hiếm xảy ra khi một số bị cáo nguyên là “ quan ngân hàng” dính vào sai phạm, bị đưa ra xét xử công khai, nhưng báo chí muốn chụp ảnh thì phải được… chính họ cho phép (?).
Lẽ dĩ nhiên, nhiều người hiểu rằng, một phiên tòa công khai, báo chí được phép vào tác nghiệp với đầy đủ các thủ tục, tuân thủ luật báo chí và các qui định hiện hành thì chẳng có vị luật sư hay bị cáo nào có quyền cấm họ đưa tin chụp ảnh. Tại tòa, phóng viên hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, và dưới quyền điều hành, điều khiển của tòa. Nếu xử kín, với những vụ án nhạy cảm, báo chí không được dự trực tiếp để đưa tin thì cũng đã được luật qui định.
Nhưng với một phiên tòa công khai, các vị là những bị cáo, chỉ vì muốn không bị “chường mặt” trên mặt báo nên đề nghị tòa cấm một hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật cho phép thì xem ra các vị còn muốn có quyền hành xử trên cả pháp luật chăng?
Video đang HOT
Đáng hoan nghênh là hội đồng xét xử đã rất tỉnh táo và công tâm, giải thích rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của báo chí hoạt động tác nghiệp trong một phiên tòa công khai, chứ không dễ sa vào sự “đòi hỏi” dễ bị trở thành trò cười của một số bị cáo.
Nhất định không chấp nhận những đề nghị hay đòi hỏi kiểm soát báo chí của những người là… bị cáo.
Nhất định không chấp nhận tạo ra những tiền lệ xấu cấm phóng viên chụp ảnh tại một phiên tòa công khai.
Bởi nếu chấp nhận sự đề nghị trong tình huống này thì rất có thể còn có thêm những đòi hỏi trong các tình huống khác vi phạm đến quyền hoạt động, tác nghiệp của báo chí theo luật định.
THẾ LÂM
Theo Laodong
Vụ 10 cán bộ Navibank hầu tòa: Sếp, lính đều kêu oan và đổ lỗi cho nhau
Ra tòa, cả bị cáo nguyên là Tổng giám đốc Navibank lẫn Trưởng phòng nguồn vốn đều cho rằng mình bị oan và đổ lỗi lẫn nhau.
Chiều ngày 28/2, TAND TPHCM tiếp tục phiên xử vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (Navibank, nay là Ngân hàng Quốc Dân).
Mở đầu phần xét hỏi, HĐXX mời bị cáo Đoàn Đăng Luật (sinh năm 1978, nguyên Trưởng phòng nguồn vốn Navibank). Bị cáo Luật cho rằng mình bị oan, cáo trạng quy kết bị cáo tội cố ý làm trái quy định nhà nước trong hoạt động kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là không đúng sự thật.
Bị cáo Đoàn Đăng Luật cho rằng mình không biết Huyền Như.
Bị cáo Lê Quang Trí thừa nhận cho nhận lãi ngoài từ Vietinbank chi nhánh Nhà Bè
Khi thực hiện các giao dịch gửi tiền vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè thì bị cáo Luật cho rằng mình chỉ tiếp nhận thông tin từ Võ Anh Tuấn với tư cách lãnh đạo Vietinbank chi nhánh Nhà Bè chứ không đề xuất lãi suất như cáo trạng quy kết. Khi Võ Anh Tuấn chào lãi suất thì bị cáo chuyển thông tin cho lãnh đạo, sau khi cấp trên đồng ý thì bị cáo báo lại cho đại diện Vietinbank chứ không hưởng lợi gì trong việc gửi tiền từ Naviabank qua Vietinbank.
Luật khai: "Về lãi suất ngoài thì chị Tố Quyên mang qua, khi mang tiền qua thì Uyên có mặc đồ và đeo bảng tên ngân hàng Vietinbank. Khi nhận tiền từ Quyên tại hội sở thì bị cáo nộp lại ngân quỹ của ngân hàng".
"Không chỉ riêng bị cáo mà tất cả các bị cáo không ai được hưởng lợi gì, thời điểm đó ngân hàng đang gặp khó khăn, tất cả nhân viên làm việc chỉ với mong muốn đưa ngân hàng đi lên" - bị cáo Luật khẳng định.
Ngoài ra, bị cáo Luật còn khẳng định cáo trạng cho rằng mình bị Huyền Như dẫn dụ là sai sự thật, vì trong suốt quá trình giao dịch bị cáo Luật không biết Huyền Như là ai mà chỉ giao dịch qua Võ Anh Tuấn. Bị cáo còn yêu cầu Tuấn xuất trình giấy uỷ quyền của Vietinbank chi nhánh Nhà Bè cho Tuấn đi huy động vốn từ cá nhân, tổ chức.
Đối chất với Luật, bị án Võ Anh Tuấn cho rằng biết bị cáo Luật thông qua việc Luật có tới Vietinbank chi nhánh Nhà Bè gửi tiền, sau đó thì biết Luật có nhu cầu gửi tiền với số tiền lớn vào ngân hàng. Khi thực hiện giao dịch thì bị cáo Luật là người yêu cầu mức lãi suất vượt trần ngoài 14%.
Tiếp đó, HĐXX mời bị cáo Lê Quang Trí (Nguyên Tổng giám đốc ngân hàng Navibank) lên xét hỏi. Bị cáo Trí kêu oan cho rằng trong quá trình điều hành ngân hàng có một số sai sót nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng, nên cáo trạng quy kết bị cáo tội cố ý làm trái quy định nhà nước trong hoạt động kinh tế gây hậu nghiêm trọng là không đúng.
Bị cáo cho rằng trong Luật tín dụng không cấm việc cá nhân vay tiền ngân hàng đi gửi tại ngân hàng khác, luật cũng không cấm việc hạn mức cho vay tiêu dùng. Về lãi suất cao thì bị cáo Trí cho rằng do bị cáo Luật đề xuất chứ không phải ban lãnh đạo quyết định.
Ngày mai 1/3, phiên tòa tiếp tục xét hỏi.
Xuân Duy
Theo Dantri
Vụ Huyền Như: Bị hại yêu cầu ngân hàng có trách nhiệm bồi thường 1.085 tỉ đồng Các nguyên đơn dân sự trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như giai đoạn 2 vừa được xét xử sơ thẩm đồng loạt kháng cáo, yêu cầu ngân hàng mà Huyền Như làm việc trong thời gian xảy ra vụ án phải có trách nhiệm bồi thường số tiền 1.085 tỉ đồng. Ngày 27/2, thông tin từ TAND TPHCM cho biết đã nhận...