Bí ẩn tiếng vo ve kỳ lạ thường thấy ở sa mạc, chuyên gia mất hàng thế kỷ tìm lời giải
Vì sao một số vùng sa mạc có thể phát ra âm thanh?
Những âm thanh ám ảnh của sa mạc
Theo Tân Hoa xã, vào năm 2022, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra vùng sa mạc phát ra âm thanh vo ve kỳ lạ ở ven biển tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Trưởng nhóm nghiên cứu – ông Qu Jianjun cho biết: “Việc phát hiện ra hiện tượng thiên nhiên kỳ diệu này giúp lấp đầy khoảng trống về vùng sa mạc đặc biệt ven biển ở Trung Quốc. Điều đó sẽ hỗ trợ việc phát triển và bảo vệ tài nguyên du lịch ở đảo Hải Nam.”
Vùng sa mạc phát ra âm thanh vo ve kỳ lạ ở ven biển tỉnh Hải Nam. (Ảnh: Sputnik)
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học khám phá ra hiện tượng bí ẩn này của sa mạc. Trong chuyến du hành của mình, nhà thám hiểm Marco Polo đã gặp phải sa mạc phát ra âm thanh đầy ám ảnh mà ông cho là của những “linh hồn sa mạc độc ác”. Marco Polo miêu tả rằng “đôi khi lấp đầy không khí bằng âm thanh của tất cả các loại nhạc cụ, cũng như tiếng trống và tiếng va chạm của các loại nhạc cụ với cánh tay”.
Trên khắp thế giới, nhiều báo cáo về những âm thanh kỳ quái ở hơn 35 sa mạc tại California, châu Phi, Trung Quốc và Qatar đã được công bố. Đa số những báo cáo này mô tả âm thanh đó giống như những tiếng vo ve phát ra từ những con ong hoặc ầm ầm đầy khó hiểu. Tiếng ồn này kéo dài đến 15 phút và có thể nghe thấy ở xa tới 10 km).
Các chuyên gia đã đặt tên cho hiện tượng sa mạc phát ra âm thanh vo ve là “cát hát”. (Ảnh: Pixabay)
Trong nhiều thế kỷ, các nhà khoa học đã tìm nhiều cách để lý giải hiện tượng này nhưng chưa có câu trả lời chính thức. Điển hình, Charles Darwin không thể giải thích nguồn gốc của âm thanh khi nghe nó ở sa mạc Chile.
Các chuyên gia đã đặt tên cho hiện tượng này là “cát hát”. Cát hát hay còn được gọi là cát reo, cát huýt sáo hoặc cát nhạc – là những vùng cát ở sa mạc hoặc bờ biển có thể tạo ra âm thanh một cách tự nhiên trong gió do sự kết hợp giữa các đặc điểm vật lý như kích thước và thành phần cấu tạo của hạt cát hay địa hình.
Đi tìm lời giải
Họ đã đưa ra một số giả thuyết cho những tiếng vo ve kỳ quái của sa mạc.
Thứ nhất, những hạt cát khi ở trong tình trạng khô, chúng mịn và trượt xuống các dốc cát. Do sự va chạm và rung động của cát đã tạo thành sóng âm. Yếu tố quan trọng là cồn cát hát phải có hình lưỡi liềm với độ dốc cao để tạo điều kiện thuận lợi cho cát lở.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hạt cát tạo ra sóng âm khi chúng di chuyển trên bề mặt cồn cát, với tần số từ 95 đến 105 Hertz. Cụ thể, âm thanh mà các hạt cát tạo ra tương tự như máy thổi tuyết hoặc máy bay cánh quạt. Các cồn “cát hát” có thể tạo ra nhiều nốt nhạc cùng lúc.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hạt cát tạo ra sóng âm khi chúng di chuyển trên bề mặt cồn cát. (Ảnh: Pixabay)
Thứ hai, các nhà khoa học Trung Quốc lại cho rằng cấu trúc vật lý xốp bề mặt phát triển tốt này là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát cơ chế âm thanh của cát.
Ngoài ra, phổ tần số của “cát hát” ven biển lớn hơn cát hát sa mạc, với tỷ lệ lớn các thành phần tần số cao và âm thanh tương đối sắc.
Giáo sư Bruno Andreotti của Đại học Paris Diderot đã thực hiện thí nghiệm năm 2005 ở sa mạc Sahara. Theo kết quả của cuộc nghiên cứu, cồn cát có thể hoạt động giống như một bộ khuếch đại tự nhiên, định hình các rung động thành những âm thanh vo ve mà chúng ta nghe thấy.
Nhóm nghiên cứu của ông đã sử dụng các phép đo rung động của cát và không khí để phát hiện các sóng bề mặt di chuyển với tốc độ khoảng 40 mét mỗi giây được tạo ra bởi các trận cát lở trên cồn cát. Những sóng này bắt nguồn từ sự va chạm của các hạt xảy ra khoảng 100 lần mỗi giây, tạo ra nhịp điệu đồng bộ.
Âm thanh mà các hạt cát tạo ra tương tự như máy thổi tuyết hoặc máy bay cánh quạt. (Ảnh: Pixabay)
Để nghiên cứu sâu hơn, nhóm nghiên cứu đã tách các hạt có kích thước khác nhau và phân tích âm thanh chúng tạo ra khi di chuyển trong không khí trong môi trường phòng thí nghiệm. Họ kết luận rằng âm thanh phát ra từ cát bị ảnh hưởng bởi cả kích thước của hạt cát và vận tốc chúng di chuyển trong không khí.
Tuy nhiên, cơ chế tạo ra sự chuyển động không đều của các hạt cát để chuyển thanh các nốt nhạc vẫn còn chưa được lý giải rõ ràng. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng do sự rung động của các hạt cát thẳng hàng, cộng hưởng ở một tần số chung, khiến khối lượng hạt dao động đồng đều. Sự rung động tập thể này tạo ra hàng nghìn chuyển động nhỏ hội tụ để nén không khí xung quanh, tương tự như hoạt động của màng loa.
Thế nhưng tại sao chúng lại có thể đồng bộ hóa với nhau thì các chuyên gia vẫn chưa giải thích được.
Hai "kẻ xâm lăng" từ rìa hệ Mặt Trời đang bay quanh Sao Hỏa?
Khác với vệ tinh mang tên Mặt Trăng vốn là một phần của Trái Đất, 2 mặt trăng Phobos và Deimos của Sao Hỏa có bản chất hết sức "tăm tối".
Theo Live Science, một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi GS Sonia Fornasier từ Đại học Paris Cité (Pháp) đã phân tích một loạt hình ảnh chưa từng được công bố của tàu vũ trụ thăm dò Sao Hỏa Mars Express - Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA).
Đó là 300 bức ảnh ghi lại một cách tinh xảo các đặc điểm của Phobos, mặt trăng lớn trong 2 mặt trăng của Sao Hỏa.
Hai mặt trăng Sao Hỏa có thể là "kẻ xâm lăng" từ vùng rìa hệ Mặt Trời - Ảnh: NASA/BBC SKY AND NIGHT MAGAZINE
Các phép đo quang cho thấy bề mặt của Phobos có thể xốp, giống như cát và không có khí quyển. Ngoài ra bề mặt này có thể bị che phủ bởi một lớp dày các hạt bụi có rãnh kỳ dị, dẫn đến sự phản chiếu ánh sáng Mặt Trời không đồng đều.
Những đặc tính này không hề giống các mặt trăng khác trong hệ Mặt Trời, mà lại giống các sao chổi thuộc họ Sao Mộc, tức các sao chổi có quỹ đạo bị điều chỉnh bởi lực hấp dẫn của Sao Mộc.
Ngoài ra, các nghiên cứu trước đó cũng cho thấy Phobos của Sao Hỏa không hề có nguồn gốc giống Mặt Trăng của Trái Đất.
Mặt Trăng được cho là kết tụ từ những mảnh vỡ từ cú va chạm giữa Trái Đất sơ khai và hành tinh giả thuyết Theia, do đó mang thành phần tương đồng với Trái Đất hiện tại. Nhưng thành phần của Phobos hoàn toàn khác hành tinh mẹ của nó, do vậy nó là một "mặt trăng bị bắt cóc". Và trong kịch bản hợp lý nhất, Phobos phải là một sao chổi ngụy trang thành mặt trăng.
Những phát hiện này cũng có ý nghĩa đối với Deimos. Nếu Phobos từng là sao chổi thì Deimos cũng có thể là một sao chổi.
Trên thực tế, nhóm tác giả cho rằng 2 mặt trăng có thể đã từng là một sao chổi duy nhất gồm 2 thùy lớn, nhỏ khác nhau, bị xé nát bởi Sao Hỏa, sau đó bị mắc kẹt vào quỹ đạo và trở thành mặt trăng của hành tinh này.
Nói các mặt trăng Sao Hỏa có nguồn gốc "tăm tối" là bởi vì hầu hết sao chổi trong Thái Dương hệ đều đến từ Vành đai Kuiper hoặc Đám mây Oort, là các cấu trúc xa xăm ở vùng rìa âm u của hệ sao.
Phát hiện này vẫn cần một bằng chứng xác nhận cuối cùng. Rất may, tàu vũ trụ MMX của Nhật Bản - dự định sẽ được phóng năm nay trong một sứ mệnh hợp tác với NASA - sẽ tiến tới Phobos và Deimos để lấy mẫu, hứa hẹn đem về câu trả lời thú vị.
Phát hiện ra 3 mẫu virus cổ nhất lịch sử trên hóa thạch Neanderthal 50.000 năm tuổi Người Neanderthal cổ đại mắc những chứng bệnh truyền nhiễm không khác gì chúng ta ngày nay. Tại sao họ hàng gần của chúng ta, người Neanderthal, tuyệt chủng? Cho đến nay, câu hỏi vẫn đang làm khó ngành nhân loại học và có lẽ chẳng bao giờ có câu trả lời thỏa đáng. Một số học giả cho rằng biến đổi khí...