Bí ẩn ngôi làng: Nơi đặt chân tới lần đầu sẽ không dám quay lại lần hai
Làng Phong Môn là một trong những địa điểm ma quái, bí ẩn nhất của Trung Quốc. Du khách tới đây đều không dám ghé thăm lần thứ hai.
Ngôi làng tử khí
Làng Phong Môn thuộc địa phận tỉnh Hồ Nam, ẩn mình trong rừng núi với cánh cổng luôn đóng kín. Không phải tình cờ ngẫu nhiên, làng Phong Môn trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Những du khách đến đây gặp vô số chuyện kỳ quái, ma quỷ, không thể giải thích được.
Một đoàn du khách từng cắm trại bên bờ sông Tiêu Diêu kể rằng, ban ngày cảnh sắc nơi này tuyệt đẹp. Nhưng đêm đến, khi lửa trại đã tắt, trời tối om không nhìn thấy gì và mọi người chui vào trong lều đi ngủ, bỗng có những tiếng niệm kinh “A Di Đà Phật” ở đâu vang lên khiến họ rợn người. Nhiều đoàn khác cũng xác nhận họ luôn nghe thấy những tiếng kêu la hay gọi nhau vào buổi tối trong làng.
Khuôn mặt trong ảnh
Đoàn du khách trên chụp rất nhiều ảnh kỷ niệm, không có chuyện gì bất thường xảy ra cho đến khi họ trở về nhà. Trong các bức ảnh bất ngờ xuất hiện một khuôn mặt người, nhưng rất mơ hồ. Trưởng nhóm đã hỏi một người từng đến làng Phong Môn. Người này cho biết anh cũng chụp ảnh trên chiếc ghế thái sư đó và trong một bức ảnh cũng xuất hiện khuôn mặt kỳ lạ.
Nhìn trong máy ảnh rõ ràng tám ảnh đó có hình như là khuôn mặt của một người phụ nữ nhưng khi chuyển vào máy tính thì tấm ảnh đó lại “biến” thành màu đen.
Những chiếc quan tài rỗng
Có chuyện kể một người vô tình đi qua làng Phong Môn thì thấy một chiếc quan tài trống rỗng, đặt trong nhà hoang. Ba tháng sau quay trở lại thì ko thấy chiếc quan tài đó đâu nữa.
Sự việc này đã có lời giải đáp khi người ta khám phá ra một tập tục mai táng người chết khá đặc biệt của những người làng Phong Môn này.
Tuy rằng mọi người trong làng đã chuyển đi từ lâu và hiện giờ không ai sống ở ngôi làng này nữa, những người già vẫn thường nhớ về chốn cũ, nên sau khi mất họ được con cháu đưa về ngôi làng này an táng.
Khi một người qua đời mà vợ hoặc chồng của người đó vẫn còn sống, thì xác của người đó sẽ được đặt trong quan tài ở làng. Khi nào bạn đời của họ chết, họ được chôn cùng nhau. Tục lệ này khá giống hủ tục kết hôn người chết, nhưng không đáng sợ bằng.
Chiếc ghế lấy mạng
Ở làng Phong Môn có một chiếc ghế thái sư từ thời nhà Thanh, tọa ngự trong đại viện lớn của làng. Người ta kể rằng bất kỳ ai ngồi lên chiếc ghế đó đều sẽ gặp phải điềm gở, tai họa, chết chóc. Để xác minh tin đồn, nhiều người đã thử qua và đều gặp phải kết cục đáng sợ.
Có 8 lần những chuyện kỳ lạ xảy ra tại Phong Môn từ năm 2002 – 2007 được ghi nhận. Mỗi đoàn khách tới đây đều không bao giờ dám quay lại lần thứ hai. Vào năm 2014, lấy bối cảnh rùng rợn từ những câu chuyện về ngôi làng ma này, bộ phim” Closed Doors Village”(Ngôi làng tử khí) của đạo diễn Hình Bác đã ra mắt khán giả.
Theo Helino
Ngỡ ngàng với lý do phụ nữ thời xưa thích làm nghề vú em
Nếu như có thể nuôi nấng đứa trẻ khỏe mạnh, lanh lợi, dạy dỗ chỉ bảo chúng thông minh, hiểu phép tắc, những vú em này sẽ rất được trọng dụng, trở thành người thân tín của chủ nhân.
Thời cổ đại, nam tôn nữ ti, những người phụ nữ có địa vị rất thấp, có thể ra ngoài làm việc cũng không nhiều. Trong số những nghề nghiệp mà họ có thể công khai làm mà không gặp dị nghị, dèm pha, nghề vú em hay vú nuôi là một trong những nghề đứng đầu. Thu nhập không chỉ cao, trở thành vú em, những người phụ nữ còn có cơ hội đổi đời, trở thành quyền quý.
Trong lịch sử, mọi người thường thấy những người phụ nữ làm nghề vú em, xuất hiện ở những gia đình huân quý, giàu có. Nhiều người thắc mắc, tại sao người có tiền thời xưa không để mẹ đứa bé tự mình nuôi nấng con của mình, lại phải nhờ đến vú em?
Ảnh minh họa.
Kỳ thực nguyên nhân rất đơn giản. Thời cổ đại chất lượng cuộc sống tương đối thấp, tuy rằng trong những gia đình quyền quý, giàu sang, cuộc sống sẽ sung sướng hơn, thế nhưng cũng không có bất cứ cơ sở khoa học nào trong các vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng.
Nhiều người phụ nữ sinh xong do cơ địa yếu ớt, không thể đảm đương nổi thiên chức của mình, thậm chí không đủ sữa cho con bú. Thuê vú em, áp lực của những người phụ nữ sẽ giảm đi rất nhiều. Ngoại trừ việc giúp chăm sóc trẻ sơ sinh, các vú em còn thuận tiện giúp sản phụ bồi bổ lại cơ thể suy nhược, có thể nói là một công đôi việc.
Hơn nữa, người xưa cho rằng trẻ sơ sinh cần uống nhiều sữa mới có thể khỏe mạnh, vì vậy thuê thêm một vú em, sẽ có thêm một người nuôi nấng đứa trẻ, đảm bảo đứa trẻ luôn có sữa bú.
Không chỉ thế, vú em còn giúp nữ chủ nhân có thể giữ thể diện. Ví dụ như khi tham gia yến hội mà muốn đưa con theo, khi đứa bé khóc đòi bú, nữ chủ nhân có thể đưa cho vú em chăm sóc, tránh khỏi tình huống khó xử, xấu hổ trước mặt mọi người.
Đồng thời, thông qua việc nuôi vú em, nữ chủ nhân cũng tiện thể khoe khoang được tài lực trong gia đình. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến những gia đình quyền quý thời xưa thích nuôi vú em.
Thứ nữa, phụ nữ thời cổ đại sinh con xong cần nhiều thời gian chăm sóc chồng, vun đắp tình cảm. Sinh con xong, con còn nhỏ họ đã đưa cho vú em chăm sóc, đồng thời dạy dỗ. Những vú em bên cạnh việc chăm sóc, nuôi nấng đứa trẻ, còn đảm nhận trách nhiệm dạy dỗ những điều cơ bản trong cuộc sống hàng ngày.
Chính vì vậy, không phải ai muốn làm vú em cũng được. Để được làm vú em, những người phụ nữ không chỉ cần ngoại hình thanh tú, sạch sẽ, còn cần có đầu óc, tri thức, hiểu chuyện.
Yêu cầu về vú em cũng tương đối khắt khe, thế nhưng tiền công rất xứng đáng. Nếu như có thể nuôi nấng đứa trẻ khỏe mạnh, lanh lợi, dạy dỗ chỉ bảo chúng thông minh, hiểu phép tắc, những vú em này sẽ rất được trọng dụng, trở thành người thân tín của chủ nhân, cuộc sống trôi qua dễ dàng hơn rất nhiều.
Thế cho nên, nhiều phụ nữ rất thích được làm vú em. Làm vú em, họ có thể không phải chịu khổ, được ăn no mặc ấm, còn dư dả, phú quý hơn người, giúp được người thân trong gia đình.
Theo tìm hiểu, tại thời nhà Thanh, nguyên nhân sử dụng vú em có chút khác biệt. Do hoàng thất lo sợ các vị phi tử lợi dụng con cái, nhiễu loạn triều chính, ngay sau khi các hoàng tử được sinh ra, hoàng đế cùng hoàng hậu sẽ đích thân chọn vú em cho các hoàng tử. Những vú em này chịu trách nhiệm giáo dưỡng hoàng tử từ khi lọt lòng.
Thế nhưng cũng bởi vậy, từ nhỏ, các hoàng tử đã thiếu thốn tình yêu thương của mẹ ruột, tính cách thường phát sinh vấn đề. Hiện tại, đứng ở quan điểm đương thời nhìn nhận, việc tách con ra khỏi mẹ, giao cho các vú em nuôi nấng rất tàn nhẫn.
Tùy Ý
Theo doanhnghiepvn.vn
Nhặt được "khối bầy nhầy" bẩn thỉu, người đàn ông không ngờ có người trả... 35 tỷ Những "kho báu" có giá hàng triệu cho tới cả trăm triệu USD dưới đây được phát hiện một cách tình cờ ở những nơi không ai ngờ tới. Vớ được "khối bầy nhầy" bẩn thỉu, không ngờ vật quý hơn 35 tỷ Hôm 16/3 vừa qua, một người đàn ông ở Sơn Đông, Trung Quốc, tình cờ tìm thấy vật thể lạ...