Bị cáo buộc vi phạm quyền riêng tư: Facebook, Zoom đối mặt với các vụ kiện mới
Facebook bị cáo buộc lưu trữ lịch sử duyệt web để bán hồ sơ cá nhân cho các nhà quảng cáo và Zoom cũng bị chỉ trích vì chia sẻ dữ liệu cá nhân với Facebook ngay cả khi người dùng không có tài khoản Facebook.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Tòa án phúc thẩm Liên bang Mỹ ngày 9/4 đã khôi phục vụ kiện trên toàn quốc cáo buộc Facebook vi phạm quyền riêng tư bằng cách theo dõi hoạt động Internet ngay cả sau khi người dùng đăng xuất khỏi trang web mạng xã hội.
Tòa phúc thẩm số 9 tại San Francisco cho biết người dùng Facebook có thể theo đuổi một số khiếu nại theo luật riêng tư ở cấp liên bang và bang California.
Một số người dùng Facebook đã cáo buộc mạng xã hội này âm thầm lưu trữ cookie (lịch sử truy cập web) trên trình duyệt khi người dùng bấm vào các nút “like” trên các trang web bên ngoài và sau đó bán hồ sơ cá nhân dựa trên lịch sử duyệt web cho các nhà quảng cáo.
Trong quyết định hôm thứ Năm 9/4, Chánh án Sidney Thomas của Tòa phúc thẩm số 9 nhận định người dùng có “kỳ vọng hợp lý về quyền riêng tư” và đã đủ cơ sở cáo buộc Facebook “xâm phạm rõ ràng” quyền riêng tư người dùng.
Video đang HOT
Theo Hội đồng xét xử Tòa phúc thẩm số 9, luật pháp bang California công nhận quyền thu hồi lợi nhuận bất chính, bất kể một bị cáo có hành vi trực tiếp gây thiệt hại kinh tế hay không.
Chánh án Sidney Thomas cho biết người dùng Facebook không có cơ hội kiểm soát hay ngăn chặn hoạt động xâm phạm trái phép cuộc sống riêng tư của họ khi mạng xã hội tiết lộ các dữ liệu cá nhân như những điều thích, không thích, các mối quan tâm và thói quen cá nhân trong một khoảng thời gian đáng kể.
Trích dẫn chính sách sử dụng dữ liệu của Facebook, ông Thomas cũng cho biết các nguyên đơn có “cáo buộc chính đáng” khi mạng xã hội luôn tuyên bố rằng dữ liệu người dùng đã đăng xuất sẽ không được thu thập, nhưng thực tế chúng vẫn có thể bị thu thập.
Cùng với Facebook, dịch vụ hội nghị trực tuyến Zoom cũng đang vướng phải một vụ kiện tập thể từ một trong những cổ đông của mình, với cáo buộc công ty tiết lộ các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật trên nền tảng này.
Zoom trở thành cái tên được nhắc tới nhiều trong thế giới công nghệ mùa COVID-19.
Vụ kiện do nhà đầu tư Michael Drieu đệ trình lên Tòa án Quận Bắc California tuyên bố rằng những lo ngại về lỗ hổng bảo mật và quyền riêng tư của Zoom đã đánh vào giá cổ phiếu của công ty. Cổ phiếu Zoom đã giảm trong phiên gần đây, nhưng vẫn tăng 67% kể từ đầu năm.
Zoom đã chứng kiến sự gia tăng nhu cầu trong bối cảnh mọi người hạn chế đi lại và chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến do đại dịch COVID-19. Zoom cho biết họ đã đạt 200 triệu người dùng hằng ngày trong tháng 3, cao hơn nhiều so với mức 10 triệu người dùng hằng ngày mà họ thu hút được vào tháng 12/2019.
Trước đó, Giám đốc điều hành của Zoom, Eric Yuan, đã xin lỗi và thừa nhận các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật tồn tại trong ứng dụng này.
Ứng dụng này đã bị cấm sử dụng trong công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk và các trường học ở New York do những lo ngại về bảo mật.
Zoom cũng bị chỉ trích vì chia sẻ dữ liệu cá nhân với Facebook – ngay cả khi người dùng không có tài khoản Facebook – trong khi công ty này cũng thừa nhận đã nhầm lẫn chuyển hướng một số cuộc gọi qua Trung Quốc như một bản sao lưu để xử lý tắc nghẽn mạng. Công ty này sau đó đã thực hiện các thay đổi cho nền tảng của mình để giải quyết các vấn đề như vậy./.
Minh Nhật
Zoom bị cổ đông kiện vì gian lận về quyền riêng tư, nhiều lỗi bảo mật
Zoom đã bị buộc tội bởi một cổ đông vì đã che giấu các lỗ hổng trong ứng dụng hội nghị video của họ sau những phản ứng từ khắp nơi trên thế giới.
Lượng người dùng Zoom tăng mạnh kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát
Theo SCMP, trong đơn khiếu nại gửi lên tòa án liên bang San Francisco (Mỹ), phía nguyên đơn cáo buộc Zoom đã che giấu sự thật về những thiếu sót trong mã hóa phần mềm của ứng dụng, bao gồm cả lỗ hổng để tin tặc tấn công cũng như tiết lộ trái phép thông tin cá nhân cho bên thứ ba, bao gồm cả Facebook.
Nhà đầu tư Michael Drieu, người đã đệ đơn kiện, tuyên bố một loạt tiết lộ công khai về sự yếu kém của ứng dụng, trong khi nó đã được nhiều công ty sử dụng trong các hoạt động hội nghị video do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
CEO Zoom Eric Yuan đã xin lỗi vì những sai sót, thừa nhận trong một bài đăng trên blog rằng ứng dụng này đã không làm tốt về quyền riêng tư và bảo mật. Được biết, các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo rằng tin tặc có thể khai thác lỗ hổng trong phần mềm để nghe lén các cuộc họp hoặc máy chỉ huy để truy cập các tập tin bảo mật.
Công nghệ mã hóa yếu đã làm phát sinh hiện tượng "Zoombombing", nơi những kẻ gian không được mời có thể truy cập vào một hội nghị video để quấy rối những người tham gia khác và ghi lại các cuộc họp để đăng tải lên các trang web công khai.
Citizen Lab còn phát hiện Zoom đã chuyển dữ liệu qua các máy chủ ở Trung Quốc và sử dụng các nhà phát triển ở đó, và điều này gây ra những rủi ro lớn. Các chuyên gia nhận định, việc làm này có thể khiến các bí mật thương mại, bí mật quốc gia và các nhà bảo vệ nhân quyền gặp nguy hiểm.
Trong trả lời của mình, Zoom cho biết họ đã gửi nhầm lưu lượng truy cập thông qua các trung tâm dữ liệu của Trung Quốc vì họ đang phải đối phó với nhu cầu tăng mạnh. Zoom nói rằng họ đã ngừng các hoạt động này để bảo vệ khách hàng không phải là người Trung Quốc. Bên cạnh đó, Yuan cho biết Zoom đang phát triển tính năng mã hóa đầu cuối cho ứng dụng nhưng vẫn cần thêm nhiều tháng nữa để áp dụng.
Được biết, số lượng người tham gia cuộc họp video hằng ngày trên các dịch vụ miễn phí và trả phí của Zoom đã tăng từ khoảng 10 triệu vào cuối năm ngoái lên 200 triệu ở thời điểm hiện tại, với hầu hết đều là miễn phí.
Thành Luân
Cựu giám đốc an ninh Facebook đầu quân cho Zoom để cố vấn bảo mật Zoom đã thuê cựu Giám đốc an ninh của Facebook Alex Stamos về làm cố vấn bảo mật trước những lo ngại an toàn và quyền riêng tư về ứng dụng hội nghị truyền hình gần đây. Alex Stamos hoạt động như là nhà tư vấn bảo mật bên ngoài cho Zoom Theo Bussiness Insider, Stamos là người cung cấp một loạt tweet...