Bí ẩn về thời gian 9 phút tạm hoãn báo thức trên iPhone
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao khoảng thời gian tạm hoãn báo thức trên những chiếc iPhone lại mà 9 phút, mà không phải 5 phút hay 10 phút?
Nếu là một người dùng iPhone, bạn có thể đã quá quen với tiếng chuông báo thức ám ảnh, khiến bất cứ ai cũng phải thót tim mỗi sáng. Trong trường hợp chưa muốn rời khỏi giường, bạn cũng có thể chọn chức năng “báo lại” để tạm hoãn thời gian báo thức và ngủ thêm 9 phút.
Khoảng thời gian tạm hoãn báo thức mặc định trên iPhone là 9 phút.
Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi tại sao khoảng thời gian tạm hoãn này lại mà 9 phút, mà không phải 5 phút hay 10 phút?
Video đang HOT
Trên thực tế, khoảng thời gian 9 phút tạm hoãn này không phải ý tưởng hay phát minh của Apple. Theo iDropNews, nút “báo lại” lần đầu được các kỹ sư chế tạo đồng hồ thiết kế ra vào năm 1956 và khoảng thời gian tạm hoãn cũng kéo dài 9 phút. Dĩ nhiên, điều này không phải là một sự ngẫu nhiên.
Ban đầu, các kỹ sư chế tạo đồng hồ muốn thiết lập khoảng thời gian tạm hoãn báo thức kéo dài 10 phút. Tuy nhiên, việc cài đặt bánh răng trên đồng hồ để đạt được chính xác khoảng thời gian 10 phút gần như là điều không thể. Vì vậy, họ đã lựa chọn giải pháp thiết lập 9 phút.
Bên cạnh các yếu tố liên quan về mặt kỹ thuật, 9 phút cũng được xem là khoảng thời gian hoàn hảo đối với thiết lập tạm hoãn báo thức.
Theo đó, 9 phút là khoảng thời gian vừa đủ cho một giấc ngủ ngắn. Trong khi đó, nếu bạn ngủ quá 10 phút, cơ thể sẽ bắt đầu chìm vào giấc ngủ sâu. Điều này sẽ khiến cho việc thức dậy trở nên khó khăn hơn và gây ra cảm giác khó chịu cho cơ thể.
“Apple đã lựa chọn khoảng thời gian báo lại 9 phút dựa theo chu kỳ giấc ngủ, nhằm mang lại lợi ích về sức khỏe cho người dùng. Tuy nhiên, bạn không lạm dụng tính năng này”, Holly Schiff, chuyên gia về tâm lý học chia sẻ.
Việc ngủ cố sau tiếng chuông báo thức đầu tiên có thể khiến cơ thể của bạn mệt mỏi hơn.
Theo iDropNews, việc sử dụng tính năng tạm hoãn báo thức mỗi sáng không phải là một thói quen tốt vì nó có thể làm gián đoạn và rối loạn đồng hồ sinh học của bạn. Bạn nghĩ rằng hành động ngủ cố thêm 9 phút sẽ giúp cơ thể bớt mệt mỏi trong suốt ngày dài, nhưng thực tế có thể hoàn toàn ngược lại.
Khi quyết định ấn vào nút tạm hoãn, cơ thể bạn sẽ dần chìm vào giấc ngủ trở lại, chỉ để tiếp tục được đánh thức ngay sau đó. Việc này có thể khiến cho bạn cảm thấy buồn ngủ hơn so với việc thức dậy ngay từ lần báo thức đầu tiên.
Tính năng báo thức trên Android gặp lỗi
Một số người dùng sử dụng Google Clock cho biết phần mềm không hoạt động khiến họ trễ giờ, thậm chí bị mất việc.
Trên kho ứng dụng Google Play và diễn đàn Reddit , người dùng Google Clock cho biết họ không được nhận bất cứ thông báo hoặc nghe thấy âm thanh nào dù đã đặt báo thức. Những người này chủ yếu dùng điện thoại Xiaomi, OnePlus, Oppo và một số máy Android khác. Vấn đề xảy ra trên toàn cầu, trong đó có tại Việt Nam.
Tính năng Google Clock trên hệ điều hành Android của Google.
"Tôi đã đặt báo thức lúc 6h nhưng điện thoại không đổ chuông như bình thường. Tôi đã bị trễ giờ làm không dưới ba lần", Thiện Nguyễn (TP HCM) chia sẻ, kèm đánh giá 1 sao trên Play Store. "Khoảng một tháng nay, đồng hồ báo thức không hoạt động, nhất là sau khi nâng cấp Android 10. Tôi đã thử nhiều cách khác nhau, thậm chí reset điện thoại nhưng không được", Ngô Minh, đang dùng smartphone của Xiaomi, cho biết.
Những người gặp sự cố cho biết Google Clock không thông báo, hoặc chỉ rung dù họ bật chuông lớn. Vấn đề xảy ra sau khi họ cập nhật ứng dụng và hệ điều hành mới. "Tôi đã mất công việc giáo viên của mình. Báo thức không hoạt động khiến tôi bỏ lỡ hai buổi dạy lúc sáng sớm", một tài khoản Reddit nói.
Cũng trên diễn đàn này, một số tài khoản cho biết đã gỡ cài đặt, cài lại ứng dụng, xóa bộ nhớ cache hoặc thay đổi cài đặt về mặc định, nhưng đều không thành công. Những người này cho biết họ phải tìm một phần mềm báo thức tương tự do bên thứ ba cung cấp.
Trong khi đó, Google chưa đưa ra bình luận nào về tình trạng này.
Hai kỳ Olympic để lộ cú trượt dài của công nghệ Nhật Bản Khi Tokyo đăng cai Thế vận hội 1964, thế giới mong chờ một kỷ nguyên công nghệ cao của Nhật Bản, nhưng hiện tại, nước này lại trong trạng thái bất lực về công nghệ. Olympic Tokyo 1964 khai mạc trùng với sự kiện ra mắt tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Nhật Bản với tốc độ 210 km/h, báo trước...