Bí ẩn hài cốt mỹ nhân trong mộ Tào Tháo, chuyên gia tranh cãi
Cho tới ngàу naу, danh tính ᴄhủ nhân ᴄủa bộ hài ᴄốt mỹ nhân trẻ tuổi đượᴄ tìm thấу trong lăng mộ Tào Tháo ᴠẫn là bí ẩn ᴄòn gâу nhiều tranh ᴄãi
Vài năm trở về trước, một ngôi mộ được tin là nơi an nghỉ của Tào Tháo đã được phát hiện tại huyện An Dương thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc tìm thấy mộ của Ngụy Vũ Vương Tào Tháo cũng là khởi nguồn mở ra không ít những điều bí ẩn chưa có lời giải đáp. Việc phát hiện bộ hài cốt mỹ nhân chưa rõ danh tính trong nơi chôn cất của vị quân chủ này cũng là một trong số đó.
Điều đáng nói nằm ở chỗ, di cốt được phát hiện với nhiều đốm màu trên xương. Đây là minh chứng cho thấy vị “giai nhân” bí ẩn này phải trải qua một cái chết không bình thường, thậm chí có khả năng vì uống phải độc dược mà qua đời.
Thậm chí, có người còn suy đoán danh tính của chủ nhân bộ hài cốt nữ kia có thể là Điêu Thuyền hoặc Tiểu Kiều.
Video đang HOT
Tuy nhiên những suy đoán này đều bị cho là không có cơ sở. Bởi Điêu Thuyền chỉ là một nhân vật hư cấu, còn mộ của Tiểu Kiều vốn ở Lư Giang, cách không xa so với mộ của phu quân là Chu Du.
Theo quan điểm của Qulishi (Trung Quốc), bộ xương nữ bí ẩn ấy rất có thể là của con dâu Tào Tháo, tức vợ của Tào Phi – Chân Lạc (một số tài liệu còn gọi là Chân Mật, Chân Cơ).
Tuy nhiên nếu giả thiết ấy là sự thật thì đây sẽ được xem là một trong những bê bối thuộc vào hàng lớn nhất nhì Tam Quốc.
Năm xưa, Chân Lạc vốn xuất thân là vợ của Viên Hi, con trai thứ của Viên Thuật. Sau khi thế lực nhà họ Viên bị Tào Tháo đánh bại, mỹ nhân này đã về tay Tào Phi. Tuy nhiên, sắc đẹp tuyệt trần của nàng đã từng khiến ba cha con Tào Tháo, Tào Phi và Tào Thực thậm chí suýt chút nữa trở mặt thành thù.
Về cuộc đời của nàng Chân Lạc, sử cũ ghi rằng năm thứ hai sau khi Tào Tháo qua đời, mỹ nhân ấy đã thất sủng và bị Tào Phi ban chết, cuối cùng được an táng tại Nghiệp Thành.
Điểm trùng hợp nằm ở chỗ, Nghiệp Thành vào thời Tam Quốc chính là khu vực huyện An Dương và huyện Lâm Chương ở đất Hà Nam ngày nay, cách nơi phát hiện mộ Tào Tháo không quá 10 cây số.
Tất nhiên, đây cũng chỉ là một giả thuyết có phần hợp lý về danh tính của bộ xương nữ nằm trong mộ Tào Tháo mà thôi.
Vì vậy, việc bộ hài cốt trong mộ kia có thực là của mỹ nhân họ Chân đã từng làm ba cha con Tào Tháo khuynh đảo một thời hay không cho tới ngày nay vẫn còn là bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Vết máu bí ẩn dính trên mặt nạ vàng 1.000 năm tuổi
Chiếc mặt nạ vàng tìm thấy ở Peru khiến các chuyên gia đau đầu tìm lời giải về vết máu trong lớp sơn đỏ.
Vết máu bí ẩn dính trên mặt nạ vàng 1.000 năm tuổi
Lần đầu tiên người ta tìm thấy chiếc mặt nạ vàng vào những năm 1990 nhưng từ đó đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được chất kết dính hữu cơ trong lớp sơn đỏ cho đến gần đây.
Mặt nạ nằm trên hộp sọ của một người đàn ông ưu tú đã chết cách đây 1.000 năm ở Peru.
Mặt nạ bằng vàng có lớp sơn đỏ có vết máu người. Người đàn ông, khoảng 40 đến 50 tuổi vào thời điểm qua đời, sống trong thời Sicán kéo dài từ năm 750 sau Công nguyên đến năm 1375. Đây là thời đại nổi tiếng với hàng loạt đồ vật bằng vàng chói lọi.
Bên cạnh người đàn ông là bộ xương của hai phụ nữ trẻ và hai bộ xương của trẻ em đang cúi mình đặt ở một tầng cao hơn.
Các nhà khảo cổ phát hiện trong nhiều ngôi mộ của tầng lớp ưu tú thời đó chứa nhiều đồ vật bằng vàng. Nhiều khả năng đồ dùng của người quá cố sẽ được chôn cất cùng.
Phân tích mới của các nhà nghiên cứu cho thấy phần sơn đỏ bên ngoài mặt nạ vàng là một dạng thủy ngân màu đỏ gạch, có chất kết dính hữu cơ chứa máu người và protein trứng chim.
Izumi Shimada, nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu, Dự án Khảo cổ học Sicán cho biết chiếc mặt nạ cổ đại có chứa máu người. Bằng cách sử dụng phương pháp quang phổ, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy sáu protein từ máu người trong lớp sơn đỏ, bao gồm albumin huyết thanh và immunoglobulin G, một loại kháng thể huyết thanh người.
Ngoài ra còn có protein khác bao gồm ovalbumin, từ lòng trắng trứng. Vì các protein bị phân hủy rất mạnh nên các nhà nghiên cứu không thể xác định chính xác loài trứng chim được sử dụng để làm sơn.
Ông nói: "Sự hiện diện của máu người trên chiếc mặt nạ vàng bổ trợ cho lý thuyết trước đây về sơn chu sa đỏ, đại diện cho sức mạnh dồi dào hỗ trợ tái sinh".
Nền văn hóa Sican sinh sống ở bờ biển phía bắc của Peru ngày nay và những người thuộc tộc Inca, nhưng họ phát triển như thế nào thì không có nhiều tài liệu rõ ràng.
Một số người cho rằng người Sicáns là hậu duệ của nền văn hóa Moche phát triển mạnh mẽ ở Peru từ năm 100 đến năm 700 sau Công nguyên.
Văn hóa Sicán chú trọng nhiều vào các tập tục an táng của giới tinh hoa, những người này sau khi qua đời được chôn cất với nhiều vật phẩm trang trọng. Hơn nữa, tục lệ Sicán có hiến tế con người và chủ yếu là phụ nữ được hiến tế và đặt trong lăng mộ của đàn ông.
Bí ẩn lăng mộ hình lỗ khóa thiêng nhất Nhật Bản: Đố ai mạo phạm! Lăng mộ hình lỗ khóa có tên Daisenryo Kofun là lăng mộ lớn nhất Nhật Bản. Công trình này được xây vào khoảng thế kỷ 4 - 5 gắn liền với nhiều điều gây tò mò, bao gồm danh tính chủ nhân lăng mộ. Daisenryo Kofun là lăng mộ hình lỗ khóa nổi tiếng Nhật Bản cũng như thế giới. Mộ cổ "khủng"...