Bí ẩn đồi Silbury ngang ngửa kim tự tháp
Gần Stonehenge và Avebury ở Wiltshire (Anh), tọa lạc ngọn đồi nhân tạo khổng lồ từ thời tiền sử là Silbury.
Phân tích mẫu đất bên trong chỉ ra chứa đầy phân giun. Nhiều khả năng, đây chính là nơi xử lý thi thể bằng cách chặt vụn, xếp trên lớp cỏ và đậy lại bằng đá phấn, chờ giun phân hủy hết lớp này đến lớp khác.
Đồi Silbury – kim tự tháp bằng đất từ thời đồ đá mới ở Anh. Ảnh: Ancient-origins.net
Nhiều giả thuyết
Theo kết quả đo đạc và phân tích phóng xạ carbon, Silbury cao gần 40m, đường kính chân 167m, đỉnh phẳng, đường kính 30m, được đắp trong khoảng thiên niên kỷ III TCN, qua nhiều giai đoạn thuộc khoảng năm 2400 – 2300 TCN.
Với chiều kích lên đến 248 nghìn m3 của nó, các nhà khảo cổ ước tính, người Anh tiền sử phải mất đến 18 triệu giờ lao động, tương đương với khoảng 500 người làm việc liên tục trong suốt 15 năm.
Bằng chứng xác tín đầu tiên về việc đồi Silbury là gò đất nhân tạo nằm ở lớp đáy trong cùng được rải sỏi, xung quanh chất đá tảng, niên đại khoảng năm 2400 TCN.
Có vẻ như, đồi Silbury ban đầu chỉ là gò đất nhỏ, cao chưa đến 1m. Người tiền sử đã đắp nó bằng cách làm sạch mặt đất, nhặt sỏi ở sông Kennet gần đó mang đến rải kín rồi đóng cọc, xếp đá tảng làm đường bao. Bên trên lớp sỏi, họ đắp xen kẽ lớp đất với lớp đá phấn.
Dần dà, gò đất Silbury được mở rộng thành đồi. Dựa trên phân tích phóng xạ carbon, đồi Silbury được đắp qua 4 giai đoạn và cứ sau mỗi giai đoạn, nó lại được mở rộng ra, nâng cao thêm.
Video đang HOT
Ngoài đất và đá phấn, vật liệu cấu thành ngọn đồi này còn một số loại đá lạ, hiếm hoặc không có trong khu vực. Xét khối lượng đất đá tạo thành, Silbury là gò đất nhân tạo có từ thời tiền sử lớn nhất ở châu Âu, to lớn ngang ngửa kim tự tháp Ai Cập cùng thời.
Có khá nhiều truyền thuyết về đồi Silbury, nổi bật nhất là “nơi an nghỉ của vị vua chiến binh thần thoại – Quốc vương Sil”. Dân gian Anh kể rằng, Quốc vương Sil và chiến mã của ông khi băng hà đã biến thành vàng và được chôn cất dưới ngọn đồi Silbury. Ngoài ra, còn có câu chuyện truyền miệng khác kể rằng, Ác quỷ, không rõ vì lý do gì, quyết định giấu một bức tượng vàng trong đồi Silbury.
Từ thế kỷ XVII, đồi Silbury đã thu hút sự quan tâm của các nhà khảo cổ. Thế kỷ XVIII, Silbury trải qua đợt khai quật đầu tiên. Một đội thợ mỏ người Cornish do Công tước Northumberland và Đại tá Edward Drax chỉ đạo đã đào miệng giếng lớn từ đỉnh đồi xuống, nhưng không phát hiện ra vàng hay bất cứ hài cốt nào.
Sau lần khai quật đầu tiên, Silbury liên tiếp bị đào ngang, dọc nhiều lần trong các thế kỷ tiếp theo. Tất cả những gì được tìm thấy chỉ là các lớp đất, đá. Đồ tạo tác bên trong đồi Silbury rất ít, tận lớp lõi mới có chút xương bò, sừng hươu…
Các nhà nghiên cứu bắt đầu dời hướng lập luận, chuyển sang suy đoán đồi Silbury là bục đứng, được đắp nhằm phục vụ các cá nhân quyền lực. Nhờ chiều cao của nó, những cá nhân này vừa thể hiện được uy quyền tuyệt đỉnh, vừa quan sát được xa rộng.
Một số nhà nghiên cứu khác thì cho rằng, đồi Silbury là địa điểm nghi lễ. Tại đây, vào các ngày lễ được chỉ định, người Anh tiền sử tổ chức nghi thức tạ mùa màng, thần linh… trên đỉnh đồi.
Đồi Silbury có khả năng là nơi xử lý thi thể bằng… giun của người Anh thời tiền sử. Ảnh: English-heritage.org.uk
An táng sinh thái?
Sơ đồ cắt ngang của Silbury cho thấy có 3 lớp chính. Lớp trong cùng – Silbury 1 có mặt đáy là sỏi, bên trên là các lớp đất, đá phấn xen kẽ nhau. Silbury 2 cũng bao gồm đất, đá phấn và lớp ngoài cùng – Silbury 3 có nhiều rãnh. Phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng, đất đắp đồi Silbury là đất phù sa hoặc bùn được xúc từ lòng sông gần đó.
Tuy nhiên, số ít nhà nghiên cứu còn lại thì tin, đó là mùn đen từ quá trình phân hủy tự nhiên, cái được bắt đầu bởi vi khuẩn, nấm và kết thúc bởi giun đất hay nói cách khác là phân giun.
Với số ít các nhà nghiên cứu này, Silbury không phải bục đứng hay nơi tổ chức nghi lễ, mà là chốn chôn cất của người tiền sử. Silbury với đáy bằng sỏi, tường bằng cọc gỗ và đá tảng đóng vai trò như nhà giam giun.
Bên trên lớp sỏi, người ta xếp cỏ làm thức ăn nuôi giun. Mặc dù giun không thích cỏ, nhưng chúng ăn được cỏ mục và, trong bối cảnh không thể thoát ra ngoài, chúng không còn cách nào khác là phải ăn cỏ.
Tại sao người Anh tiền sử nuôi nhốt giun, câu trả lời có khả năng là để hủy thi. Thời kỳ đồ đá mới ở châu Âu, phương pháp mai táng thường thấy là chặt vụn thi thể. Rất có khả năng,
Silbury được đắp và nuôi giun với mục đích đẩy nhanh tốc độ phân hủy xác người chết. Đám giun ăn cả cỏ lẫn thi thể, thải ra mùn đen, thứ tương tự như đất phù sa.
Lớp đá phấn xen kẽ giữa các lớp đất có khả năng là vật liệu được xếp lên trên lớp vụn thi thể, đóng vai trò tạm giữ lũ giun ở bên dưới, ép chúng phải phân hủy các mảnh xác. Vì đá phấn thuộc dạng mềm, tơi xốp nên, khi bị lớp cỏ và vụn thi thể tiếp theo đè lên, chúng vỡ vụn ra, cho phép đám giun đào lên trên, tiếp tục phân hủy lớp thi thể tiếp theo.
Trải qua cả thế kỷ, mộ chung Silbury cao dần lên và mở rộng ra, cuối cùng trở thành đồi như bây giờ. Năm 2013, phân tích các mẫu đất từ đồi Silbury chỉ ra chứa đầy phân giun.
Giả thuyết “nơi an táng… sinh thái từ thời tiền sử” trở nên đáng tin cậy hơn nhưng, nó vẫn không hoàn toàn thuyết phục vì không có bất cứ mảnh xương người nào được tìm thấy trong đồi Silbury.
Cho đến nay, thế giới vẫn chưa thể xác minh, người Anh thời đồ đá mới đắp đồi Silbury để làm gì.
Phát hiện hóa thạch loài thằn lằn bay mới có tuổi đời khoảng 100 triệu năm
Với sải cánh dài khoảng 4,6m, Haliskia peterseni có thể là loài săn mồi đáng sợ vào khoảng 100 triệu năm trước, thời điểm phần lớn khu vực Trung Tây bang Queensland chìm dưới nước biển.
Các nhà khoa học phát hiện hóa thạch của một loài bò sát bay khổng lồ trong thời kỳ khủng long. (Nguồn: discoverwildlife)
Một nghiên cứu gần đây do các nhà khoa học tại Đại học Curtin (Australia) dẫn đầu đã xác định được những mẫu xương hóa thạch có tuổi đời khoảng 100 triệu năm từng được khai quật ở Australia thuộc về một loài thằn lằn bay mới, một loài bò sát bay khổng lồ trong thời kỳ khủng long.
Năm 2021, ông Kevin Petersen, phụ trách bảo tàng hóa thạch biển Kronosaurus Korner (Queensland), đã khai quật được các mẫu vật hóa thạch của một loài khủng long bay cổ đại ở phía Tây bang Queensland.
Dựa trên hình dạng hộp sọ, sự sắp xếp của những chiếc răng và hình dạng của xương vai, nhóm nghiên cứu do Nghiên cứu sinh Tiến sỹ Adele Pentland dẫn đầu tại Trường Khoa học Trái Đất và Hành tinh (Đại học Curtin) đã xác định mẫu vật được tìm thấy thuộc về loài Haliskia peterseni, một loài và chi mới thuộc nhóm Anhanguera - nhóm thằn lằn bay từng tồn tại khắp nơi trên Trái Đất, bao gồm những nơi ngày nay là Brazil, Anh, Maroc, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Mỹ.
Bà Pentland mô tả: "Với sải cánh dài khoảng 4,6m, Haliskia peterseni có thể là loài săn mồi đáng sợ vào khoảng 100 triệu năm trước, thời điểm phần lớn khu vực Trung Tây bang Queensland chìm dưới nước biển và được bao phủ bởi một vùng biển nội địa rộng lớn có vị trí tương đương với biển phía Nam của bang Victoria ngày nay."
Theo bà Pentland, các mẫu vật do ông Kevin Petersen khai quật đã cung cấp phần còn lại hoàn chỉnh nhất của một trong những loài thuộc nhóm Anhanguera và đây cũng là mẫu vật hoàn chỉnh nhất trong số bất kỳ loài thằn lằn bay nào từng được phát hiện ở Australia.
Bà cho biết mẫu vật bao gồm toàn bộ hàm dưới, chóp hàm trên, 43 chiếc răng, đốt sống, xương sườn, xương từ cả hai cánh và một phần của chân.
Ngoài ra, còn có xương họng rất mỏng và mảnh, cho thấy chiếc lưỡi "cơ bắp" của loài thằn lằn bay này giúp ích rất nhiều trong quá trình chúng ăn cá và động vật thân mềm.
Ông Petersen bày tỏ vui mừng khi phát hiện của mình đã giúp xác định được một loài mới, qua đó bổ sung kiến thức cho những nghiên cứu về các loài thời tiền sử. Ông cho rằng phát hiện mới nhất này là một bước tiến tiếp theo về khoa học, giáo dục và du lịch trong khu vực.
Nghiên cứu có tiêu đề "Haliskia peterseni, một loài thằn lằn thuộc nhóm Anhanguera mới từ cuối kỷ Phấn Trắng sớm ở Australia" được công bố trên tạp chí Scientific Reports/Springer Nature gần đây./.
Các nhà khảo cổ sử dụng tia vũ trụ để soi sáng chân tướng khu định cư bí mật 7.000 năm tuổi Ngôi làng thời tiền sử Dispilio ở Bắc Hy Lạp từng gây đau đầu các nhà nghiên cứu về việc điều tra nguồn gốc xuất hiện. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bern đã thành công trong việc xác định niên đại của một khu định cư nông nghiệp thời tiền sử ở miền bắc Hy Lạp trong khoảng thời gian từ...