Bị bạo hành, nhiều phụ nữ chọn im lặng vì xấu hổ với hàng xóm
Một số phụ nữ bị bạo hành trong gia đình đã im lặng không khai báo, đôi khi còn che giấu do xấu hổ với xóm làng.
Do đó, việc nắm bắt thông tin và xử lý của ngành chức năng còn chưa kịp thời…
Chiều 26/11, tỉnh Bạc Liêu sơ kết 4 năm thực hiện đề án “ Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2018-2021″ (đề án 938 được phê duyệt theo quyết định số 938/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ).
Nâng cao vị thế phụ nữ
Bà Trương Hồng Trang, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu, cho biết thực hiện đề án 938, tỉnh đã triển khai hàng loạt mô hình, đánh giá vai trò của phụ nữ trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới, kiến thức về pháp luật bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, các vấn đề xã hội tại cộng đồng dân cư…
Bà Trang cho biết, nổi bật có các câu lạc bộ, mô hình như: “Nuôi con an toàn”, Gia đình sức khỏe hạnh phúc”, “Gia đình thực hiện 5 không 3 sạch”, “Vì trẻ thơ”, “Phòng chống đuối nước trẻ em”, “Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em”, “Chăm sóc, bảo vệ phụ nữ và trẻ em”, “Ngôi nhà tạm lánh”, “Bình đẳng giới”, “…
Bà Trương Hồng Trang, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu, kiến nghị các sở, ngành, đoàn thể cùng chủ động tham gia các hoạt động của đề án 938 để thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc (Ảnh: Huỳnh Hải).
“Các đơn vị, địa phương thường xuyên tuyên truyền vận động và hỗ trợ giúp đỡ phụ nữ, trẻ em yếu thế. Qua đó, đã tư vấn, giúp đỡ 53 hộ gia đình xảy ra bạo lực có chuyển biến tốt, kịp thời phát hiện, lên tiếng, can thiệp, hỗ trợ, tham gia giải quyết 19 vụ xâm hại, bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em”, bà Trương Hồng Trang thông tin.
Bốn năm qua, có 6 mục tiêu của đề án 938 đã được tỉnh Bạc Liêu triển khai đạt từ 100% trở lên. Như mục tiêu mỗi năm có ít nhất 16.000 phụ nữ được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực giới, bạo lực gia đình, cách thức lên tiếng trước các hành vi bạo lực… thì kết quả có đến 70.200 phụ nữ, đạt trên 400%.
“Qua triển khai đề án 938 đã giúp cho các đối tượng thụ hưởng trực tiếp và gián tiếp được trang bị kiến thức về pháp luật, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình. Từ đó áp dụng trong cuộc sống góp phần xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng”, Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu Trương Hồng Trang nhấn mạnh.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Hồng Cẩm, Phó Chủ tịch huyện Đông Hải, cho biết khi triển khai đề án 938, có những mô hình, các cuộc gặp gỡ nói chuyện, hội thảo… đã giúp chị em phụ nữ có cơ hội bày tỏ những vấn đề xã hội, lên tiếng các hành vi bạo lực… “Kết quả đã làm giảm các vụ bạo lực gia đình trên địa bàn huyện khi năm 2019 xảy ra 10 vụ, năm 2021 chỉ xảy ra 2 vụ”, bà Cẩm cho hay.
Một số ít nạn nhân bị bạo lực còn im lặng, cam chịu
Có những kết quả rất khả quan khi thực hiện đề án 938, tuy nhiên theo Ban chỉ đạo đề án của tỉnh Bạc Liêu thì vẫn còn những tồn tại, khó khăn trong thực tế xã hội hiện nay.
Bà Nguyễn Hồng Cẩm, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, cho rằng còn một số ít trường hợp nạn nhân bị bạo lực thì im lặng do lo sợ gia đình bị mọi người chê cười, xấu hổ với xóm làng (Ảnh: Huỳnh Hải).
Đó là đời sống của người dân nói chung, phụ nữ nói riêng còn khó khăn, chất lượng cuộc sống thấp, nhiều thiếu niên trẻ em bị tác động bởi mặt trái của đời sống xã hội và của môi trường mạng internet… nên nguy cơ không an toàn cho phụ nữ và trẻ em vẫn còn cao.
Nêu thực tế ở địa phương, bà Nguyễn Hồng Cẩm, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, cho biết một bộ phận không nhỏ người dân ở nông thôn bị thất nghiệp, không có việc làm, cuộc sống bấp bênh nên một số người phải bỏ xứ đi làm ăn xa.
Bà Lưu Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ TP Bạc Liêu, cho biết trong công tác tuyên truyền hiện nay, chú trọng qua kênh zalo, facebook (Ảnh: Huỳnh Hải).
Từ đó, dẫn đến xảy ra tình trạng bạo lực gia đình, phần lớn đối với gia đình có thu nhập thấp, chồng rượu chè, kém hiểu biết, còn người phụ nữ thiếu kiến thức, từ những va chạm nhỏ cũng có thể xảy ra to tiếng với nhau dẫn đến xô xát, bạo lực.
“Một số ít trường hợp nạn nhân bị bạo lực thì im lặng, cam chịu không khai báo, đôi khi còn che giấu do lo sợ gia đình bị mọi người chê cười, sẽ xấu hổ với xóm làng nên việc nắm bắt thông tin và xử lý của ngành chức năng còn chưa kịp thời”, bà Cẩm lo ngại.
Bà Lưu Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ TP Bạc Liêu, cho biết cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và phối hợp giải quyết những bức xúc của phụ nữ liên quan đến đời sống dân sinh, quyền lợi và lợi ích chính đáng của phụ nữ.
“Phối hợp mở các lớp giáo dục kỹ năng sống, phòng chống đuối nước cho trẻ em, mở các lớp nói chuyện chuyên đề ở các trường học để nâng cao nhận thức cho các em trước các mối nguy hại, những rủi ro có thể xảy ra trong đời sống hàng ngày để các em có khả năng tự bảo vệ bản thân mình”, bà Mai nêu giải pháp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phan Thanh Duy khẳng định, vai trò của phụ nữ rất quan trọng trên các lĩnh vực trong xã hội hiện nay. Do đó, thực hiện đề án 938 trong giai đoạn tới, yêu cầu các sở, ngành, địa phương phải quan tâm phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai đề án; huy động các nguồn lực hỗ trợ phụ nữ và trẻ em; phụ nữ cần chủ động tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan (Ảnh: Huỳnh Hải).
Công an Quảng Ninh cảnh báo gia tăng tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
Trước tình trạng các vụ xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng, Công an tỉnh Quảng Ninh mới đây đã buộc phải đưa ra cảnh báo.
Một đối tượng xâm hại tình dục trẻ em (Ảnh: Công an cung cấp).
Khởi tố 21 vụ xâm hại tình dục trẻ em
Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2021, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 21 vụ xâm hại tình dục trẻ em, cơ quan Công an đã làm rõ và ra quyết định khởi tố 21 vụ án với 22 bị can (tăng 16 vụ so với cùng kỳ 2020) về các tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
Cụ thể, ngày 27/7, Công an huyện Ba Chẽ nhận được đơn trình báo của cháu T.T.Q. (SN 2008,) về việc bị bố dượng là Triệu A Hai hiếp dâm tại nhà riêng.
Ngay khi nhận được đơn tố giác tội phạm, Cơ quan CSĐT- Công an huyện Ba Chẽ đã nhanh chóng vào cuộc xác minh vụ việc. Căn cứ tài liệu thu thập được, ngày 3/8, Công an huyện Ba Chẽ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Triệu A Hai về hành vi "Hiếp dâm người dưới 16 tuổi" quy định tại Điều 142 Bộ luật hình sự và chuyển đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Quá trình mở rộng điều tra vụ án, Công an huyện Ba Chẽ còn làm rõ, Đ.A. Sám (SN 1992, trú tại thôn Nà Làng, xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ) và cháu T.T.Q. (là bị hại trong vụ án nêu trên) có quan hệ tình cảm nam nữ từ tháng 10/2020. Trong tháng 5/2021, Sám đã hai lần thực hiện hành vi giao cấu với cháu Q. tại nhà riêng. Cả hai lần đều được cháu Q. đồng ý và thời điểm giao cấu, cháu Q. mới 13 tuổi 2 tháng.
Ngày 31/8, Cơ quan CSĐT- Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Đ. A. Sám về hành vi "Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi".
Cũng trong tháng 8/2021, cháu B.N.K. (SN 2008, trú tại TP Cẩm Phả) được gia đình đưa đến Công an huyện Vân Đồn trình báo nội dung việc bị P.V. Sơn (SN 1998, trú tại thôn Đông Thịnh, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn) xâm hại tình dục.
Quá trình điều tra, Cơ quan Công an xác định, vào khoảng cuối tháng 6, K. và Sơn sau thời gian quen và nhắn tin thông qua mạng xã hội Facebook và Zalo dẫn đến nảy sinh tình cảm. Ngày 16/7, Sơn chở cháu K. về nhà riêng của mình và có hành vi quan hệ tình dục với cháu K.
Ngày 13/8 Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với P. S. Sơn về tội " Hiếp dâm người dưới 16 tuổi", đồng thời áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với Sơn để tiến hành điều tra.
Công an cảnh báo
Theo Công an tỉnh Quảng Ninh, đây chỉ là hai trong số nhiều vụ án xâm hại tình dục trẻ em mà Cơ quan điều tra đang tiến hành thụ lý điều tra. Thực trạng này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về dấu hiệu gia tăng của loại tội phạm này.
Qua nghiên cứu tài liệu có trong các hồ sơ vụ án xâm hại trẻ em cơ quan chức năng nhận định, nguyên nhân gia tăng tình trạng xâm hại trẻ em trong thời gian qua do dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp, các biện pháp giãn cách xã hội khiến trẻ em bị cô lập và đối mặt với nhiều rủi ro; các đối tượng xâm hại trẻ em chủ yếu là người thân, người quen thậm chí là người nhà của bị hại.
Cũng với đó sự nhận thức về pháp luật, cũng như kỹ năng sống của một bộ phận trẻ em cũng như phụ huynh còn thấp, dẫn đến gia tăng tình trạng này.
Để góp phần kiềm chế, giảm thiểu số vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian tới, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh đã phối hợp với lực lượng liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; Đồng thời đẩy nhanh tiến độ điều tra, phối hợp với VKSND, TAND tiến hành truy tố, đưa ra xét xử nghiêm minh những đối tượng có hành vi xâm hại trẻ em để góp phần xoa dịu nỗi đau của nạn nhân cũng như răn đe những đối tượng có ý định thực hiện hành vi phạm tội.
Bên cạnh đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh, những người trực tiếp nuôi dưỡng quản lý trẻ em cần thường xuyên quan tâm hướng dẫn, giáo dục con trẻ về giới tính, về nguyên tắc "vùng bí mật", "Quy tắc bàn tay trong giao tiếp" để con hiểu và thực hiện, tuân thủ theo, tránh trở thành nạn nhân của tội phạm. Mặt khác, các bậc phụ huynh cũng cần quản lý việc vào mạng internet một cách tích cực để giúp con hiểu và phòng tránh những nguy cơ trên mạng.
Đồng thời, để hành vi xâm hại trẻ em của các đối tượng được điều tra, xử lý kịp thời, Công an Quảng Ninh đề nghị, mỗi người dân phải nâng cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không được thỏa hiệp hoặc vì mặc cảm mà không tố giác tội phạm. Khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị xâm hại, người dân có thể liên hệ với cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất hoặc gọi vào Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qua số 111 để được tư vấn, hỗ trợ. Mọi thông tin sẽ được đảm bảo bí mật, an toàn trong quá trình điều tra, xử lý tội phạm.
Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, khung hình phạt đối với các tội xâm hại tình dục trẻ em rất nặng. Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi có khung hình phạt nhẹ nhất là 7 năm, nặng nhất là chung thân hoặc tử hình.
Trẻ dậy thì sớm - có thể mắc bệnh lý nào? Dậy thì là sự phát triển sinh lý bình thường, thường bắt đầu ở 10 tuổi với trẻ gái, 12 tuổi ở trẻ trai. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều trẻ dậy thì sớm hơn. Nguyên nhân và biểu hiện dậy thì sớm Dậy thì sớm là khi có các dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi ở trẻ gái và...