Bí ẩn ‘vương quốc’ cò, vạc nơi đảo nhỏ
Trên hai đảo nhỏ nổi giữa lòng hồ An Dương thuộc xã Chi Lăng Nam (huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) rợp sắc trắng của những cánh cò.
Kỳ lạ, cò, vạc ở đây dường như không sợ sự hiện diện của con người.
Hai đảo nhỏ với những câu chuyện huyền bí và là nơi “giữ chân” đàn chim trời.
Cò không sợ người
Đầu tháng 5, tới đảo Cò Chi Lăng Nam lúc ráng chiều buông, có thể thấy rợp trời cò bay, người dân ở đây nói có thời điểm lượng cò trên đảo lên tới gần 20 nghìn con.
Trên khắp các cành cây, cò đậu trắng xóa, trông xa xa như một rừng bông đang nở rộ. Cò đậu trên mái nhà, vườn cây, sà xuống sân, cò không sợ người, thậm chí thân thuộc như vật nuôi trong nhà.
“Người dân nơi đây coi cò, vạc như loài vật linh thiêng, linh hồn của đảo, họ sống chan hòa với chim trời, không bao giờ thấy họ đặt bẫy hay săn bắn chim, trẻ con cũng không bao giờ bắt chim về chơi.
Dân đảo nói “đất thơm” nên chim kéo về ngày càng nhiều”, anh Huyên, người đưa chúng tôi tới đảo Cò cho hay.
Ông Nguyễn Văn Nhương, Phó chủ tịch UBND xã Chi Lăng Nam, Phó trưởng Ban quản lý đảo Cò xác nhận câu chuyện người dân nơi đảo Cò chưa bao giờ làm hại đến chim trời, vì thế chim trời thản nhiên sống, sinh sôi nảy nở bình yên.
Theo ông Nhương, trên diện tích hơn 90.000m2 mặt hồ An Dương thuộc xã Chi Lăng Nam nổi lên 2 hòn đảo nhỏ nhiều cây xanh. Đảo phía tây rộng khoảng 4.500m2, đảo phía đông rộng hơn 7.100m2.
Những hòn đảo này là nơi trú ngụ của hơn chục nghìn loài cò, phổ biến nhất là cò trắng, cò lửa, cò bợ, cò rượi, cò hương, cò ngang…
Ngoài ra, còn có hơn 8 nghìn con vạc, với 3 loài đáng chú ý như vạc xám, vạc lưng xanh và vạc sao có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar…
Đảo còn là nơi cư ngụ của nhiều loài khác như: Mòng két, le le, vịt trời, bồ nông, cốc đen…
Khác với các đảo cò khác, với đặc tính của loài chim di trú, mùa đông cò, vạc sẽ rời đảo bay đi tìm vùng ấm áp hơn để sinh sống.
Nhưng ở đảo Cò Nam Chi Lăng, bao mùa đông đã qua, cò không bỏ đảo mà còn đi “rủ” thêm nhiều loài chim khác về đây cùng trú ngụ.
Video đang HOT
Nhiều câu chuyện kỳ bí
Những ngày này, đảo Cò cũng rộn ràng không khí SEA Games để phục vụ khách du lịch.
Ngoài câu chuyện về những đàn cò, vạc gần gũi con người, không bao giờ rời khỏi đảo, đảo cò Chi Lăng Nam còn cất giữ nhiều câu chuyện kỳ bí khác.
Đó là chuyện truyền miệng của người dân trong làng về những chiếc hang sâu dưới lòng hồ là nơi trú ngụ của những con thuồng luồng. Rồi chuyện hòn đảo vốn có ngôi chùa cổ rất thiêng cất giấu nhiều châu báu.
Năm xưa trận đại hồng thủy nhấn chìm tất cả, giờ ngôi chùa cổ và châu báu vẫn ẩn sâu dưới lòng hồ…
Tuy nhiên, vì linh thiêng nên người dân trong làng không ai có ý định lặn xuống hồ để tìm sự thật cho những bí mật ấy.
“Nhiều người còn bảo đảo Cò Chi Lăng Nam giống như đôi mắt ngọc của hồ An Dương. Vì thế, để bảo vệ đôi mắt ấy, nước hồ không bao giờ cạn”, ông Nhương cho hay.
Đến với đảo Cò, khoảnh khắc đặc biệt nhất là cảnh “giao ca” giữa cò và vạc – một quy ước ngầm hết sức tự nhiên.
Đó là thời điểm buổi sớm, khi bình minh vừa ló rạng, là lúc từng đàn vạc trở về còn từng đàn cò bắt đầu bay đi kiếm ăn.
Còn khi ánh hoàng hôn buông xuống lại là thời điểm đàn cò trở về, từng đàn vạc lại tiếp tục hành trình đi kiếm ăn.
Lúc “giao ca”, cò, vạc… bay phủ trắng cả một bầu trời cùng tiếng kêu lúc trầm lúc bổng, tạo nên một bản giao hưởng tuyệt vời vang vọng mặt hồ.
“Đất thơm” chỉ là lời đồn…
Du khách đến Đảo Cò Chi Lăng ngày càng nhiều.
Khi được hỏi về bí quyết “giữ chân” đàn cò, vạc nơi này, ông Nhương cho biết, “đất thơm” chỉ là lời đồn. Để đảo Cò “giữ chân” được đàn chim trời, là cả một quá trình bảo tồn, gìn giữ và phát triển.
Có thời điểm đảo Cò có dấu hiệu bị sạt lở, thu hẹp, UBND tỉnh Hải Dươngđã đầu tư hơn 45 tỷ đồng để gìn giữ và bảo tồn.
Hiện nay, không gian sống của các loài chim đang được mở rộng, đường sá đi lại cho khách đến tham quan cũng thuận lợi hơn trước.
Trao đổi với Báo Giao thông, đại diện Ban quản lý đảo Cò cho biết, để bảo vệ cò, vạc… và bảo tồn sinh thái, Ban đã thành lập hội bảo vệ. Ngoài ra, còn có đội tự quản do chính những người dân đứng ra.
“Thành viên trong tổ bảo vệ gồm có công an, môi trường, lực lượng trong ban quản lý và tinh thần chủ động bảo vệ của người dân.
Các lực lượng này có nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành động phá hoại và gây ảnh hưởng đến cò, vạc…”, đại diện Ban quản lý đảo Cò cho hay.
Theo Ban quản lý đảo Cò, hằng năm, các nhà khoa học trong và ngoài nước vẫn tới đây nghiên cứu đặc tính của từng loại cò, vạc để có những điều chỉnh phù hợp, tạo môi trường sống thích hợp “giữ chân” đàn chim trời này.
Đặc tính của cò là kiếm ăn ban ngày, vạc kiếm ăn ban đêm, do vậy những công trình xây dựng trên đảo cũng được tính toán, đảm bảo môi trường trong sạch, yên tĩnh cho cò, vạc sinh sống.
Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, tâm linh và sự đa dạng sinh học, ngày 8/7/2014, đảo Cò Chi Lăng Nam chính thức được Bộ Văn hóa, thể thaovà du lịch công nhận là Danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia.
Theo Ban quản lý đảo Cò, hàng năm vào các dịp lễ, Tết, ngày nghỉ, tại đảo Cò đón khoảng 30.000 – 40.000 du khách.
Bí ẩn nhà tù khét tiếng bậc nhất thế giới
Château d'If mang vẻ ngoài thanh bình nhưng nó là nỗi ám ảnh với hàng nghìn tù nhân. 400 năm qua, nơi đây chưa có vụ vượt ngục nào thành công.
Château d'If được xây dựng năm 1529 trên một hòn đảo có diện tích khoảng 30.000 m2 nằm ngoài khơi vịnh Marseille, Pháp.
Château d'If có 3 tầng, được xây theo cấu trúc hình vuông (dài 28 mét) và rất kiên cố khi được bao bọc bởi những viên gạch, đá lớn. Hai bên là 3 tòa tháp với các lỗ châu mai có đại bác lớn. Phần còn lại được trang bị vũ khí dày đặc, thành lũy cao.
Nơi đây còn được xem là "cửa sổ đẹp nhất của nước Pháp ở phía bắc Địa Trung Hải". Ngoài ra, Château d'If được xây dựng theo cảm hứng thời trung cổ gồm một bốt gác, 3 tòa tháp, tường cao. Những đặc điểm đó nhằm tiếp viện quân sự và pháo hạng nặng khi xảy ra chiến tranh.
Nhà tù Château d'If nằm ngoài khơi thành phố Marseille. Ảnh: Prisonhistory.
Ban đầu, Château d'If không phải nhà tù mà là pháo đài hoàng gia đầu tiên của thành phố Marseille. Pháo đài được dựng lên để bảo vệ thành phố Marseille khỏi quân Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây cũng là khu vực quan trọng để tàu thuyền hoàng gia neo đậu hoặc thoát hiểm. Tháng 7/1531, Hoàng đế La Mã Charles V tổ chức đợt tấn công vào Marseille nhưng sau đó, ông từ bỏ kế hoạch xâm lược bởi sự hiện diện của pháo đài Château d'If.
Việc xây dựng pháo đài cũng gây ra nhiều tranh cãi. Khi Marseille bị Pháp thôn tính năm 1481, thành phố này vẫn duy trì quyền tự trị quốc phòng. Do đó, khi xây pháo đài, nhiều người dân địa phương coi đây là một sự áp đặt và kiểm soát của chính quyền đối với họ.
Trải qua thời gian, pháo đài dần rời xa mục đích xây dựng ban đầu trước khi trở thành một nhà tù. Theo các nhà chiến lược quân sự, Château d'If là một nơi lý tưởng để lập nhà tù, bởi vị trí địa lý đặc biệt với những dòng chảy nhanh, chảy xiết bao quanh khiến tù nhân khó lòng trốn thoát. Ngay cả vận động viên bơi lội khỏe nhất cũng không thể vượt quãng đường 1.500 m để thoát ra ngoài.
Gần 400 năm qua kể từ năm 1540, nhà tù giam giữ tất cả tù nhân bị kết án về các tội: Trộm cắp tài sản, cướp bóc, hiếp dâm, giết người và cả những tù nhân chính trị, tôn giáo.
Cảnh quay trong phòng giam của Edmond Dantès trong phim Bá tước Monte Cristo. Ảnh: Flickr.
Nhà tù từng là nơi áp dụng nhiều hình phạt tra tấn như bỏ đói tù nhân đến chết, nhiều người còn trở nên điên dại hoặc bị mất trí nhớ. Mỗi tuần một lần, các tù nhân được đến thăm nhà thờ nguyện Notre Dame de Passion. Ở đó, họ tạ ơn Chúa và cầu xin sự tha thứ.
Việc phân bổ tù nhân tại Château d'If dựa trên tình trạng xuất thân của mỗi cá nhân. Những người nghèo bị xếp vào các phòng giam ở tầng trệt, nơi không có ánh sáng kèm điều kiện thiếu thốn. Điều này khiến các tù nhân chỉ sống được nhiều nhất là 9 tháng.
Còn những tù nhân giàu có được ở trong các phòng giam rộng rãi hơn. Họ có cửa sổ, ống khói nhưng đổi lại, họ phải trả tiền để được vào những nơi giam giữ này.
Nhà tù cũng từng giam cầm nhiều tù nhân nổi tiếng, trong đó có Jean-Baptiste Chataud (kẻ gây ra đại dịch hạch cho Marseille năm 1720), bá tước Mirabeau, hầu tước De Sade, bá tước Monte Cristo, công tước xứ Orleáns Philippe II, Comte de Mirabeau hay lãnh đạo Công xã Paris Gaston Crémieux (bị xử bắn tại nhà tù này năm 1871).
Chateau d'If là nhà tù khét tiếng theo đúng nghĩa đen nhưng nơi đây lại trở nên nổi tiếng thế giới nhờ cuốn tiểu thuyết kinh điểnBá tước Monte Cristocủa nhà văn Alexandre Dumas. Cuốn sách kể câu chuyện về thủy thủ Edmond Dantès, người bị buộc tội phản quốc và phải sống 14 năm tại Château d'If trước khi ông ta quyết định vượt ngục.
Thật may mắn, Edmond Dantès đã vượt ngục thành công và phát hiện kho báu được cất giấu trên hòn đảo Monte Cristo. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa có vụ vượt ngục thành công nào được ghi nhận ở Chateau d'If.
Du khách đến thăm qua nhà tù Château d'If. Ảnh: Marseilletourisme.
Những tù nhân cuối cùng rời khỏi Château d'If vào năm 1914. Sau đó, chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra và quân đội Đức đã xâm chiếm nhà tù.
Château d'If được phi quân sự hóa và đóng cửa vào ngày 23/9/1980. Hiện nay, Château d'If vẫn còn hoạt động nhưng chỉ là một điểm thu hút khách du lịch.
Du khách từ khắp nơi trên thế giới đến thăm và khám phá nhà tù nổi tiếng này. Đặc biệt là phòng giam của thủy thủ Dantès. Nhà tù cũng được Bộ Văn hóa Pháp công nhận là di tích lịch sử vào năm 1962.
Khám phá 8 địa điểm tham quan bí ẩn, ít người biết đến tại Đông Nam Á Từ nơi cổ kính đến những bờ biển nguyên sơ, dưới đây sẽ là những địa điểm tham quan bí ẩn ở Đông Nam Á không nên bỏ lỡ... Dịch Covid-19 đang có dấu hiệu giảm mạnh và các quốc gia đang trong giai đoạn nới lỏng giãn cách xã hội chính là thời điểm tuyệt vời nhất để khám phá những địa...