Bí ẩn cổ mộ 2.000 năm bên đường, có đôi “bò thần” trấn giữ
Ngôi mộ đặc biệt đường tìm thấy bên đường cao tốc ở Thổ Nhĩ Kỳ, thuộc quần thể cổ mộ bí ẩn gọi là Turuş Rock ở thành phố cổ Tharsa.
Theo Ancient Origins, quần thể cổ mộ Turuş Rock được xây dựng rất công phu bằng cách chạm khắc vào nền đá, tạo nên một không gian ngầm bên dưới.
Để bước vào các hầm mộ này, người ta phải xuống từ 10-13 bậc thang.
Cửa của cổ mộ đã bị đất đá thu hẹp lại, bên trên là hai chiếc đầu bò đực đã bị hư hại sau 2.000 năm – Ảnh: IHA
Các ngôi mộ này được xây dựng trong thời kỳ người La Mã chiếm giữ khu vực và vùng đất khá vắng vẻ cạnh đường cao tốc Adıyaman-Şanlıurfa là một phần của đô thành Tharsa một thời hưng thịnh.
Ngôi mộ mới nhất được khai quật gây chú ý vì có hai đầu bò tót “trấn giữa” ngay cửa mộ, đập vào mắt những người muốn xâm phạm hầm mộ.
Video đang HOT
Quá trình khai quật hầm mộ đặc biệt – Ảnh: IHA
Các nhà khảo cổ tin rằng những chiếc đầu bò được đưa vào mộ để giúp chủ nhân của ngôi mộ xua đuổi tà ma.
Trong văn hóa La Mã, con bò đực là biểu tượng của thần Jupiter, đại diện cho quyền lực, sức mạnh và sự khó đoán.
Ngoài ra, đầu bò cũng là biểu tượng của thành đô Athen, được mô tả trên nhiều đồng tiền cổ. Trong văn hóa La Mã, đôi khi con bò cũng tượng trưng cho sức mạnh, khả năng sinh sản, gắn liền với thần Mars, là vị thần chiến tranh và bảo vệ nông nghiệp.
Cổ mộ đặc biệt này bao gồm một phòng chính và ba vòm, giữa những đầu bò ở cửa mộ có những chi tiết trang trí dạng vòng hoa và hoa hồng.
Các phát hiện liên quan đến phong tục tang lễ của người La Mã được giới khảo cổ đặc biệt quan tâm, bởi thể hiện những nét đặc trưng rất riêng và cung cấp nhiều chi tiết về đời sống văn hóa thời kỳ đó.
Người La Mã có tục lệ tang lễ khá đa dạng ở nhiều khu vực, phát triển theo thời gian, tiếp thu các phong tục từ các nền văn hóa khác khi Đế chế La Mã này một mở rộng.
Ban đầu, hỏa táng phổ biến ở người La Mã. Phong tục chôn cất chỉ phổ biến từ thế kỷ thứ II sau Công nguyên, là sự tiếp thu văn hóa ngoại lai. Vì vậy, các cổ mộ ở Tharsa là một trong các quần thể mộ chôn cất lâu đời nhất của người La Mã.
Theo ông Mustafa Çelik, Phó Giám đốc Bảo tàng Adıyaman, trong khu vực, thành phố cổ Tharsa gồm 3 khu khảo cổ chính: Gò lớn, gò nhỏ và khu nghĩa địa.
Khu nghĩa địa bắt đầu được khai quật trong năm 2024, đã có hơn 60 cổ mộ được xác định, đều là hầm mộ đá.
Mua đồ lưu niệm, vô tình sở hữu báu vật 2.000 năm
Sau gần 50 năm, hai cha con người Bỉ mới biết vật lưu niệm mà họ mua về trang trí nhà là báu vật từ "thành phố đã mất" Pompeii.
Theo Ancient Origins, đó là một bức phù điêu bằng đá cẩm thạch tinh tế. Báu vật này không chỉ quý giá bởi niên đại, nơi xuất xứ, mà còn là thứ ghi lại một trong những thảm họa kinh hoàng nhất mà thành phố Pompeii từng đối diện trước khi bị vùi lấp.
Báu vật vô giá "mất tích" ở Pompeii gần 50 năm trước - Ảnh: ANCIENT ORIGINS
Ông Raphael De Temmerman và con trai Geert De Temmerman, cư ngụ ở tỉnh Đông Flanders nước Bỉ, là chủ nhân của báu vật đặc biệt này.
Trong một kỳ nghỉ năm 1975 ở Ý, họ đã mua được bức phù điêu bằng đá cẩm thạch từ một cá nhân không rõ danh tính ở khu vực khá gần Công viên Khảo cổ Pompeii.
Sau đó, khi trở về nước, họ dùng vật lưu niệm tuyệt đẹp này để trang trí nhà.
Gần đây, hai cha con quyết định bán ngôi nhà này. Nhưng họ vẫn còn thắc mắc về nguồn gốc của thứ mình mang về gần nửa thế kỷ trước, nên đã tìm đến các chuyên gia.
Điều này đã đưa họ đến Bảo tàng Gallo - La Mã ở TP Tongeren - Bỉ, nơi nguồn gốc thực sự của tác phẩm được tiết lộ đáng kinh ngạc.
Theo ông Bart Demarsin, người đứng đầu về triển lãm ở Bảo tàng Gallo - La Mã, phù điêu quý giá này có niên đại vào khoảng năm 62 sau Công nguyên, mô tả thảm họa động đất trước đó đã khiến một phần đô thành Pompeii sụp đổ.
Theo kết quả kiểm tra, báu vật thuộc về ngôi nhà của một chủ ngân hàng tại thành phổ cổ, nhưng bị mất tích ngày 14-7-1975.
Báu vật này đang được lên kế hoạch để trả lại cho Antiquarium của Pompeii, một bảo tàng nằm trong khuôn viên Công viên Khảo cổ Pompeii.
Trận động đất được khắc họa trong phù điêu được cho là xảy ra vào năm 62 sau Công nguyên, khoảng 5-6 độ, có dư chấn trong vài ngày và đã khiến nhiều công trình sụp đổ.
Người Pompeii đã nhanh chóng chỉnh trang lại đô thành phồn hoa này sau đó. Tuy nhiên, đến năm 79, một thảm họa khủng khiếp hơn từ núi lửa Vesuvius đã vùi lấp toàn bộ thành phố trong tro bụi.
2.000 năm sau, các hiện vật từ Pompeii vẫn không ngừng làm thế giới kinh ngạc.
Thành phố La Mã này được xây dựng bằng những công nghệ tiên tiến đến nỗi cho đến giờ vẫn bền vững, trang trí bằng các tác phẩm nghệ thuật vô cùng tinh tế, có các tiện ích phong phú như nhà tắm nước nóng công cộng, quầy bán thức ăn "take away"...
Hé lộ cách phụ nữ cổ đại đi vệ sinh khi đi ra ngoài, hóa ra họ đã dùng thứ này? Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, nhà vệ sinh công cộng được chia thành nam và nữ. Tuy nhiên, trước đây, trên đường xá không có nhà vệ sinh công cộng dành cho phụ nữ. Phụ nữ phải làm gì nếu đi xa nhà hoặc gặp trường hợp khẩn cấp khi đi trên đường? Ở Trung Quốc, một quốc gia...