Bí ẩn đằng sau thành phố ma quỷ nổi tiếng Trung Quốc
Thành phố ma Fengdu ở Trung Quốc gần 2.000 năm tuổi là nơi lý tưởng cho những du khách muốn tìm hiểu văn hóa ma quỷ thời xưa.
Thành phố ma Fengdu nằm ở hạ lưu thành phố Trùng Khánh và trên bờ phía Bắc của sông Dương Tử. Nơi đây hấp dẫn khách du lịch muốn tìm hiểu văn hóa ma quỷ, thế giới bên kia hay “cuộc sống chốn địa ngục” trong quan niệm của người Trung Quốc.
Thành phố ma này được biết đến từ triều đại nhà Đường (năm 618-907). Theo các tài liệu lịch sử, hai vị quan chức của triều đình là Yin Changsheng và Wang Fangping đã kết hôn với nhau và quyết định tới núi Minh để ngộ đạo.
Tên của ông Yin và bà Wan khi kết hợp lại với nhau thành từ “Yinwang” tạo thành từ có nghĩa là “Diêm vương”. Họ được cho là những người bất tử. Sau đó, người ta cho xây dựng ngôi đền trên núi Minh để miêu tả cuộc sống trong địa ngục và văn hóa ma quỷ trong tâm thức con người.
Khi đó, ngôi đền này trang trí những hình ảnh địa ngục như hình ảnh ma quỷ, các công cụ tra tấn của ma quỷ. Qua đó, chúng phản ánh niềm tin rằng, những người làm việc tốt khi còn sống sẽ được đối xử tốt sau khi chết. Ngược lại, kẻ xấu sẽ bị đày xuống địa ngục và chịu nhiều hình phạt, đòn tra tấn cực kỳ tàn khốc của ma quỷ.
Theo quan niệm của người Trung Quốc, người quá cố sẽ phải trải qua 3 thử thách lớn trước khi sang thế giới bên kia. Ba thử thách đó là: cầu Vô Tác, Quỷ hành hình và điện Vũ Đế.
Những thử thách đó đều được miêu tả bằng các bức tượng vô cùng sống động nhưng cũng không kém phần rùng rợn.
Đây là những bức tượng ma quỷ mô tả cuộc sống của những người không sống theo chuẩn mực sau khi chết sẽ bị trừng phạt khủng khiếp.
Hai bức tượng đen và trắng tượng trưng cho sứ giả linh hồn thiện và ác.
Tất cả những bức tượng ma quỷ ở thành phố Fengdu đều toát lên vẻ dữ tợn, đằng đằng sát khí.
Một cảnh tượng người chết bị ma quỷ trừng phạt, tra tấn khi sang thế giới bên kia.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Bí quyết tạo nên vũ khí khủng khiếp trong mộ vua Tần
Các nhà khoa học mới tìm ra phương thức tạo nên thứ vũ khí hủy diệt khủng khiếp của đội quân đất nung bên trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng.
Trước đó, các nhà khoa học phát hiện 8.000 chiến binh đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều được trang bị vũ khí chết chóc với mũi tên có thể xuyên thủng áo giáp, giết chết kẻ thù chỉ với 1 lần bắn.
Theo một số tài liệu lịch sử, ngay sau khi Hoàng đế Tần Thủy Hoàng lên ngôi năm 246 trước công nguyên, ông đã bắt đầu cho người xây dựng lăng mộ của mình ở gần Tây An, Trung Quốc. Vào những năm 1970, lần đầu tiên các nhà khoa học, chuyên gia khai quật lăng mộ của vị hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc đã phát hiện hàng ngàn pho tượng làm bằng đất sét nhìn sống động như thật.
Ảnh minh họa.
Những pho tượng đó là các nghệ nhân, người chơi nhạc, quan chức, ngựa và cả binh lính. Xiuzhen Janice Li - nhà khảo cổ thuộc trường đại học University College London (Anh) cho biết khoảng 700.000 công nhân, chủ yếu là những tội nhân hay mắc nợ làm việc suốt ngày đêm để xây dựng lăng mộ cho Tần Thủy Hoàng.
Khi xây dựng lăng mộ, Tần Thủy Hoàng chú trọng đến một mục tiêu quan trọng đó là bảo đảm sức mạnh quân sự cũng như những nguồn lực khác sẽ phục vụ mình khi ông sang thế giới bên kia. 8.000 chiến binh đất nung sống động dường như được tạo ra từ nguyên mẫu người thật. Những chiến binh này mặc áo giáp và mang theo kiếm, nỏ...
Do những chiếc nỏ được làm bằng gỗ và tre bị mục nát từ lâu nên không dễ để xác định chính xác những vũ khí cổ xưa đó được làm như thế nào. Tuy nhiên, gần đây, các chuyên gia đã tìm được một số bằng chứng về cách chế tạo những mũi tên, cung, nỏ.
Nhà khảo cổ Li và các đồng nghiệp đã kiểm những mũi tên bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Kết quả cho thấy, những vũ khí đó chưa bao giờ được sử dụng trong những trận chiến thực sự. Chúng được tạo ra để đặt trong các ngôi mộ.
Nhóm nghiên cứu của ông Li cũng đã phân tích những hiện vật được phát hiện trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng cũng như sự thay đổi kích thước và hình dạng của vũ khí. Từng chi tiết của vũ khí khá thống nhất, vừa khít với nhau, được làm trong khuôn đúc giống nhau, được sản xuất theo những lô nhỏ.
Mỗi chi tiết nhỏ của vũ khí cổ xưa đó được lắp ráp lại với nhau trong những phòng nhỏ hoặc phân xưởng. Quy trình đó có thể được một người giám sát. Do đó, một số nhà khảo cổ đưa ra giả thuyết rằng, những vũ khí chết chóc được tìm thấy trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng có thể được sản xuất theo "dây chuyền lắp ráp".
Nhà khảo cổ học Marcos Martinon-Torres cho hay quy trình sản xuất vũ khí này khá giống cách mà Tần Thủy Hoàng cai trị đất nước. Vị hoàng đế này bãi bỏ các đặc quyền được thừa hưởng theo dòng máu. Theo đó, dân số được chia thành những nhóm nhỏ và chịu trách nhiệm chung về việc tuân thủ pháp luật. Nếu như người nào trong nhóm đó vi phạm pháp luật thì cả nhóm sẽ phải chịu tội trừ khi cả nhóm khai ra kẻ phạm tội và trừng phạt kẻ ấy.
Thêm vào đó, ông Torres suy đoán rằng, những kỹ thuật sử dụng trong sản xuất vũ khí hủy diệt cho đội quân đất nung có thể đã được những người sản xuất vũ khí cho quân đội của Tần Thủy Hoàng từng áp dụng.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Ảnh độc về cá voi và cá heo hoang dã Nhiếp ảnh gia Christopher Swann đã dành 25 năm để ghi lại những hình ảnh về cá voi hoang dã và cá heo hoang dã vô cùng ấn tượng. (Nguồn Bored Panda) Trong suốt 25 năm, nhiếp ảnh gia Christopher Swann đã đi khắp nơi, chụp lại những hình ảnh tuyệt đẹp về cá voi hoang dã, cá heo hoang dã đầy ấn...