Bí ẩn thủ lĩnh của Taliban
Thủ lĩnh tối cao Hibatullah Akhundzada của Taliban chưa từng lộ diện trên truyền thông sau hơn 2 năm lực lượng này nắm quyền tại Afghanistan.
Kể từ khi Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan hôm 15.8.2021 đến nay, thủ lĩnh của lực lượng này là ông Hibatullah Akhundzada chưa từng xuất hiện trong bất cứ hình ảnh hay phát biểu trực tuyến nào, khiến những đồn đoán về nhân vật bí ẩn này ngày càng nhiều. Theo AFP, kể từ khi trở thành thủ lĩnh tối cao của Taliban ngày 25.5.2016 sau khi người tiền nhiệm Akhtar Mansour thiệt mạng trong một cuộc không kích của Mỹ, ông Akhundzada cũng chưa từng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.
Hình ảnh hiếm hoi của ông Akhundzada do Taliban đưa ra năm 2016. Ảnh AFP
Nghi vấn thế thân
Video đang HOT
Theo tờ Nikkei Asia dẫn lời phát ngôn viên Zabihullah Mujahid của Taliban, thế giới chỉ biết đến gương mặt ông Akhundzada qua một bức ảnh từ rất nhiều năm trước, khi ông làm thẻ căn cước Afghanistan. Vào tháng 10.2021, ông Akhundzada được cho là thăm đền Darul Uloom Hakimiah ở tỉnh Kandahar phía nam Afghanistan, nhưng chỉ có một đoạn ghi âm giọng nói được đưa lên các tài khoản mạng xã hội của Taliban. Đến tháng 5.2022, nhân vật này được thông báo xuất hiện lần 2, phát biểu trước nhiều tín đồ tại đền Eidgah ở Kandahar. Tuy nhiên, ông phát biểu từ một trong những hàng phía trước của các tín đồ và không quay mặt về phía đám đông. Giới chức Taliban không cho phép các nhà báo tiếp cận thủ lĩnh của họ.
Nhiều người nghi ngờ ông Akhundzada đã chết và một người khác được dùng làm thế thân. Nhà phân tích Mirwais Afghan người Afghanistan hiện sống tại London (Anh) cho biết ông duy trì quan điểm của mình từ năm 2018 cho rằng ông Akhundzada không còn sống vì giọng nói gần đây rất khác so với lúc trước. Thông tin do Taliban chia sẻ năm 2016 cho thấy ông Akhundzada chào đời ngày 18.10.1967 tại Kandahar. Các nguồn tin cho biết ông từng sống tại Pakistan hơn 20 năm, đầu tiên là người tị nạn và sau đó trở thành giáo sĩ. Theo ông Afghan, nhân vật này đã thiệt mạng trong một vụ nổ tại Pakistan vào năm 2018.
Kiêng chụp ảnh ?
Tuy nhiên, phát ngôn viên Mujahid của Taliban khẳng định thủ lĩnh của mình từng xuất hiện tại nhiều nơi công cộng nhưng tránh bị chụp ảnh và quay phim. “Giống nhiều học giả tôn giáo khác, ông ấy tin rằng việc chụp ảnh hay quay phim là bị cấm trong đạo Hồi”, ông Mujahid giải thích. Theo thông cáo báo chí của Taliban, lần gần đây nhất phát biểu của ông Akhundzada được ghi lại là trong một cuộc họp tại Kandahar từ ngày 20 – 21.11. Thủ lĩnh Taliban còn không xem truyền hình và chỉ nghe đài phát thanh. Các thuộc cấp của ông theo dõi truyền hình, báo chí và mạng xã hội để báo lại. Ông Mujahid nói rằng ông Akhundzada “muốn sống cuộc đời của một nhà đạo đức”, nên sống đơn giản trong một ngôi nhà thuê ở Kandahar, thay vì dinh thự dành cho thủ lĩnh ở Kabul. “Ông ấy bắt đầu làm việc từ 8 giờ và nhiều lần làm đến 23 giờ hoặc 2 giờ sáng hôm sau. Công việc chính của ông ấy là xem báo cáo từ các bộ, ngành, gặp gỡ các quan chức và những người khác”, theo phát ngôn viên Taliban.
Nhà phân tích Sami Yousafzai người Afghanistan cũng tin rằng ông Akhundzada còn sống và tiếp xúc mọi người hằng ngày. Một học giả tôn giáo không nêu tên cho biết mình gặp ông Akhundzada ở Kandahar cách đây vài tháng và lực lượng an ninh khi đó còn cẩn thận kiểm tra kính của ông trước cuộc gặp. Một số người khác nói rằng thủ lĩnh Taliban không có bàn ghế trong văn phòng mà chỉ ngồi trên sàn nhà.
Tình trạng trẻ em Afghanistan
Hãng ANI ngày 28.12 dẫn một báo cáo của Ủy ban Cứu hộ quốc tế (IRC) cho rằng 40% trẻ em ở Afghanistan luôn chịu cảnh thiếu thốn, trong khi 1/3 trẻ em tại nước này phải lao động. Nhiều em bị gia đình buộc phải làm những công việc vất vả, do tình trạng nghèo gia tăng sau khi Taliban lên nắm quyền. Theo Hãng Khaama Press, khoảng 131.400 trẻ em Afghanistan phải sống xa gia đình và thường xuyên bị lạm dụng ở miền bắc Afghanistan. Chính quyền Taliban bác bỏ các thông tin trên và nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền trẻ em trong nước.
Taliban tiêu diệt chỉ huy hàng đầu của IS tại Afghanistan
Người phát ngôn lực lượng Taliban đang cầm quyền tại Afghanistan, ông Zabihullah Mujahid, cho biết trong cuộc tập kích đêm 26/2, lực lượng này đã tiêu diệt Qari Fateh, chỉ huy hàng đầu của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" tự xưng (IS) phụ trách tình báo và chiến dịch tại khu vực.
Cuộc tập kích trên cũng tiêu diệt một thành viên khác của IS.
Lực lượng Taliban gác trên một tuyến đường ở tỉnh Nangarhar, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Zabihullah Mujahid, lực lượng Taliban đã tiêu diệt 2 đối tượng trên tại căn cứ của IS tại khu vực Khair Khana ở thủ đô Kabul.
Người phát ngôn Mujahid cho biết Fateh trực tiếp chỉ đạo các hoạt động chống phá gần đây ở Kabul nhằm vào các phái đoàn ngoại giao, đền thờ Hồi giáo và các mục tiêu khác. Bên cạnh đó, báo cáo của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào tháng 7/2022 mô tả Fateh là thủ lĩnh chủ chốt của IS, chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động quân sự tại khu vực trải dài khắp Ấn Độ, Iran và Trung Á.
Bạo lực ở Afghanistan giảm đáng kể trong thời gian đầu sau khi Taliban lên nắm quyền vào tháng 8/2021. Tuy nhiên trong năm qua, tình hình an ninh ở nước này trở nên tồi tệ hơn, với hàng loạt vụ tấn công gây nhiều thương vong, do các "chân rết" IS ở khu vực thực hiện.
IS đã nhận gây ra đánh bom khiến 2 nhân viên Đại sứ quán Nga thiệt mạng vào tháng 9 năm ngoái. Nhóm này cũng tuyên bố gây ra vụ tấn công bằng súng vào một khách sạn ở Kabul khiến 5 công dân Trung Quốc bị thương vào tháng 12/2022. Ngoài ra, Taliban cũng cáo buộc IS đứng đằng sau các vụ tấn công liều chết vào tháng 9/2022 ở Kabul khiến 54 người thiệt mạng, trong đó có 51 phụ nữ và trẻ em gái.
Taliban rạn nứt Lực lượng Taliban vẫn luôn duy trì sự đoàn kết trong suốt cuộc nổi dậy kéo dài 20 năm, nhưng giờ đây, sự chia rẽ đang dần xuất hiện trên nhiều phương diện. "Sự sống còn của chúng ta phụ thuộc vào tình đoàn kết", thủ lĩnh tối cao của Taliban Mullah Haibatullah Akhundzada nói trong cuộc họp với hội đồng tôn giáo...