Bị cấm bay, khách nữ vẫn “ung dung” qua cửa hàng không đi Nga
Một nữ hành khách mang quốc tịch Việt Nam dù đã bị nhà chức trách cấm bay nhưng vẫn sang được Nga bằng đường hàng không. Trường hợp hi hữu này vừa mới xảy ra và nguyên nhân được cho là do “sàng lọc” thủ công, các cơ quan có trách nhiệm không phối hợp chặt chẽ.
Cụ thể, người bị Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) cấm bay là bà Phạm Thị. T. T. (36 tuổi), thường trú tại Hải Dương. Lệnh cấm bay có hiệu lực từ ngày 16/9/2017 đến 15/3/2018. Hết thời hạn cấm bay, bà T. bị kiểm tra trực quan bắt buộc trong thời hạn 6 tháng tiếp theo.
Năm 2017 có tới 40 hành khách bị cấm bay, đây là con số cao kỷ lục từ trước đến nay
Quyết định cấm bay được Cục HKVN gửi đến các hãng hàng không trong và ngoài nước có đường bay đến/đi từ Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, các cảng vụ hàng không, các cảng hàng không, công an cửa khẩu, chi cục hải quan sân bay… Bà T. không được đi lại bằng đường hàng không.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là khi thời hạn cấm bay chưa hết thì mới đây bà T. đã xuất hiện trên chuyến bay SU 291 của hãng hàng không Aeroflot (Nga), hành trình từ Hà Nội đi Moscow.
Video đang HOT
Sau khi phát hiện sự việc vi phạm của Aeroflot vận chuyển khách có lệnh cấm bay, Cục HKVN đã yêu cầu Aeroflot phải tổ chức bình giảng, rút kinh nghiệm về vụ việc. Đồng thời có biện pháp thích hợp, hiệu quả để cảnh báo, phát hiện ngay đối tượng bị cấm vận chuyển khi đặt chỗ, làm thủ tục đi máy bay để ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.
Theo nhà chức trách, đây là lần đầu tiên xảy ra việc khách bị cấm bay nhưng vẫn bay được, cần phải bình giảng trong toàn hệ thống để ngăn chặn kịp thời, hiệu quả các đối tượng không được phép vận chuyển bằng đường hàng không.
Thông thường, một hành khách đi chuyến bay quốc tế phải thực hiện kiểm tra tại nhiều cửa kiểm soát, như: Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, làm thủ tục hàng không, kiểm tra an ninh và làm thủ tục xuất cảnh tại cơ quan công an cửa khẩu. Vì vậy, việc khách bị cấm bay nhưng vẫn “lọt” qua cửa hàng không là bất thường.
Hành khách đi máy bay phải trải qua rất nhiều khâu kiểm tra tại sân bay
Một chuyên gia hàng không cho biết, hiện công tác sàng lọc đối tượng cấm bay vẫn được làm thủ công. Tại các cửa kiểm tra an ninh có dán bảng danh sách cấm bay để nhân viên an ninh hàng không ghi nhớ và tự đối chiếu khi kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của khách đi vào khu vực cách ly.
“Nếu danh sách cấm bay quá dài, nhân viên an ninh hàng không cũng khó ghi nhớ những cái tên để thực hiện. Do không được cập nhật trong cùng hệ thống nên mỗi cơ quan có cách sàng lọc khác nhau, rất khó phối hợp” – chuyên gia hàng không nói.
Mặc dù yêu cầu hiện đại hoá công tác này đã được đặt ra từ lâu nhưng Dự án xây dựng hệ thống cảnh báo bạo động, khủng bố, danh sách đen, bao gồm cả các đối tượng truy nã, cấm bay, đối tượng yêu cầu phải kiểm tra trực quan bắt buộc dự kiến đến cuối năm 2018 mới hoàn thiện.
Năm 2017, Cục HKVN đã ra 40 lệnh cấm bay, đây là con số cao kỷ lục từ trước đến nay. Lí do cấm bay xuất phát từ các loại hành vi vi phạm phổ biến là hành khách hút thuốc lá trong buồng vệ sinh trên máy bay; không tuân theo hướng dẫn về bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn hàng không của thành viên tổ bay; trộm cắp, chiếm đoạt tài sản khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay hoặc trên máy bay…
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Malaysia nối lại phiên xét xử Đoàn Thị Hương
Phiên tòa xét xử hai nữ nghi phạm, bị buộc tội giết người được cho là anh trai lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, đã được nối lại sau 7 tuần trì hoãn. Các nhân chứng có mặt để xác nhận tính chân thực của hình ảnh trích xuất từ camera giám sát ghi lại vụ tấn công.
Hãng thông tấn AP đưa tin, các công tố viên tại phiên tòa hôm 22.1 ở Malaysia đã triệu tập 3 kỹ thuật viên làm việc tại sân bay và khách sạn sân bay, để giải thích về việc họ đã trích xuất các hình ảnh về vụ tấn công từ máy chủ và sao chép chúng ra đĩa như thế nào. Điều này cho phép tòa chấp nhận những hình ảnh đó là chứng cứ.
Đoàn Thị Hương được cảnh sát áp giải tới tòa. (Ảnh: AP)
Theo lời khai của các nhân chứng, những hình ảnh gốc trên máy chủ đã bị tự động xóa sau 30 ngày.
"Toàn bộ vụ việc đều dựa trên những hình ảnh trích xuất từ camera giám sát và chất độc thần kinh VX, vì thế khả năng có thể chấp nhận được của đoạn video là rất quan trọng. Tuy nhiên, họ đang áp dụng cách tiếp cận rất đơn giản và đã thất bại trong việc kiểm tra xem liệu những cô gái này có động cơ gì không", AP dẫn lời Gooi Soon Seng, luật sư của Siti Aisyah.
Hai nữ nghi phạm Siti Aisyah, người Indonesia và Đoàn Thị Hương, quốc tịch Việt Nam, bị buộc tội đã xoa chất độc thần kinh VX lên mặt của người được cho là Kim Jong Nam, anh trai nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia vào hôm 13.2.2017. Cả hai nữ nghi phạm đều không nhận tội và cho rằng bị lừa tham gia một chương trình truyền hình thực tế.
Theo Sầm Hoa (Vietnamnet)
Mỹ yêu cầu những gì khi ông Donald Trump đến Việt Nam Vùng nhận dạng phòng không bán kính 30 hải lý, vùng cấm bay từ mặt đất lên 18.000 feet... được thiết lập khi ông Trump đáp chuyên cơ xuống Chuyến làm việc tại Tuần lễ cấp cao APEC 2017 (ngày 10-11/11 tại TP Đà Nẵng) và chuyến thăm cấp nhà nước Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump (11-12/11 tại Hà Nội)...