Bị cáo Lê Thanh Vân: “Có người dúi quà cảm ơn vào túi, nhận cho họ vui”
Khai về lần gặp đầu tiên với ông Nguyễn Đức Sinh và Trần Sỹ Thanh, bị cáo Vân cho biết, hôm đó ông sang phòng ông Lưu Bình Nhưỡng và “vô tình gặp”.
Chiều 7/1, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình xét hỏi bị cáo Lê Thanh Vân (61 tuổ.i, cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Ủy viên Thường trực Ủy ban Ngân sách Quốc hội).
Ông Vân bị đưa ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Bị cáo Lê Thanh Vân bị cáo buộc 2 lần nhận tiề.n của lãnh đạo Công ty cổ phần Trường Sinh (gọi tắt là Công ty Trường Sinh) để giúp doanh nghiệp này sớm được thực hiện dự án thăm dò khoáng sản tại đồi Bắc Sơn, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Ông Lê Thanh Vân và ông Lưu Bình Nhưỡng (cựu Phó trưởng ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội) được cách ly trong quá trình xét hỏi.
Ông Vân mang theo tập tài liệu dày và một quyển sách lên bục khai báo.
Bị cáo Lê Thanh Vân khai quen biết với ông Lưu Bình Nhưỡng từ ngày là sinh viên Đại học Luật, cùng tham gia hoạt động sinh viên, đá bóng.
Năm 2016, khi tái cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV, ông Vân và ông Nhưỡng vẫn chơi với nhau.
Về mối quan hệ với các doanh nhân Nguyễn Đức Sinh (46 tuổ.i, trú phường Lãm Hà, quận Kiến An, Hải Phòng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trường Sinh) và Trần Sỹ Thanh (57 tuổ.i, trú quận Cầu Giấy, Hà Nội – Giám đốc Công ty Trường Sinh), bị cáo Lê Thanh Vân nói không nhớ mặt nhưng đã từng gặp ở phòng làm việc của ông Lưu Bình Nhưỡng khi tình cờ sang uống nước chè.
Bị cáo Lê Thanh Vân tại phiên tòa (Ảnh: Xuân Hoa).
Sau khi được Hội đồng xét xử (HĐXX) tóm tắt về lờ.i kha.i của ông Sinh và ông Thanh về lần gặp đầu ở quán ăn trưa và nhận 10 triệu đồng, ông Vân một mực phủ nhận việc này.
“Lúc đó còn dịch Covid-19, bị cáo rất cẩn thận, không ra ngoài ăn uống với ai vào buổi trưa”, bị cáo Vân phân trần.
Khai về lần gặp đầu tiên với ông Nguyễn Đức Sinh và Trần Sỹ Thanh, bị cáo Vân cho biết, hôm đó ông sang phòng ông Lưu Bình Nhưỡng và “vô tình gặp”.
Lúc đó, ông Nhưỡng giới thiệu hai doanh nhân có vướng mắc với dự án ở Quảng Ninh nên nhờ nói thêm với lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Ninh. Sau đó, bị cáo Vân hỏi cụ thể vụ việc rồi lấy điện thoại gọi ngay cho lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Ninh.
“Tính tôi thấy có gì khó khăn là phát biểu, giúp nhiều người nên cũng không nhớ từng người”, bị cáo Vân nói.
Video đang HOT
Cuộc gọi được ông Vân bật loa ngoài để mọi người trong phòng cùng nghe. Lúc này, ông Lưu Bình Nhưỡng đã ghi âm toàn bộ.
- Bị cáo có biết Lưu Bình Nhưỡng ghi âm cuộc gọi không? - HĐXX truy xét.
- Tôi không để ý – Bị cáo Vân trả lời.
Sau đó, HĐXX thông báo tệp ghi âm cuộc gọi trên đã được nhà chức trách trích xuất từ điện thoại bị cáo Lưu Bình Nhưỡng trong quá trình điều tra.
Trước bục khai báo, bị cáo Lê Thanh Vân một mực khẳng định sau lần gặp đầu tiên với ông Sinh, ông Thanh, không nhắn tin hay gọi điện gì cho họ.
Về lần gặp thứ hai với các doanh nhân này, bị cáo Vân trình bày cũng do “tình cờ” khi sang phòng ông Nhưỡng uống nước chè.
Trong lúc ngồi uống nước, ông Sinh, ông Thanh kể dự án tại Quảng Ninh đã được duyệt. Khi đi về phòng mình, bị cáo Vân được một người chạy theo dúi quà cảm ơn vào túi và nói: “Bọn em sống có trước có sau, em cảm ơn, anh cầm cho em vui”. Ông Vân nghĩ cầm cho họ vui chứ bản thân không đòi hỏi.
“Lúc đấy bị cáo nhận thức đây là tiề.n cảm ơn”, ông Vân nói.
Theo cáo buộc, bị cáo Lê Thanh Vân 2 lần nhận tiề.n của lãnh đạo Công ty Trường Sinh, lần đầu 10 triệu đồng, lần hai 50 triệu đồng.
Kết thúc ngày làm việc đầu tiên, Hội đồng xét xử đã xét hỏi 4 trong 5 vụ sai phạm thuộc vụ án.
Ngoài ông Nhưỡng, ông Vân, 3 bị cáo còn lại đều đang chấp hành án tù trong các vụ án khác, gồm Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật Văn phòng Chủ tịch nước, án 7 năm 6 tháng tù về tội Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản.
Phạm Minh Cường (Cường “Quắt”) án 4 năm 3 tháng tù về tội Cưỡng đoạt tài sản và Giữ người trái pháp luật.
Vũ Đăng Phương đang chấp hành 2 năm 9 tháng tù về tội Gây rối trật tự công cộng.
Cáo trạng thể hiện, năm 2020, UBND tỉnh Quảng Ninh có dự án cho phép doanh nghiệp thăm dò khoáng sản đất đá làm vật liệu san lấp mặt bằng tại đồi Bắc Sơn, thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (gọi tắt là dự án đồi Bắc Sơn).
Khi biết thông tin trên, ông Nguyễn Đức Sinh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Trường Sinh – cùng một số người làm thủ tục xin cấp phép thực hiện dự án.
Để thuận lợi xin cấp phép, ông Sinh đã góp vốn chung với ông Trần Sỹ Thanh cùng một số người mở chi nhánh của Công ty Trường Sinh tại tỉnh Quảng Ninh do ông Thanh làm giám đốc.
Tháng 7/2020, Công ty Trường Sinh gửi tờ trình đến UBND thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh xin cấp phép thăm dò, khai thác dự án đồi Bắc Sơn. Quá trình xin cấp phép, công ty đã 3 lần gửi văn bản đề nghị đến UBND tỉnh Quảng Ninh, nhưng đến đầu tháng 7/2023 vẫn chưa có kết quả.
Do muốn sớm được cấp giấy phép đầu tư nên ông Sinh và ông Thanh đã đến gặp ông Lưu Bình Nhưỡng nhờ can thiệp, tác động đến lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.
Ông Nhưỡng đồng ý và giới thiệu ông Thanh, Sinh đến gặp, nhờ bị cáo Lê Thanh Vân (thời điểm đó là Đại biểu Quốc hội) để cùng can thiệp, gây áp lực.
Ông Vân đồng ý, đã gọi điện cho lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Ninh. Bị cáo Nhưỡng cũng gọi điện cho lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh can thiệp.
Ngày 17/10/2023, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt, cấp phép cho Công ty Trường Sinh được thăm dò, khai thác mỏ đất.
Quá trình thực hiện việc can thiệp nói trên, các bị cáo Nhưỡng, Vân đã nhiều lần nhận tiề.n của ông Thanh, ông Sinh.
Theo cáo buộc, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng 6 lần nhận tiề.n với tổng số 210 triệu đồng; ông Vân nhận 2 với tổng số 60 triệu đồng.
Ông Lưu Bình Nhưỡng: Sai lầm lớn nhất của bị cáo là nhận "cám ơn" 300.000 USD
Chiều 7/1, phiên tòa xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (cựu Đại biểu Quốc hội) và đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn.
Trước khi thẩm vấn, Hội đồng xét xử tiến hành cách ly bị cáo Lưu Bình Nhưỡng cùng hai bị cáo khác là Lê Thanh Vân (cựu Đại biểu Quốc hội) và Nguyễn Văn Vương (cựu Chuyên viên Vụ pháp luật, Văn phòng Chủ tịch Nước) khỏi phòng xử án.
Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định, Công ty Sao Đỏ là bị hại. Trước bục khai báo, bị cáo Phạm Minh Cường (tức Cường "quắt' đã có 3 tiề.n án) cho biết, bị cáo với bị cáo Nhưỡng có quan hệ chú cháu. Nguồn gốc khu bãi triều bị cáo mua lại là của bị cáo Nguyễn Văn Phương, là cháu bị cáo. Phần bãi triều bị cáo Cường mua của bị cáo Phương ở cạnh khu bãi mà Công ty Sao Đỏ được cấp phép khai thác cát (PV).
Theo lờ.i kha.i của bị cáo Cường, khi khai thác cát, Công ty Sao Đỏ muốn mua lại khu bãi triều của bị cáo và trả tiề.n một lần nhưng Cường không đồng ý mà yêu cầu Công ty Sao Đỏ trả tiề.n theo tỷ lệ khai thác cát.
Sau khi Công ty Sao Đỏ đồng ý, bị cáo Cường thuê bị cáo Phương hàng ngày đếm số lượng tàu hút cát của Công ty Sao Đỏ. Căn cứ vào số lượng tàu hút cát để bị cáo Cường có cơ sở lấy tiề.n.
Cũng theo lờ.i kha.i của Cường, quá trình Công ty Sao Đỏ khai thác cát đã xảy ra va chạm với một nhóm xã hội khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình nên việc khai thác phải tạm dừng. Trước sự việc này, bị cáo Cường đã nhờ bị cáo Nhưỡng can thiệp với người có trách nhiệm ở tỉnh Thái Bình. Sau đó, bị cáo Nhưỡng ghi âm cuộc điện thoại với người đó và chuyển lại cho bị cáo Cường...
Sau khi bị cáo Nhưỡng can thiệp, nhóm xã hội ở tỉnh Thái Bình không gây khó khăn cho Công ty Sao Đỏ nữa nên doanh nghiệp này tiếp tục khai thác cát và trả tiề.n cho bị cáo Cường theo thỏa thuận trước đó.
Quá trình "hợp tác làm ăn" với Công ty Sao Đỏ, bị cáo Cường đã được doanh nghiệp này trả gần 5 tỷ đồng. Bị cáo Cường khai, bị cáo đã rủ vợ bị cáo Nhưỡng là bà Phạm Thị Mỹ Dung góp tiề.n mua bãi triều để cùng khai thác hưởng lợi.
Đây cũng chính là lý do mà khi xảy ra việc nhóm xã hội gây khó cho Công ty Sao Đỏ, bị cáo Nhưỡng đã can thiệp với người có trách nhiệm ở tỉnh để "dẹp yên".
Tại phiên tòa, bị cáo Phương thừa nhận lờ.i kha.i của bị cáo Cường về việc Cường mua bãi triều của Phương và thuê Phương đếm tàu hút cát hàng ngày của Công ty Sao Đỏ là đúng.
Ngoài ra, Phương còn làm lái xe cho Cường. Quá trình lái xe, Phương nhiều lần chở Cường đến nhà thờ của gia đình bị cáo Nhưỡng ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và nhà riêng của bị cáo Nhưỡng ở quận Tây Hồ, Hà Nội.
Tại nhà thờ của gia đình bị cáo Nhưỡng, Phương nghe thấy Cường nói lại việc làm ăn không thuận lợi với Công ty Sao Đỏ do bị một nhóm xã hội ở tỉnh Thái Bình cản trở, đồng thời nhờ bị cáo Nhưỡng can thiệp để Công ty Sao Đỏ được tiếp tục khai thác cát.
Khai báo tại phiên tòa, đại diện Công ty Sao Đỏ thừa nhận lờ.i kha.i của bị cáo Cường và bị cáo Phương là đúng. Đại diện Công ty Sao Đỏ cho biết, đến nay, công ty đã nhận lại toàn bộ số tiề.n gần 5 tỷ đồng mà Cường đã nhận của công ty.
Ngoài bị hại là Công ty Sao Đỏ, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến bị cáo Nhưỡng trong cả 5 hành vi: Cưỡng đoạt tài sản của Công ty Sao Đỏ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp việc giải quyết vụ án dân sự xảy ra tại TAND TP Hải Phòng để hưởng lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp việc phê duyệt Dự án Quế Võ III, tỉnh Bắc Ninh để hưởng lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp việc phê duyệt Dự án khu dân cư dịch vụ phía Bắc kênh làm mát Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh để hưởng lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp vào Dự án thăm dò khoáng sản đất đá làm vật liệu san lấp mặt bằng tại đồi Bắc Sơn (thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) để hưởng lợi.
15h, Hội đồng xét xử cách ly hai bị cáo Cường và Phương để thẩm vấn bị cáo Nhưỡng. Trước bục khai báo, bị cáo Nhưỡng khẳng định giữ nguyên tất cả lờ.i kha.i của mình tại cơ quan điều tra. "Hiện tại, bị cáo chưa nghĩ thêm được gì nên chưa có lờ.i kha.i bổ sung. Quá trình xét xử, các luật sư của bị cáo hỏi thêm thì có thể bị cáo sẽ có thêm lờ.i kha.i", bị cáo Nhưỡng trình bày.
Tương tự như Hội đồng xét xử, khi đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đặt câu hỏi, bị cáo Nhưỡng cũng bảo lưu các lờ.i kha.i đã khai tại cơ quan điều tra và chưa bổ sung gì thêm.
Cuối phần thẩm vấn của Hội đồng xét xử, bị cáo Nhưỡng trình bày: "Việc nhận cảm ơn số tiề.n 300.000 USD của ông Nguyễn Thế Mạnh và ông Nguyễn Trọng Phong liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Quế Võ III, tỉnh Bắc Ninh là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của bị cáo. Vì thế, bị cáo đã vận động gia đình nộp tiề.n để khắc phục hậu quả".
Trước đó, bị cáo Nhưỡng và gia đình đã nộp lại số tiề.n 300.000 USD đã nhận "cám ơn". Trước ngày phiên tòa diễn ra, gia đình bị cáo Nhưỡng nộp thêm số tiề.n 150 triệu đồng để khắc phục hậu quả vụ án.
Liên quan đến việc bị cáo Nhưỡng nhận quà của một người dân ở Hải Phòng (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) là bộ cánh cửa nhà thờ ở huyện Hưng Hà, bị cáo Nhưỡng cho rằng: "Đó là quà tặng nhà thờ họ chứ không phải tặng bị cáo".
Trước khi kết thúc ngày xét xử thứ nhất, Hội đồng xét xử đã tiến hành thẩm vấn bị cáo Lê Thanh Vân về hành vi gọi điện cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty cổ phần Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác Dự án đồi Bắc Sơn, qua đó hưởng lợi 60 triệu đồng.
Sáng mai (8/1), phiên tòa tiếp tục.
Ngày 7/1, xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Thái Bình sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963, trú tại tổ 11, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội) và bị cáo Lê Thanh Vân (SN 1964, trú tại...