Bị Apple đe dọa, Amazon lập đội đặc biệt để tiêu diệt chính ngành chủ đạo của mình, khai sinh ra Kindle và trở thành kẻ dẫn đầu phân phối nội dung số
Bị Apple đe dọa, Amazon lập đội đặc biệt để tiêu diệt chính ngành chủ đạo của mình, khai sinh ra Kindle và trở thành kẻ dẫn đầu phân phối nội dung số
Nội dung nổi bật:
Bối cảnh: Năm 2003 Apple cho ra mắt ứng dụng nghe nhạc iTune và nhanh chóng trở thành nhà bán lẻ âm nhạc số 1 nước Mỹ, đe dọa mảng kinh doanh cốt lõi của Amazon lúc bấy giờ là sách và băng đĩa ca nhạc, vốn chiếm tới 74% doanh thu của hãng vào năm 2004.
Kế hoạch: Để tránh thất bại trong mảng âm nhạc lặp lại với mảng kinh doanh sách của mình. Amazon lập ra 1 đội đặc biệt có tên Lab126 để tạo ra 1 thiết bị đọc sách kỹ thuật số (Kindle).
Kết quả: Kindle nhanh chóng trở thành sản phẩm chiếm lĩnh thị trường thiết bị đọc sách giúp Amazon củng cố thêm vững chắc vị thế của mình trong ngành.
Năm 2003, Apple cho ra mắt cửa hàng âm nhạc trên iTune và nhanh chóng vượt qua Amazon về doanh số bán hàng. Jeff Bezos lúc đó đã không quan tâm lắm vì cho rằng “việc bán 1 bài hát với mức giá 99 cent là không thể có lãi” và rõ ràng mục tiêu duy nhất của Apple là tăng doanh số bán iPod.
Bất ngờ thay, Apple lại quyết định tận dụng điều này để mở rộng định dạng nghe nhìn như video và đe dọa trực tiếp mảng kinh doang băng đĩa của Amazon.
Để đáp lại, Amazon tiến hành liên tiếp 2 dự án để phát triển ứng dụng stream riêng của mình. Thành quả của những dự án đó là Amazon mp3 được ra đời vào cuối năm 2007 với âm thanh được mã hóa theo chuẩn mp3 và khách hàng được phép sao chép thoải mái.
Tuy nhiên, Apple sau đó nhanh chóng đàm phán được thỏa thuận tương tự với các hãng đĩa và tung ra tính năng tương tự, điều này biến Amazon mãi là kẻ tụt hậu trong lĩnh vực âm nhạc.
Video đang HOT
Đội phản ứng nhanh
Nhận thức được xu hướng số hóa các loại nội dung, Amazon đã cho ra mắt cửa hàng sách điện tử đầu tiên của mình vào năm 2003 nhưng phải sớm đóng cửa bởi giá sách cao, trải nghiệm đọc tệ hại, số lượng và chủng loại thì cực kì giới hạn. Công ty quyết định sẽ tự mình cho ra mắt thiết bị đọc sách chuyên nghiệp riêng để kiểm soát hoàn toàn trải nghiệm người dùng. Mục tiêu khi ấy của Jeff là một phần cứng chạy mượt mà kết hợp với kho nội dung khổng lồ mà Amazon có sẵn.
Bộ phận kinh doanh kỹ thuật số của Amazon nhanh chóng được thành lập với người đứng đầu là Steve Kessel. “Nhiệm vụ của anh là tiêu diệt chính ngành chủ đạo của chúng ta hiện nay, tôi muốn anh buộc tất cả những ai bán sách phần cứng hiện nay phải thất nghiệp” – Jeff nói. Khi Kessel hỏi Jeff về thời hạn phát triển phiên bản đầu tiên, Jeff nói với ông: “Về cơ bản là anh đã muộn rồi”.
Kessel tiến hành hành lập 1 chi nhánh của công ty tại Palo Alto rồi tuyển dụng Gregg Zehl quản lí chi nhánh mới, Gregg từng là cựu phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật của Palm Computing, ngoài ra còn có Jateen Parekh tới từ Replay TV và 1 số kỹ sư khác. Do không có văn phòng nên ông và đội của mình lấy 1 phòng trống trong tòa nhà A9 thuộc trụ sở Amazon.
Zehr chịu trách nhiệm cho việc nghĩ ra 1 cái tên thật lôi cuốn để thu hút những thiên tài hàng đầu của thung lũng SIlicon. Cuối cùng họ quyết định lấy cái tên Lab126 trong đó 1 là đại diện cho a, 26 là đại diện cho z, ám chỉ giấc mơ đem đến cho khách hàng mọi cuốn sách từng được xuất bản từ A-Z của Bezos.
Họ tiến hành nghiên cứu các thiết bị đang có trên thị trường như Sony Libre, các mẫu Rocketbook cũ ,thậm chí cả Ipaq của Compaq và Treo của Palm . Việc phát triển sản phẩm diễn ra không hề dễ dàng khi tốn đến tận 3 năm nhưng thành quả đạt được rất đáng mong đợi khi lô hàng 25.000 sản phẩm đầu tiên được bán sạch trong chớp mắt với mức giá lên tới 399 USD.
Tiện lợi hơn và rẻ hơn
Ngày 19/11/2007, Jeff Bezos bước lên bục sân khấu khách sạn W tại Mahatthan để giới thiệu Kindle.
Bezos cho rằng thiết bị mới của Amazon kế thừa phát minh của người thợ rèn Johannes Gutenburg 550 năm trước – chiếc máy in hiện đại đầu tiên của thế giới. Thiết bị này hơn hẳn vị tiền bối sách giấy của mình khi chỉ có trọng lượng vỏn vẹn 283g mà có thể chứa đến 200 cuốn sách kết hợp với màn hình E Ink giúp việc đọc sách thoải mái dễ dàng. Thậm chí thiết bị còn tích hợp sẵn hệ thống mạng 3g miễn phí cho phép người dùng tải sách với tốc độ cao.
Nhưng như vậy chỉ mới là những tiện ích sơ khai nhất khi từ ngày được ra mắt đến nay Kindle liên tục được nâng cấp với nhiều lựa chọn hơn cho người dùng và giá thì liên tục giảm sau các năm từ 389 USD đến chỉ còn 79,99 USD như hiện nay.
Amazon cũng chủ động mở rộng kho sách của mình qua các năm. Hiện nay với tài khoản Kindle Unlimited bạn có thể thoải mái truy cập tới 1,4 triệu đầu sách mà chỉ với giá 9,99 USD mỗi tháng.
Amazon cũng đã ra mắt phiên bản Kindle có chạy quảng cáo và phiên bản web của Kindle để giúp người dùng kiểm soát tốt hơn trải nghiệm đọc của bản thân.
Kindle đã giúp Amazon kiểm soát tới 73% thị phần sách nước Mỹ và 39% thị phần sách toàn cầu, vượt xa các đối thủ của mình. Có thể nói nhờ những nỗ lực không ngừng để cải thiện và đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng bất kể việc đó sẽ dẫn đến sự tranh cãi nội bộ đã giúp Amazon tạo ra được 1 thiết bị vừa có thể tránh lặp lại thất bại của những người tiền nhiệm, vừa có thể đem lại lợi nhuận lớn và giúp tập đoàn chi phối thị trường như hiện nay.
Theo GenK
Apple vs. Amazon: so sánh từng mảng kinh doảnh của 2 công ty ngàn tỷ đô
Apple không cô độc trên ngôi vị công ty có giá trị vượt 1000 tỉ USD khi Amazon cũng vừa chạm cột mốc này. Apple khác biệt rất nhiều với Amazon về triết lý, kinh doanh nhưng cả hai đều là công ty trong lĩnh vực công nghệ cộm cán nhất trên phạm vi toàn cầu. Cả hai mất nhiều năm tăng trưởng ấn tượng để đạt tới cột mốc 1000 tỉ USD của ngày hôm nay. Hãy cùng so sánh vài khía cạnh kinh doanh của hai ông lớn này.
Apple là công ty công nghệ và cũng là một thương hiệu tiêu dùng thức thời với các sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm, và khiến khách hàng dù phải móc hầu bao tới cả ngàn USD cho một chiếc điện thoại vẫn thấy hạnh phúc và vui vẻ. Ở chiều ngược lại, Amazon là nơi mà người ta tìm đến để tìm mua những sản phẩm có giá rẻ, phải chăng nhất. Nói tóm lại để mua những sản phẩm càng rẻ càng tốt và phải đảm bảo tiêu chí nhanh, tiện lợi.
Về cổ phiếu, Apple từ khi ra mắt iPhone năm 2007 thì giá cổ phiếu của họ tăng 1100% và tăng gần 1/3 trong năm ngoái. Với Amazon, cổ phiếu của họ ổn định hơn, nhưng tăng thì tốc độ hơn. Giá trị thị trường của công ty này tăng từ 600 tỉ USD lên 700 tỉ USD chỉ trong 16 ngày. Apple mất 622 ngày để làm điều tương tự. Apple cùng Amazon tạo thành 5 mã cổ phiếu công nghệ có hiệu suất tốt nhất trên thị trường chứng khoán, hay còn gọi là FAANG (bao gồm Facebook, Apple, Amazon, Netflix, Google).
Doanh số bán phần cứng
Phần lớn doanh thu của Apple đến từ thiết bị phần cứng, bao gồm iPhone, iPad, iPod và máy Mac. Dù chỉ chiếm 14% thị phần của thị trường smartphone toàn cầu nhưng doanh thu luôn áp đảo so với các thương hiệu khác. Trong quý đầu tiên năm 2018, Apple có doanh thu 61 tỉ USD trong khi Samsung chỉ là 19 tỉ USD và Huawei là 8 tỉ USD. Apple sẽ vẫn tiếp tục tăng về doanh thu bán máy nhưng thách thức cũng sẽ hiện diện trong tương lai khi họ gặp khó khăn trong việc tạo ra doanh thu mới, họ phụ thuộc vào việc tạo ra các giá trị gia tăng từ lớp khách hàng đã tồn tại.
Amazon có hoạt động kinh doanh dưới mức kỳ vọng trong 5 năm qua với các sản phẩm phần cứng bao gồm máy đọc sách Kindle, tablet Kindle Fire và thiết bị cho nhà thông minh Echo. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán Amazon sẽ vẫn sống tốt theo chiến lược đó. Mặc dù bán máy không đem lại doanh thu khủng nhưng họ lại tạo ra nhiều hơn từ dịch vụ và nội dung.
Apple mạnh hơn so với Amazon về doanh số phần cứng nhưng tương lai họ có thể gặp khó khăn khi các nước đang phát triển đã dần bão hòa về smartphone. Trung Quốc là thị trường lớn nhất nhưng họ gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng nội địa với thiết kế cao cấp, cấu hình mạnh, nhiều tính năng và giá rất rẻ.
Nhà thông minh
Giải pháp nhà thông minh là một trong những mảng kinh doanh hứa hẹn đem lại tăng trưởng cho các hãng công nghệ.
Cả Apple lẫn Amazon đều đã có trợ lý ảo dựa trên AI, có loa thông minh nhưng Amazon ít nhiều có lợi thế hơn. HomePod của Apple tập trung vào trải nghiệm âm nhạc khi có chất lượng âm rất tốt và ấn tượng trong khi Echo của Amazon chú trọng vào khả năng điều khiển các thiết bị trong nhà và quản lý cuộc sống hàng ngày. Và Amazon Echo cũng có thể làm nhiều thứ hơn trong giải pháp nhà thông minh so với HomePod của Apple.
Các nhà phát triển bên thứ 3 rất dễ tạo ra ứng dụng cho Alexa nhưng với Siri, hệ sinh thái iOS thì rất khó. Theo nhận định của một nhà phân tích, Amazon rất chủ động và linh hoạt trong việc tăng tính hữu dụng của Echo trong gia đình, doanh nghiệp và trên xe hơi. Apple thì có ít đối tác hơn. Amazon hay Google đều chọn cách đi ngược lại với Apple, nếu họ càng đóng thì tôi càng mở. Echo hỗ trợ rất nhiều câu lệnh đơn giản và hữu dụng, thân thiện, nó được đánh giá cao nhất trong giải pháp trợ lý ảo cho nhà thông minh. Nó cũng hỗ trợ nhiều thiết bị phần cứng từ nhiều đối tác khác nhau.
Dịch vụ
Cả hai đều kinh doanh dịch vụ nhưng ở hai lĩnh vực khác nhau. Apple, Amazon hay các công ty công nghệ khác đều rất chú trọng vào mảng dịch vụ khi nó đang chứng tỏ tầm quan trọng bằng doanh thu tăng qua từng năm. Amazon tập trung vào thương mại điện tử, họ cũng kinh doanh ứng dụng và có mảng kinh doanh điện toán đám mây (Amazon Web Services), cung cấp stream nội dung video và cả thanh toán trực tuyến.
AWS là một mảng kinh doanh rất quan trọng với Amazon khi doanh thu tăng 49% lên 6,1 tỉ USD trong quý 2/2018. Dự kiến tới 2020 thì thị trường điện toán đám mây cho phần mềm, nền tảng và cơ sở hạ tầng sẽ đạt 145 tỉ USD. Và Amazon là công ty có thị phần lớn nhất trên thị trường này, đạt 1/3. Thế mạnh của Amazon nằm ở sự đa dạng khách hàng, từ các doanh nghiệp lớn như Netflix tới các cá nhân (Apple cũng từng dùng AWS).
Với Apple, họ tập trung chủ yếu vào Apple Music, dịch vụ thanh toán Apple Pay và bán ứng dụng. Apple cũng có tiềm năng phát triển ra các dịch vụ khác, có thể là công nghệ trong giáo dục, thiết bị đeo tay và theo dõi sức khỏe.
Phát triển dài hạn
Nhận định về tương lai, các nhà phân tích cho rằng cả hai vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng với tốc độ khác nhau. Có những lo lắng cho rằng Apple khó giữ được hiệu năng kinh doanh ấn tượng cho iPhone như trong thập kỷ qua bởi hiện giờ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Để tiếp tục đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn, Apple cần phải tiếp tục có những sản phẩm đột phá và các thị trường mới.
Với Amazon, vì còn non trẻ hơn so với Apple nên Amazon chưa hiện diện ở nhiều thị trường so với Apple. Vì thế, xét về tiềm năng thì họ có nhiều thị trường để mở rộng và phát triển hơn Apple. Với Apple, bạn chỉ cần mua 1 sản phẩm trong 1 năm còn với Amazon, bạn có vô vàn thứ để mua.
Theo BBC
5 đại gia công nghệ Mỹ hoạt động ra sao năm 2018? Trong 5 công ty công nghệ lớn nhất thế giới chỉ có 2 công ty đạt mức tăng trưởng trong năm 2018 là Amazon và Microsoft. Ba công ty còn lại vẫn đang tìm lối ra trong thời suy thoái. Năm 2018, cổ phiếu các công ty công nghệ lớn trên thế giới biến động dữ dội. Apple mắc kẹt trong việc lệ...