Bị bắt nạt, học sinh lớp 3 xử lý thế nào?
Cách giải quyết của những em học sinh lớp 3 đầy bất ngờ và ngộ nghĩnh khi được đặt vào tình huống bị bắt nạt.
Đề bài cô giáo đưa ra trong giờ hướng dẫn học Tiếng Việt như sau: Em đã bị ai bắt nạt chưa? Có nên khóc và sợ hãi khi đó không? Nếu không khóc và sợ hãi, em sẽ làm gì?.
Học sinh này sẽ không khóc, không sợ hãi và còn dừng lại để hỏi kẻ bắt nạt: Tớ có làm gì cậu đâu.
Khi học sinh này bị bắt nạt, bạn sẽ mách cô giáo và sau đó nói chuyện với kẻ bắt nạt kia.
“Em xin hứa không bao giờ khóc khi sợ hãi nữa”.
Khuyên bạn đừng nên bắt nạt bạn bè và hỏi nếu bạn bị người khác bắt nạt thì sao?
Quyết tâm nói với bạn ấy là cậu hãy dừng lại và bọn mình nói chuyện sau… “Em sẽ cố gắng để không bị bạn đánh nữa”.
Video đang HOT
Em khuyên các bạn bị bắt nạt, các bạn nên nói chuyện thẳng thắn và không nên khóc.
Em sẽ khuyên can bạn ấy và nói với bạn ấy là sẽ nói chuyện sau. Như thế sẽ giải quyết được.
“Em đã bị bắt nạt một lần… Khi đó em đã khuyên bạn là: Cậu làm như thế là sai và cậu hãy xin lỗi tớ”.
“Họ là những người bắt nạt vĩ đại nhất mà em biết”.
“Thôi tớ xin chịu thua”.
“Thôi mình đừng đánh nhau nữa. Lúc nữa chúng ta sẽ nói chuyện với nhau”.
Theo VTC
'Tổ ấm' của người già chuyển giới tại Indonesia
Khoảng chục phụ nữ lớn tuổi ngồi bên trong ngôi nhà màu hồng nằm trên một con đường đất hẹp ở khu ngoại ô bụi bặm của thủ đô Jakarta. Họ cùng nhau may vá, làm bánh và trò chuyện.
Bà Yulianus Rettoblaut (áo xanh) là người đã biến nhà mình thành ngôi nhà chung cho những người chuyển giới có tuổi không nơi nương tựa. Ảnh: AFP
Mới liếc nhìn qua, trông họ giống một nhóm những phụ nữ có tuổi thường thấy, nhưng đôi má hõm xuống và những nếp nhăn trên gương mặt họ lại mách bảo về những câu chuyện thương tâm.
Tất cả họ đều là "waria", một thuật ngữ được dùng để chỉ người chuyển giới ở Indonesia và ngôi nhà mà họ đang sống này được các nhà hoạt động ca ngợi là ngôi nhà đầu tiên dành cho những người đã có tuổi trong cộng đồng chuyển giới.
Từ "waria" là sự kết hợp của từ phụ nữ (wanita) và đàn ông (pria) trong tiếng Indonesia. Nó được dùng để miêu tả một bản sắc giới tính, dù thường là đề cập đến những người có vẻ ngoài đàn ông nhưng bên trong lại là phụ nữ, và được áp dụng bất kể người đó đã trải qua phẫu thuật và tiêm hooc môn chuyển giới hay chưa.
Ngôi nhà chung
Ngôi nhà dành cho người già chuyển giới này là điển hình cho những mâu thuẫn ở một đất nước mà cho đến cách đây hai năm, chính phủ vẫn đưa ra phương châm rằng những người chuyển giới bị bệnh tâm thần.
Như một phần trong những nỗ lực nhằm hướng đến sự công nhận của xã hội, chính phủ Indonesia từ tháng sau sẽ bắt đầu hỗ trợ cho nhà của người già chuyển giới một chương trình dinh dưỡng cơ bản, đồng thời cấp vốn làm ăn cho 200 người chuyển giới trong thành phố.
Tuy nhiên, hầu hết nguồn ngân sách để hỗ trợ cho ngôi nhà chung này xuất phát từ người sáng lập nó, Yulianus Rettoblaut, một phụ nữ chuyển giới và là một nhà hoạt động có tiếng tăm được biết đến với biệt danh Má Yuli, người đã biến nhà riêng của mình thành ngôi nhà chung của người chuyển giới hồi năm ngoái.
"Chúng tôi tập trung vào những người chuyển giới có tuổi, vì các tổ chức phi chính phủ thường chỉ chú trọng vào những người trẻ tuổi", người phụ nữ 51 tuổi nói. Bà Yuli nảy ra ý tưởng này sau khi chứng kiến nhiều người đồng cảnh ngộ với mình lang thang trên đường phố trong bệnh tật, thất nghiệp và nghèo khổ.
Trong khi một số người chuyển giới tìm được chỗ đứng của mình trong nước với vai trò như dẫn chương trình, thì hầu hết người chuyển giới già ở quốc gia lớn nhất Đông Nam Á với 240 triệu dân này đều bị người thân hắt hủi và không quan tâm.
"Cuộc sống của họ khó khăn lắm, nhiều người thậm chí còn rất đói khổ. Họ chẳng có lựa chọn nào khác ngoài ngủ dưới gầm cầu", bà Yuli nói.
Vì vậy, dù thiếu thốn nhưng bà Yuli vẫn cố gắng cung cấp cho mọi người đủ ba bữa ăn một ngày và cho họ học may vá, làm bánh và làm tóc nếu họ không có nghề nghiệp. 12 người cùng chen chúc ngủ trên những chiếc đệm cũ trong một phòng ngủ nằm trên cầu thang dốc và hẹp.
Khi bà Yuli không kiếm đủ 350.000 rupiah (36 USD) một ngày để nuôi cả nhà, bà sẽ tổ chức các buổi biễn diễn trên đường phố với những màn múa hát của những người chuyển giới trong nhà. Dù đã lớn tuổi, họ vẫn mong muốn được làm việc để kiếm sống khi còn có thể.
Bà Yuli cho biết có 70 nhà thờ tại Jakarta ủng hộ cho những người bạn của bà, cho họ tạm trú trong lúc lụt lội, nhưng chỉ có 4 nhà thờ hỗ trợ tiền.
Dù còn nhiều khó khăn lớn, bà vẫn hy vọng một ngày có thể đưa cả 800 người già chuyển giới của Jakarta về đây và mở rộng căn nhà ra khoảng sân trống bên cạnh.
Bà Yoti Oktosea, 70 tuổi, từng là gái mại dâm. Ảnh: AFP
Quấy rối và kỳ thị
Theo ước tính, Indonesia hiện có 35.000 người chuyển giới, nhưng các nhà hoạt động cho rằng con số này phải cao hơn nhiều. Phần lớn họ đều là mục tiêu quấy rối và bắt nạt, dù xã hội đang ngày một cởi mở hơn với họ.
Sự phân biệt đối xử đẩy nhiều người vào con đường mại dâm, làm gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong người chuyển giới từ 6% lên 34% trong 10 năm 1997-2007 ở Jakarta.
Ở tuổi 70, Yoti Oktosea là phụ nữ chuyển giới từ đàn ông và là một trong những người đang sống ở nhà của bà Yuli. Mặc quần sooc ngang gối và áo phông rộng thùng thình, bà tự hào khoe một tấm ảnh chụp thời còn trẻ.
Thời đó, bà là một gái mại dâm đắt khách, nhưng "bây giờ mọi thứ xuống cấp rồi", bà cười lớn.
Má Yuli cũng từng là gái mại dâm suốt 17 năm nhưng đã kịp bỏ nghề để làm lại cuộc đời, trở thành người chuyển giới đầu tiên có bằng luật của một trường đại học Hồi giáo ở tuổi 46.
Dù không xóa bỏ được sự kỳ thị của phần đông xã hội, những tia sáng le lói vẫn mang đến hy vọng cho cộng đồng người chuyển giới của bà Yuli.
Năm 2008, trường Hồi giáo đầu tiên dành cho người chuyển giới dạy về cầu nguyện và kinh Quran mở cửa. Và sự thành lập ngôi nhà chung của bà Yuli là một thắng lợi nữa của cộng đồng "waria".
Theo VNE
Kiểm điểm cô giáo nghi học sinh trộm tiền Trong khi mẹ ra ruộng thì T. đã uống thuốc rầy (Ảnh minh họa) Ông Nguyễn Thanh Hoàng, trưởng Phòng GD-ĐT huyện Gò Công Tây (Tiền Giang), cho biết đã chỉ đạo Trường tiểu học Bình Nhì 1 kiểm điểm và không xét thi đua đối với cô giáo T.T.K.C. vì nghi em N.T.T., học sinh lớp 3, lấy trộm tiền của mình,...