Mắc kẹt trong một đất nước dần bị quên lãng
Đối với hàng triệu người Afghanistan, 2 năm qua là trải nghiệm đầu tiên của họ về cuộc sống không có chiến tranh, mức độ tội phạm và tham nhũng quả thật giảm xuống bởi các hình phạt nghiêm khắc mà Taliban ban hành.
Tuy nhiên, mọi cam kết về những chính sách cởi mở với một nửa dân số – những người phụ nữ – đã bị gạt sang một bên.
Taliban thất hứa
Ngày 31/8/2021 ghi dấu khoảnh khắc binh sĩ Mỹ cuối cùng rời Afghanistan, kết thúc cuộc chiến dài nhất và tốn kém nhất lịch sử. Với Taliban, đó là ngày lễ ăn mừng chiến thắng trước siêu cường quân sự để trở lại nắm quyền lực ở Kabul. Với người Afghanistan, đó là khoảnh khắc khởi đầu của một cuộc khủng hoảng nhân đạo và kinh tế đẩy họ vào cảnh bần cùng chưa từng có. “Nếu chúng tôi ăn no bụng, chúng tôi sẽ không có đủ quần áo để mặc”, tài xế Ajmal ở Kabul nói với tờ The National dịp 2 năm từ ngày Taliban tuyên bố thành lập cái gọi là Tiểu vương quốc Hồi giáo ở Afghanistan. “Và nếu chúng tôi có quần áo mặc, dạ dày sẽ trống rỗng”.
Taliban chỉ cho phép nữ giới đi học tối đa đến lớp 6. Ảnh: The National.
Trước quan ngại về một chính quyền Taliban khắc nghiệt, lực lượng này hồi tháng 8/2021 trấn an người dân và cộng đồng quốc tế bằng nhiều lời hứa như cải thiện an ninh, đối xử cởi mở hơn với phụ nữ và tái khởi động nền kinh tế. Đối với hàng triệu người Afghanistan, 2 năm qua là trải nghiệm đầu tiên của họ về cuộc sống không có chiến tranh, mức độ tội phạm và tham nhũng quả thật giảm xuống bởi các hình phạt nghiêm khắc mà Taliban ban hành. Tuy nhiên, mọi cam kết về những chính sách cởi mở với một nửa dân số – những người phụ nữ – đã bị gạt sang một bên.
Sau vài tháng đóng cửa liên quan đến COVID-19, Bộ Giáo dục Afghanistan dưới thời Taliban đầu tháng 3/2022 thông báo các nữ sinh trung học (trên lớp 6) sẽ được phép trở lại trường và được giảng dạy bởi các nữ giáo viên. Ngay trước thời khắc tựu trường, Taliban đổi ý, không cho phép nữ sinh từ độ tuổi trung học trở lên tới lớp nữa. Tháng 12/2022, Taliban cấm phụ nữ học đại học. Số liệu của LHQ cho thấy, 80% nữ giới trong độ tuổi đi học không được tới trường.
Taliban cũng ngăn phụ nữ làm việc trong tất cả tổ chức phi chính phủ, làm việc cho LHQ và đóng cửa thẩm mĩ viện. Chính quyền này không cho phép nữ giới đi lại trong phạm vi hơn 72 km ra khỏi nhà, mà không có mahram, tức người giám hộ nam giới là chồng, cha hoặc con, đi cùng. Một sắc lệnh khác ép buộc nữ giới mặc niqab (trang phục che mặt, hở mắt) hoặc burqa (trang phục che kín toàn thân, phần mắt có lưới) khi ra đường. “Kể từ ngày Taliban đến, cuộc sống mất đi ý nghĩa”, Ogai Amail, một cư dân của Kabul, chia sẻ. “Chúng tôi đã bị cướp đi mọi thứ. Họ can thiệp, xâm nhập vào không gian cá nhân của chúng tôi”.
Tổ chức Lao động Quốc tế thống kê, tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động ở Afghanistan, vốn đã ở mức thấp so với các quốc gia khác, tiếp tục giảm 25% tính từ tháng 8/2021 đến tháng 3/2023. Một nền kinh tế không thể vận hành ổn định nếu không có sự tham gia của lực lượng lao động nữ. “Kể từ khi tiếp quản, họ đã ban hành 51 lệnh cấm ảnh hưởng đến phụ nữ”, bà Alema Alema, cựu Thứ trưởng Bộ Hòa bình trong chính quyền cũ của Afghanistan, nói với tờ DW.
Video đang HOT
Trước khi Taliban giành kiểm soát toàn Afghanistan, viện trợ quốc tế chiếm 40% GDP và 80% ngân sách nước này. Tuy nhiên, các khoản viện trợ từ phương Tây đã bị đình chỉ ngay sau khi Taliban nắm quyền. Taliban tìm cách giảm phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài thông qua tăng thuế, nhưng nguồn thu eo hẹp không đủ chi. Bên cạnh đó, tình trạng hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh kéo dài khiến mùa màng thất thu, kinh tế Afghanistan tuột dốc. Sản lượng kinh tế Afghanistan giảm 20,7%, trong khi GDP bình quân đầu người giảm 1/3 sau 2 năm.
Liên hợp quốc cảnh báo Afghanistan đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ khi ước tính 28,3 triệu người dân Afghanistan, chiếm gần 70% dân số, phải sống dựa vào viện trợ trong năm 2023, tăng từ mức 24,4 triệu người vào năm 2022. Trong số đó, hơn một triệu trẻ em dưới 5 tuổi tại quốc gia Nam Á trong tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng. “Đối với người Afghanistan, cuộc sống hàng ngày đã trở thành một địa ngục băng giá”, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres mô tả.
Có một số báo cáo gần đây lo ngại tình hình kinh tế suy giảm có thể khiến cam kết kiểm soát hoạt động trồng cây thuốc phiện mà Taliban đưa ra bị thách thức. Tháng 4/2022, Taliban ra lệnh cấm loại cây này, nhưng không đưa ra kế hoạch chi tiết. Một cuộc điều tra của BBC hồi tháng 6/2023 ghi nhận sự sụt giảm đáng kể trong canh tác cây thuốc phiện ở các tỉnh Helmand, Nangarhar và Kandahar. Trong đó, tại Helmand, diện tích trồng cây thuốc phiện giảm từ 129.000ha năm 2022 xuống còn 740ha vào tháng 4/2023, theo phân tích ảnh vệ tinh của Alcis. Tuy nhiên, ở những vùng xa xôi, hình ảnh vệ tinh cho thấy việc sản xuất vẫn diễn ra sôi động.
Hàng triệu người Afghanistan đối mặt tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo. Ảnh: Xinhua.
Bấp bênh không chỉ ở Afghanistan
Cuộc sống ngột ngạt dưới vòng kiềm tỏa của Taliban khiến nhiều người tìm cách rời bỏ đất nước với hi vọng có tương lai tốt hơn. Ở biên giới với Pakistan, hàng nghìn người Afghanistan xếp hàng dài mỗi ngày chờ đóng dấu lên hộ chiếu và bắt đầu hành trình đến “miền đất hứa”. Trong những ngày hè oi bức, họ chen nhau giữa hai hàng rào sắt, sốt ruột nhích từng bước chân chờ lượt xuất cảnh, có khi mất 3 giờ, có khi cả ngày chưa xong, theo CBSNews. Bên kia biên giới Pakistan, ông Yousafkhel Jabar Khan, 45 tuổi, người vừa hoàn thành thủ tục xuất cảnh, thở phào: “Tôi mừng quá vì cảm thấy như mình đã được bảo lãnh ra khỏi nhà tù”.
Tuy nhiên, niềm vui của ông Khan có thể không kéo dài. Số liệu của Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn cho thấy, hơn 1,6 triệu người rời Afghanistan kể từ năm 2021, nâng tổng số người Afghanistan từ bỏ quê nhà lên con số 8 triệu, tạo thành một trong những cộng đồng người tị nạn lớn nhất thế giới. Trong số họ, không phải ai cũng đến được nơi muốn đến. Hàng trăm ngàn người di cư rời đất nước trái phép bằng đường bộ bị mắc kẹt tại các trại tị nạn ở Iran và Pakistan với mức sống khó khăn. Nhiều người sau đó bị trục xuất trở lại đất nước.
Đối với những người đi được xa hơn, bao gồm nhóm được sơ tán trong chiến dịch thoái lui của Mỹ, khoảng 100.000 người được tái định cư ở Mỹ và Canada; 380.000 người khác ở châu Âu từ 2021, nhưng họ chưa được cấp quy chế pháp lý nào để trở thành công dân các quốc gia Tây phương và phải đương đầu một cuộc sống bấp bênh về vị thế pháp lý, theo AlJazeera.
Một vấn đề phát sinh khác với những người Afghanistan ở nước ngoài là tình trạng họ rất khó xử lý các vấn đề liên quan đến xác định danh tính do không được tiếp cận các dịch vụ lãnh sự thông thường, trong bối cảnh các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài hoặc đã dừng hoạt động, hoặc còn “phân vân” liệu họ đại diện cho Taliban hay đại diện cho chính quyền đã sụp đổ. Trước tháng 8/2021, chính quyền thân phương Tây của Afghanistan đã xác lập 60 phái bộ ngoại giao trên khắp thế giới. Sau 2 năm, Taliban chưa thể “thu phục” phần lớn các phái bộ ở nước ngoài, khiến mọi nỗ lực xây dựng quan hệ tích cực hơn với cộng đồng quốc tế kém hiệu quả.
Nguy cơ bị lãng quên
Với những người lựa chọn không rời đi như tài xế Ajmal ở Kabul, tình hình kinh tế khó khăn khiến họ chỉ biết trông chờ vào viện trợ. Năm ngoái, gia đình Ajmal đã nhận sự hỗ trợ quý giá của LHQ, nhưng năm nay, nguồn hỗ trợ đó đột nhiên biến mất và anh không được thông báo lý do. “Tôi không biết liệu văn phòng của LHQ đã bị chính quyền đóng cửa hay còn nguyên nhân nào khác. Gia đình tôi chẳng nhận được bất cứ sự trợ giúp nào vào lúc này”, tài xế Ajmal hoang mang.
Phát ngôn viên Philippe Kropf của chi nhánh Tổ chức lương thực thế giới (WFP) ở Kabul sau đó xác nhận, cơ quan trực thuộc LHQ này cố gắng cung cấp hỗ trợ cho một nửa dân số Afghanistan thời gian qua, nhưng họ đã phải giảm nửa khẩu phần ăn và loại 8 triệu người khỏi danh sách chương trình hỗ trợ lương thực. “Chúng tôi sắp hết tiền”, ông Kropf giải thích. Theo ông Kropf, WFP cần 111 triệu USD để chuẩn bị nguồn cung thực phẩm trước mùa Đông và một tỷ USD nữa để chi trả các hoạt động 6 tháng tiếp theo. Nếu không có kinh phí, WFP phải dừng hoạt động ở Afghanistan vào cuối tháng 10, một kịch bản khó hình dung.
Đầu tháng 8/2023, Tổ chức Cứu trợ Quốc tế (IRC) cũng cảnh báo các nỗ lực ứng phó nhân đạo mà họ chủ trì có thể bị đình chỉ vì thiếu kinh phí, đẩy “hàng triệu sinh mạng vào nguy hiểm”. “Việc cắt giảm tài trợ trong năm nay khiến các dịch vụ y tế cơ bản cũng như các đội y tế lưu động phải ngừng hoạt động. Hậu quả là hàng trăm nghìn người Afghanistan sẽ không được hỗ trợ về sức khỏe và dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ và trẻ em”, IRC lo ngại.
Hơn 2 năm qua, cộng đồng quốc tế coi quyền được giáo dục của phụ nữ là một điều kiện quan trọng trong các cuộc đàm phán về viện trợ với Taliban, điều mà lực lượng này lựa chọn không đáp ứng. Đã có những cuộc thảo luận quy mô quốc tế về việc làm thế nào để vừa duy trì áp lực với Taliban, vừa tìm cách giúp đỡ người Afghanistan đứng vững trên đôi chân của chính họ, nhưng chưa có lời giải.
Trong một thế giới ghi nhận ngày càng nhiều diễn biến không thuận về an ninh và kinh tế, buộc các cường quốc sắp xếp lại ưu tiên của họ, nguy cơ 40 triệu người dân Afghanistan bị lãng quên là có thật. Tờ The National bình luận, vào năm thứ 3 kỉ niệm ngày Taliban rút quân, rất có thể những vấn đề được nêu lên lúc này sẽ vẫn còn nguyên. Và sau thời gian, các vấn đề trở thành cố hữu, chúng trở nên nhàm chán. Liệu sẽ có một ngày Taliban quyết định “cởi trói” cho phụ nữ để tìm kiếm sự đồng hành của cộng đồng quốc tế, hay liệu phương Tây sẽ nhượng bộ. Nhiều người Afghanistan có thể không sống sót đến khi một trong hai bên đưa ra lựa chọn
Nhìn lại Afghanistan một năm sau khi Taliban cầm quyền
Ngày 15/8 đánh dấu tròn một năm lực lượng Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước Afghanistan.
Thành viên lực lượng Taliban ngồi trên xe quân sự di chuyển tại Kabul, Afghanistan ngày 14/11/2021. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, sau một năm Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan, đất nước này vẫn đang vật lộn với đói nghèo, hạn hán, nạn suy dinh dưỡng và mất dần hy vọng về vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Một số người đã nổ súng ăn mừng một năm cầm quyền của Taliban tại thủ đô Kabul. Tuy nhiên, gần như trên khắp thành phố 4,5 triệu dân là một không khí tĩnh lặng.
Trong thực tế, Afghanistan hiện giờ an toàn hơn so với thời kỳ nổ ra giao tranh giữa phong trào Hồi giáo Taliban và lực lượng nước ngoài do Mỹ dẫn đầu. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể bù đắp cho những thách thức mà Taliban phải đối mặt trong việc đưa Afghanistan tiến vào con đường tăng trưởng và ổn định kinh tế. Nền kinh tế Afghanistan phải chịu sức ép rất lớn, do quốc gia này đang bị các chính phủ nước ngoài cô lập và từ chối công nhận lực lượng cầm quyền.
Các khoản viện trợ phát triển mà đất nước từng phụ thuộc rất nhiều đã bị cắt giảm do cộng đồng quốc tế muốn gây sức ép lên Taliban về vấn đề tôn trọng quyền của người Afghanistan, đặc biệt là trẻ em gái và phụ nữ - những người đã bị hạn chế quyền tiếp cận việc làm và giáo dục.
Trước khi Taliban giành kiểm soát Afghanistan vào tháng 8/2021, viện trợ quốc tế chiếm 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Afghanistan và chiếm 80% ngân sách của nước này. Sau khi Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan, cộng đồng quốc tế đã "đóng băng" gần 9 tỷ USD tài sản của Afghanistan và nước này chỉ nhận được khoảng 1 tỷ USD tiền viện trợ để tránh nguy cơ sụp đổ nền kinh tế.
Taliban đang yêu cầu các nước trả lại 9 tỷ USD trên nhưng các cuộc đàm phán với Mỹ gặp phải nhiều trở ngại. Một trở ngại là Mỹ yêu cầu một thủ lĩnh Taliban đang trong danh sách trừng phạt phải từ bỏ chức vị.
Về phần mình, Taliban từ chối nhượng bộ trước những yêu cầu này, giải thích họ tôn trọng tất cả các quyền của người Afghanistan trong khuôn khổ luật Hồi giáo.
Cho đến khi có thay đổi lớn trong quan điểm của hai bên, người dân Afghanistan vẫn phải đối mặt với giá cả leo thang, tình trạng thất nghiệp gia tăng và nạn đói trở nên tồi tệ hơn khi mùa Đông bắt đầu.
Khoảng 25 triệu người Afghanistan đang sống trong cảnh nghèo đói, chiếm hơn một nửa dân số nước này. Liên hợp quốc ước tính quốc gia này có thể mất tới 900.000 việc làm trong năm nay khi nền kinh tế đình trệ.
Fatima, một người dân sống tại tỉnh Herat ở phía Tây đất nước, bày tỏ cô đã nhận thấy tình hình an ninh được cải thiện trong năm qua, nhưng thất vọng khi chứng kiến trường học dành cho nữ sinh đã đóng cửa và phụ nữ thiếu cơ hội việc làm.
Jawed, sinh sống tại tỉnh Helmand - nơi từng chứng kiến nhiều vụ giao tranh ác liệt trong quá khứ, cho biết tình hình an ninh đã được cải thiện đáng kể kể từ khi Taliban trở lại nắm quyền song cũng ghi nhận lạm phát tràn lan.
Vào cuối những năm 1990 - thời điểm cuối cùng Taliban cai trị Afghanistan, phụ nữ không được làm việc, trẻ em gái bị cấm đến trường và luật Hồi giáo nghiêm ngặt được thực thi một cách khắc nghiệt, trong đó có cả hành quyết nơi công cộng.
LHQ tuyên bố duy trì cứu trợ cho Afghanistan Liên hợp quốc (LHQ) ngày 29/12 tuyên bố sẽ không ngừng hỗ trợ cho Afghanistan cho dù chính quyền Taliban cấm phụ nữ làm việc trong lĩnh vực cứu trợ của quốc gia Tây Nam Á này. Phụ nữ và trẻ em di chuyển trên đường phố tại Kabul, Afghanistan, ngày 15/12/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Phát biểu với báo giới, điều phối...