Bị bướu mỡ có cần phẫu thuật?
Trên phần xương đòn của tôi có khối thịt nhô lên, tôi đi khám được chẩn đoán là đa bướu mỡ đối xứng, cho hỏi bác sĩ, bệnh có nguy hiểm không, tôi có cần phẫu thuật? (Tâm, 52 tuổi)
Trả lời:
“Đa bướu mỡ đối xứng” (Multiple Symmetric Lipomatosis), hay còn gọi là bệnh Madelung, ngoài ra còn cách gọi khác là “bướu mỡ lành tính đối xứng – Benign Symmetrical Lipomatosis”. Căn bệnh được mô tả đầu tiên bởi Benjamin Brodie vào năm 1846 và tiếp theo đó là báo cáo của Madelung, Launois và Bensaude vào năm 1898.
Bệnh thường gặp ở nam giới, gặp ở tuổi trung niên, khoảng 30-50 tuổi. Nguyên nhân của bệnh thì chưa rõ, nhưng thường gặp ở người thường xuyên uống rượu bia, bệnh có liên quan đến chuyển hóa chất mỡ.
Biểu hiện của bệnh rõ ràng nhất là có khối bướu mỡ cân xứng hai bên cổ, vai, gáy, lưng, ngực, bụng. Thường không gây đau đớn, đôi khi có đau nhẹ tại bướu. Các bướu này không có vỏ bao như các loại bướu mỡ mà thông thường, đây là điểm mấu chốt để các phẫu thuật viên cân nhắc khi chọn lựa có nên phẫu thuật hay không.
Bệnh “đa bướu mỡ đối xứng” là bệnh hiếm gặp của chuyển hóa mỡ, rất hiếm khi chuyển dạng ác tính. Các biến chứng gây ra do khối bướu mỡ chèn ép vào các cấu trúc cạnh cổ như khó nuốt, nuốt đau, hoặc khàn tiếng cũng rất ít khi xảy ra. Các bướu ở trung thất hay sau phúc mạc có thể gây chèn ép đường thở hoặc mạch máu.
Tuy nhiên, người bệnh cần đến các bệnh viện chuyên khoa, để bác sĩ thăm khám lâm sàng, chụp cắt lớp hình ảnh… để phân biệt đa bướu mỡ đối xứng với một số bệnh lý khác như hội chứng Cushing, bướu mỡ-mạch máu, bướu sợi, bướu sợi thần kinh, sarcôm mỡ niêm, bệnh lý tuyến nước bọt mang tai.
Với đa bướu mỡ đối xứng, phẫu thuật vẫn là phương pháp được chọn lựa duy nhất, nhưng tỉ lệ tái phát trên 63%. Do đó, khi hiểu rõ về căn bệnh này và tùy tình trạng mức độ khối u mỡ, người bệnh có thể cân nhắc phẫu thuật hoặc không theo tư vấn bác sĩ.
Video đang HOT
Khối bướu mỡ hình thành trên hai vai của nam bệnh nhân.
Cụ bà 85 tuổi nhiễm trùng gan, sỏi túi mật thoát chết thần kỳ nhờ được đại phẫu kịp thời
Các bác sĩ Bệnh viện Gia An 115 đã thực hiện thành công cùng lúc hai phẫu thuật cắt chỏm nang gan và cắt túi mật cho bà H.T.B. Bà B bị nhiễm trùng nang gan, sỏi túi mật và mắc nhiều bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2, tim block nhánh phải, hội chứng cushing do thuốc...
Cận Tết Tân Sửu, bà H.T.B (sinh năm 1936, ngụ huyện Bến Lức, Long An) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Gia An 115 (thuộc Tập đoàn Hoa Lâm, Khu Y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm Shangri-la, quận Bình Tân, TP.HCM) trong tình trạng đau vùng hông lưng phải và đau bụng phải, thể trạng yếu. Người nhà bệnh nhân cho biết bà B. bắt đầu bị đau từ trước đó 2 tuần, thỉnh thoảng đau quặn từng cơn, đau tăng khi thay đổi tư thế, mỗi ngày nôn ói 1-2 lần sau ăn.
Đước đó một tuần, bà B đã điều trị nội trú ở bệnh viện tại địa phương nhưng 4-5 ngày nay ăn uống rất kém nên thể trạng ngày càng yếu. Bà B có tiền sử đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, tim block nhánh phải, thoái hóa khớp gối. Ngoài ra, bà còn bị nang gan, đã phát hiện từ năm 2015. Từ đó đến nay, mỗi năm bà phải tiến hành chọc hút dẫn lưu nang gan 2-3 lần.
ThS. BS. Nguyễn Thế Toàn thăm khám cho bệnh nhân B.
Tại Bệnh viện Gia An 115, kết quả chụp cắt lớp vi tính cho thấy bà B. bị nang gan hạ phân thùy VII kích thước 61x71mm nằm ở cực dưới thận phải và lan vào rốn thận, chèn ép gây hẹp khúc nối bể thận niệu quản bên phải, nhiễm trùng nang gan.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có 2 khối sỏi vùng cổ túi mật kích thước 10mm và 12,5mm. Các bác sĩ còn chẩn đoán bà B. bị hội chứng Cushing do thuốc, nguyên nhân là do sử dụng nhiều loại thuốc có chứa thành phần corticoid trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối.
Sau hội chẩn chuyên khoa nhằm đánh giá thật kỹ lưỡng tình trạng bệnh nhân, các bác sĩ quyết định trước hết cần điều trị tình trạng nhiễm trùng và các rối loạn chức năng trong cơ thể người bệnh rồi mới tiến hành phẫu thuật. Đầu tháng 2.2021, cuộc đại phẫu cắt chỏm nang gan kết hợp cắt túi mật bằng phương pháp phẫu thuật nội soi cho bệnh nhân H.T.B đã được tiến hành.
Do bệnh nhân tuổi rất cao, mắc nhiều bệnh lý nền, lại thực hiện cùng lúc hai phẫu thuật nên các bác sĩ Ngoại Tổng quát và Gây mê hồi sức Bệnh viện Gia An 115 đã phải đặc biệt thận trọng nhằm đảm bảo tình trạng ổn định của bệnh nhân xuyên suốt ca phẫu thuật. Sau 2 giờ "cân não", ca đại phẫu đã thành công.
Bà B. được rút nội khí quản cai máy thở ngay sau mổ và được chăm sóc, theo dõi sát sao. Đáng mừng, bệnh nhân được xuất viện chỉ 4 ngày sau phẫu thuật. Điều này nằm ngoài cả sự mong chờ của 10 người con bà sau kinh nghiệm 5- 6 năm chăm sóc mẹ tại nhiều bệnh viện khác nhau.
Nhiễm trùng nang gan, kèm sỏi túi mật.
Chuyên gia mật tụy, ThS-BS. Nguyễn Thế Toàn - Phó Trưởng khoa Ngoại Tổng quát, Bệnh viện Gia An 115, phẫu thuật viên chính của kíp mổ - cho biết, cuộc đại phẫu này thành công là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa ê-kip phẫu thuật và ê-kip gây mê hồi sức.
"Bệnh nhân già yếu, mang nhiều bệnh lý nền nghiêm trọng, việc lựa chọn phương pháp vô cảm phù hợp, giữ bệnh nhân ổn định trong suốt cuộc mổ kéo dài 2 tiếng đồng hồ đã giúp ích rất nhiều để cuộc mổ thành công", BS. Toàn cho biết.
ThS-BS-CKI. Bùi Bích Huyền, Bệnh viện Gia An 115, cũng cho biết, có rất nhiều tác dụng phụ liên quan đến vô cảm khi thực hiện phẫu thuật/thủ thuật, từ những tác động nhỏ đến biến chứng nguy hiểm, tùy thuộc vào phương pháp gây mê, thời gian phẫu thuật và những vấn đề nền tảng của người bệnh: "Người bệnh càng lớn tuổi, thể trạng kém, nhiều bệnh lý nền... thì nguy cơ gặp tác dụng phụ trong và sau khi phẫu thuật càng cao. Do vậy, để cuộc mổ thành công và bảo vệ sự an toàn của người bệnh, các bác sĩ gây mê hồi sức phải đặc biệt thận trọng khi lựa chọn phương pháp vô cảm cũng như theo dõi sát sao người bệnh, không chỉ trước, trong mà cả sau cuộc phẫu thuật".
Theo BS-CKI. Bùi Bích Huyền thì ở trương hơp bệnh nhân B., trước phẫu thuật, bác sĩ gây mê đa đánh giá các nguy cơ về tim mạch, hô hấp, nguy cơ nhiễm trùng trên bệnh nhân lớn tuổi cùng nhiều bệnh lý đi kèm và tình trạng nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần. Đặc biệt, bệnh nhân có tổn thương tại phổi ghi nhận trên phim X-quang và độ bão hòa oxy máu thấp, đây la một "bài toán khó" cho viêc gây mê.
Vị trí nhiễm trùng nang gan, kèm sỏi túi mật.
"Vì cần, phải kết hợp nhiều phương thức máy thở đông thơi theo dõi sát các chỉ số về mạch, huyết áp, SpO2, độ giãn cơ và áp lực đường thở khi bơm CO2 để phẫu thuật nội soi. Cuối cuộc mổ, bệnh nhân được hóa giải giãn cơ bằng loại thuốc tốt nhất hiện nay là bridion nên rút ngắn được thời gian thở máy va được rút nội khí quản ngay tại phòng mổ.
Kết hợp tích cực với dinh dưỡng hỗ trơ và tập vật lý hồi phục sau mổ. Hiện tại, khoa Gây mê hồi sức Bệnh viện Gia An 115 đang phối hợp cùng khoa Ngoại thực hiện chương trình ERAS (Early Recovery After Surgery) nhằm giúp bệnh nhân phục hồi sớm sau phẫu thuật va giảm thiểu thời gian nằm viện", BS-CKI. Bùi Bích Huyền cho biết.
ThS. BS. Nguyễn Thế Toàn cho biết thêm, nang gan là hiện tượng hình thành ổ trống chứa dịch trong gan, nguyên nhân thường do bẩm sinh, do nhiễm ký sinh trùng sán lá gan hoặc có thể do ung thư ở các bộ phận khác di căn đến gan:
"Có thể đánh giá nang gan dựa trên kết quả siêu âm. Với các nang gan có kích thước 5cm, cần tiến hành chọc hút dẫn lưu hoặc phẫu thuật (nội soi hoặc mổ hở) để tránh các biến chứng như nhiễm trùng, xuất huyết, vỡ nang gây viêm phúc mạc, chèn ép mô gan lành dẫn đến suy gan...".
Dùng thuốc súc họng chứa iod như thế nào? Tôi bị đau họng, có mua thuốc súc họng chứa iod về dùng. Tuy nhiên tôi cảm thấy lúng túng khi dùng loại thuốc này, mong bác sĩ tư vấn cho tôi cách sử dụng. Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ! Trần Thị Liễu (Bắc Giang) Thuốc súc họng có rất nhiều loại: Chống viêm, sát khuẩn, cân bằng lại pH vùng...