Bí ẩn về lăng mộ không bao giờ xanh cỏ của Từ Hi Thái hậu
Không một nhành cỏ nào “dám mọc” trên mộ phần của Từ Hi Thái hậu cho đến tận ngày này, tại sao lại như vậy?
Từ thời phong kiến, người xưa đã quan niệm mộ tổ tiên xây dựng tốt thì con cháu thăng quan tiến chức, hưng vượng suốt nhiều đời. Vì vậy, các vị vua thời phong kiến Trung Quốc rất chú trọng đến phong thủy vị trí đặt lăng mộ, thậm chí chọn vị trí lăng mộ ngay từ khi lên ngôi.
Từ Hi Thái Hậu là mẹ đẻ của Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế. Nhiều nhà sử học hiện đại ở Trung Quốc và hải ngoại miêu tả Từ Hi Thái hậu giống như một bạo chúa.
Trong văn hóa đại chúng thường thức ở Trung Hoa đại lục, Từ Hi Thái hậu cùng với Võ Tắc Thiên (thời Đường) và Lã Hậu (thời Hán) được xem là 3 người phụ nữ quyền lực cao nhất thời phong kiến. 3 người phụ nữ này bị dân gian coi là những “gian hậu loạn triều” tàn ác bất nhân với cả người thân, làm nghiêng đổ xã tắc.
Ảnh minh họa.
Từ Hi Thái hậu xem trọng việc xây mộ phần như bất kỳ vị vua nào. Là người phụ nữ nắm quyền có tiếng tăm bậc nhất lịch sử Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu từ khi còn tại thế đã tiến hành xây dựng lăng tẩm cho mình. Đáng chú ý, khi mới khoảng 40 tuổi, nữ vương này đã chi không ít tiền để xây lăng mộ cho mình.
Một điểm đặc biệt ở nấm mồ của Từ Hi Thái hậu đó là cỏ dại không bao giờ mọc được. Vậy nguyên nhân do đâu?
Từ Hi Thái hậu mất nhiều năm để xây dựng “nơi ở” của mình khi sang thế giới bên kia. Thậm chí bà còn nhiều lần đến thị sát, yêu cầu chỉnh sửa bản thiết kế.
Một trong những điều khiến bà phật lòng nhất ở khu lăng mộ này chính là việc cỏ dại mọc um tùm ở phần đất trên mộ. Sau khi về cung, Từ Hi Thái hậu yêu cầu, phần đất trên mộ phải tuyệt đối không được có 1 ngọn cỏ dại nào.
Video đang HOT
Để không khiến Từ Hi nổi giận, Thuần Thân Vương Dịch Hoàn đành đưa ra phương pháp bí truyền được áp dụng từ các lăng tẩm của vương triều Tây Hạ. Ông đã cho người đem 100 chiếc chảo lớn, sau đó xúc phần đất dùng để đắp lên trên ngôi mộ cho vào chảo đảo qua đảo lại trên lửa nóng để tiêu diệt hết chất dinh dưỡng trong đất.
Tiếp đó, ông đã cho đất thô, muối và lưu huỳnh vào một cái nồi và đun nóng. Kết quả là cỏ không thể mọc trên loại đất này. Thuần Thân Vương Dịch Hoàn chính thức lệnh cho các thuộc hạ đặt 100 cái vạc để ngày đêm “nấu chín”, xử lý lớp đất trên cùng của lăng mộ Từ Hi. Cuối cùng, ông cho người đắp phần đất này lên nấm mồ của Từ Hi Thái hậu. Nhờ đó mà cỏ dại không có cơ hội sinh sôi trên mộ nữa.
Đến năm 1908, Từ Hi Thái hậu qua đời và được chôn chất trong lăng mộ này.
Tuy nhiên sau cái chết của Từ Hi nhiều nhà phong thủy lại cho rằng cỏ mọc ở lăng mộ mới là tốt bởi nó tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của các thế hệ mai sau.
Theo một số sách ghi lại, trong lăng mộ chất đầy châu báu. Số của nả này được Từ Hi chuẩn bị từ khi còn tại thế.
Chỉ tiếc rằng, 2 thập kỷ sau đó, nhà Thanh mạt vận, nơi an nghỉ của Từ Hi Thái hậu bị bè lũ Tôn Điện Anh lấy sạch bảo vật vào năm 1928. Nhưng có giai thoại cho rằng, nhóm mộ tặc của Tôn Điện Anh không chỉ cướp đi bảo vệ mà còn xâm phạm thi thể Từ Hi bằng cách hủy quan vứt xác.
Khai quật mộ thái giám thân tín của Từ Hi Thái Hậu, cảnh tượng kì dị khiến các chuyên gia hoảng loạn
Khi mở nắp quan tài của thái giám Lý Liên Anh, các chuyên gia khảo cổ phải ngã ngửa vì cảnh tượng kì lạ. Cho đến tận bây giờ, vẫn chưa ai lý giải được chuyện này.
Trong triều đại nhà Thanh, có một vị thái giám nổi tiếng quyền lực tên Lý Liên Anh (1848-1911). Ông là một trong những cái tên thân cận với Từ Hi Thái hậu, được bà trọng dụng đến mức đặc cách phong cho chức quan nhất phẩm.
Lý Liên Anh trải qua 4 đời vua của nhà Thanh là Hàm Phong, Đồng Trị, Quang Tự và Phổ Nghi. Theo sử sách ghi lại, ông có vẻ ngoài thông minh, bóng bẩy và đặc biệt rất mồm mép. Đó có thể là một trong những lý do giúp Lý Liên Anh từ một kẻ hầu người hạ thành nhân vật quyền lực bậc nhất cung cấm.
Chân dung Lý Liên Anh - cánh tay phải thân cận của Từ Hi Thái Hậu.
Năm 1908, Từ Hi Thái hậu qua đời, Lý Liên Anh thất thế và đành phải rời cung sống mai danh ẩn tích. Với khối tài sản khổng lồ tích trữ được trong quá trình làm việc trong cung, cuộc sống của ông ở phần đời còn lại rất nhẹ nhàng, chỉ có hưởng thụ. Đáng tiếc, 3 năm sau khi rời cung, Lý Liên Anh qua đời, thọ 63 tuổi.
Năm 1966, mộ của Lý Liên Anh được xác định và bắt đầu khai quật. Nơi này nằm trong khuôn viên một trường học ở quận Hải Điện, Bắc Kinh. Nó được xây dựng rất kiên cố, hoành tráng. Mảnh đất an táng Lý Liên Anh rộng khoảng 20 mẫu, quy mô ngang ngửa với các bậc hoàng thân quốc thích. Các chuyên gia đã phải bỏ ra cả tuần để khai quật vị cận thần của Từ Hi Thái hậu này.
Lăng mộ bề thế được xây dựng theo quy chuẩn như người hoàng gia.
Chiếc quan tài của Lý Liên Anh được mô tả là có màu đỏ, sơn son thếp vàng và đặt trên phản làm bằng ngọc bích. Cách an táng này đủ cho thấy thân thế lẫn địa vị người qua đời. Điều khiến ai nấy có mặt trong buổi khai quật đều phải giật mình thon thót là cảnh tượng kì dị bên trong.
Khi mở nắp quan tài ra, các chuyên gia run sợ phát hiện chỉ còn duy nhất chiếc đầu lâu là nguyên vẹn, phần thân dưới không hiểu đã biến mất đi đâu. Theo kể lại, chiếc đầu lâu này có gò má cao, miệng hơi chu lên và có một lớp da phủ bên trên.
Bên trong mộ lát đá cẩm thạch kiên cố.
Các chuyên gia bác bỏ ý kiến cho rằng hài cốt của Lý Liên Anh đã bị phân hủy bởi từ khi ông qua đời đến lúc mộ được khai quật chỉ mới 55 năm. Trong trường hợp đúng là đã bị phân hủy thì không có lý do gì chiếc đầu lại nguyên vẹn như vậy.
Lăng mộ của Lý Liên Anh không có dấu hiệu bị kẻ trộm đột nhập, mọi thứ đều nguyên vẹn, ngay cả nắp quan tài cũng không hề được mở ra trước đó. Vậy câu hỏi đặt ra là phần thân dưới của vị thái giám này ở đâu?
Chiếc nhẫn ngọc bích trong mộ Lý Liên Anh - 1 trong hơn 50 vật báu đã được khai quật.
Một số giả thiết được đặt ra. Trong đó có người cho rằng Lý Liên Anh vì khi còn sống đã gây thù chuốc oán với nhiều người nên sau khi mất bị trả thù. Đám người này chỉ cần hành hạ vị thái giám chứ không ham những báu vật trong mộ.
Lại có người tin rằng Lý Liên Anh đã dựng lên tất cả mọi chuyện để đánh lạc hướng dư luận, không để ai biết mộ thật của mình ở đâu. Nguyên nhân cũng bởi ông sợ bị trả thù sau khi qua đời. Người ta đồn nhau rằng, mộ thật của vị thái giám đình đám triều Thanh nằm ở quê nhà của ông, hoặc còn 1 ngôi mộ khác dùng để chôn cất phần dưới của Lý Liên Anh.
Rất nhiều giả thiết ly kỳ được đưa ra để lý giải về hài cốt không thân của thái giám.
Trong khi đó, cháu nuôi của Lý Liên Anh - Lý Tường Ngô lại cho biết, ông mình qua đời vì kiết lỵ. Sau khi rời cung ông bắt đầu hút thuốc phiện, rơi vào trạng thái u uất, sợ bị trả thù. Năm 1911, Lý Liên Anh qua đời, cơ thể bị hủy hoại nghiêm trọng vì từng hút thuốc phiện, đến mức không còn một mẩu xương nào.
Cho đến bây giờ, tất cả những ý kiến trên đều chỉ là phỏng đoán, người đời vẫn chưa tìm ra được đáp án vì sao mộ của Lý Liên Anh lại kỳ lạ như vậy.
Cuối cùng, nơi an nghỉ của nữ hoàng tuyệt sắc Nefertiti được giải mã? Nơi an nghỉ ngàn thu của Nữ hoàng tuyệt sắc Nefertiti đến nay vẫn là một bí ẩn lớn. Gần đây, một số người cho rằng, bà hoàng Ai Cập này được chôn cất tại Thung lũng nữ hoàng. Nữ hoàng tuyệt sắc Nefertiti (sinh năm 1370 trước Công nguyên - mất năm 1340 trước Công nguyên) là vợ của pharaoh Amenhotep IV...