Bí ẩn 10 từ tiếng Anh khó định nghĩa nhất từ xưa tới nay
Điều bất ngờ là những từ ngữ chuyên ngành không có trong danh sách này mà danh sách xuất hiện nhiều từ tiếng Anh thông dụng.
Nếu bạn không hiểu nghĩa một từ tiếng Anh, chỉ có một cái đích để bạn tìm đến là Từ điển. Tuy nhiên, một số từ vẫn chưa rõ nghĩa ngay cả khi bạn tra từ điển và những từ này cũng được tìm kiếm nhiều nhất trong từ điển trực tuyến Merriam-Webster.
Vậy, bạn có tò mò về nghĩa những từ tiếng Anh được tìm kiếm nhiều nhất từ xưa tới nay? Điều khiến bạn phải ngạc nhiên là đó chẳng phải là những từ ngữ cao siêu, những từ ngữ chuyên ngành bởi những từ ngữ chuyên ngành thường ít người quan tâm đến. Thay vào đó những từ được tìm kiếm nhiều nhất lại là những từ đa nghĩa, khiến con người phải ‘bối rối’ với các nghĩa của nó.
Và đây là danh sách 10 từ tiếng Anh được tìm kiếm ý nghĩa và định nghĩa về từ nhiều nhất trong lịch sử kiếm tìm được tờ Business Insider giới thiệu.
“Pretentious”
Từ mang hàm nghĩa phổ biến là một người nào đó phóng đại sự thực về mình, chẳng hạn những người thích thể hiện khả năng bia rượu hay lái xe, tuy nhiên thực tế thì không được như những gì họ nói.
“Ubiquitous”
Từ thường được dùng để miêu tả một cái gì đó phổ biến và khó định lượng như truyền hình hoặc thức ăn nhanh.
“Cynical”
Chỉ một người nào đó hoài nghi về những việc người khác làm cho mình và luôn đặt ra những câu hỏi về động cơ, lý do việc người khác làm cho mình đại loại “họ thực sự muốn gì từ mình” khi làm như vậy.
“Apathetic”
Lãnh đạm, đó có thể là một định nghĩa của từ này, bạn không quan tâm đến điều gì đó, từ đồng nghĩa có thể là ‘thờ ơ’.
“Love”
Đây là từ thường mọi người sẽ hiểu ngay khi sử dụng và ít nhất là nó được hiểu về mặt thực tế. Tuy nhiên, để định nghĩa chính xác “tình yêu” là gì thì quả thực là cực khó. Chính vì vậy từng có câu thành ngữ nổi tiếng “Trên đời mấy ai định nghĩa được tình yêu”.
“Conundrum”
Nếu đặt từ này trong một câu hỏi thì nó mang nghĩa phức tạp. Từ này thường được sử dụng để mô tả các câu hỏi dường như khó có câu trả lời, liên quan đến các vấn đề đạo đức, xã hội học và kinh tế học, tuy nhiên nó cũng được sử dụng cho các câu đố hay một sự bí ẩn nào đó.
“Albeit”
Từ có nghĩa tương tự với từ này là ‘mặc dù’, thường được sử dụng cùng với mô tả một sự xa hoa, lộng lẫy, tráng lệ.
“Ambiguous”
Một cái gì đó mơ hồ, có thể hiểu theo nhiều cách, và chúng ta cần phải thêm nhiều thông tin để làm sáng tỏ sự mơ hồ này.
“Integrity”
Từ thường được sử dụng gắn với sự trọn vẹn theo một loạt các giá trị. Chẳng hạn câu, chúng tôi hy vọng các nhà lãnh đạo sẽ hành động một cách chính trực (tính toàn vẹn về mặt đạo đức).
“Affect/Effect”
Định nghĩa của các từ này khá rõ tuy nhiên khi nào sử dụng từ nào lại gây khó khăn cho người dùng. Một nguyên tắc chung thường thấy là ‘affect’ được sử dụng như động từ và ‘effect’ là danh từ.
Minh Vy
Theo toquoc
Chàng trai Mỹ giỏi 23 thứ tiếng bật mí bí quyết tự học ngoại ngữ siêu nhanh
Timothy Doner là người trẻ nhất trên thế giới nói được khoảng 20 ngoại ngữ một cách trôi chảy khi cậu mới 17 tuổi. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của cậu bạn Timothy Doner để hiểu hơn về phương pháp học ngoại ngữ và tìm thấy nguồn cảm hứng để học tốt hơn nhé.
Dưới đây là những bí quyết của chàng trai thông thạo 23 thứ tiếng chỉ trong vòng 5-6 năm tự học:
Học theo cụm từ
Có rất nhiều người chúng ta vẫn học từ vựng theo cách truyền thống: thầy cô ghi từ lên bảng và chúng ta dịch sang. Tuy nhiên, với cách này, người học sẽ quên rất nhanh. Cách tốt nhất là bạn học theo cụm từ ứng với ngữ cảnh cụ thể vì điều đó kích thích não bộ ghi nhớ nhanh hơn. Khi lặp đi lặp lại các câu, bạn sẽ tìm được quy luật, ngữ pháp của nó. Đừng quên sử dụng từ điển, khi tra từ sẽ khiến bạn nhớ từ lâu hơn.
Tim Doner chia sẻ bí quyết tự học ngôn ngữ tại diễn đàn Ted Talks (Ảnh: Youtube)
Học qua các bài hát
Một bí quyết tự học ngoại ngữ nữa của chàng trai này là học qua các bài hát. Nếu bạn thấy những cấu trúc ngữ pháp từ vựng và các bài đọc ở sách giáo khoa thật nhàm chán, hãy thử học qua các bài hát hoặc phim ảnh. Việc này có thể giúp bạn nhớ lời dù không biết nghĩa từ vựng. Ngoài ra, bạn còn học được cách luyến, nối âm, ngữ điệu cho phù hợp. Bạn tải từ điển và các bài hát về máy. Nếu bạn là người mới bắt đầu học, bạn nên chọn các bài hát ít lời, ca từ đơn giản. Như thế, bạn sẽ không phải đối mặt với vấn đề là phải học quá nhiều thứ cùng một lúc. Trong bài hát ấy có xuất hiện cấu trúc đặc biệt, Timothy Doner khuyên người học có thể đem so sánh chúng với các ngôn ngữ mình đang học xem khác nhau như thế nào. Sau đó, bạn áp dụng những câu đã học khi nói chuyện với người bản ngữ hoặc khi viết nhật ký. Khi người bản ngữ sử dụng những từ, cụm từ mà mình chưa biết thì mình có thể tập dùng để bổ sung vào vốn từ. Mặt khác khi giao tiếp, họ sẽ hiểu mức độ hiện tại của mình và sẽ điều chỉnh cho phù hợp.
Tiếp xúc trực tiếp với người bản ngữ
Timothy Doner chia sẻ, cậu ấy sống ở New York, nơi có rất nhiều người từ các quốc gia khác tới. Khi muốn học một thứ tiếng mới, ví như ngôn ngữ của Israel, cậu ấy có thể đến hiệu sách để gặp một người Israel hoặc đi phụ tàu để có thể được nói chuyện. Điều này đòi hỏi chúng ta phải mạnh dạn, không được sợ sai, sợ xấu hổ, có như vậy mới tiến bộ được.
Khi Timothy Doner học tiếng Trung, bạn ấy đã gọi điện cho người Trung Quốc để giao tiếp, hỏi về đường đi, món ăn. Trước đó, Tim Doner đã chuẩn bị sẵn các câu nói để quá trình nói chuyện được trôi chảy hơn, cũng khiến bản thân cảm thấy tự tin. Đây chính là chiến thuật của Tim Doner khi học một ngoại ngữ nào đó.
Giao tiếp với người bản ngữ qua Internet
Ngày nay, facebook đã phủ sóng rộng rãi trên thế giới. Bạn có thể tận dụng điều này để học ngoại ngữ. Rất đơn giản, chỉ cần kết bạn, theo dõi những người nổi tiếng của quốc gia nào đó là đã có thể học được ngôn ngữ. Cách học này sẽ khiến bạn không cảm thấy áp lực mà thay vào đó là sự hứng thú, vừa học vừa chơi. Lướt facebook, đọc bình luận, trả lời.... cũng giúp bạn nâng cao được trình độ. Trên facebook còn có rất nhiều nhóm lớn giúp học ngoại ngữ, hãy tham gia vào những diễn đàn đó. Bên cạnh bạn sẽ là những người luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng ta học ngôn ngữ mới. Timothy Doner bật mí bạn ấy dành rất nhiều cho facebook để học theo cách đó.
Ngoài ra, Timothy Doner còn nghe radio và theo dõi thông tin về chính trị, xã hội của các nước bạn ấy đang muốn học thứ tiếng đó.
Cách đây khoảng hơn 10 năm, việc học ngôn ngữ khá khó khăn. Nhưng giờ đây, Internet là một thế giới phẳng giúp chúng ta dễ dàng giao tiếp với người nước ngoài.
Nghiêm túc với việc học
Ngay từ đầu, bạn cần xác định rằng học ngoại ngữ là một quá trình, đòi hỏi đầu tư thời gian và kiên trì. Timothy Doner chia sẻ cậu ấy dành rất nhiều thời gian cho việc học từ mới, khoảng 50 từ một ngày. Bạn ấy viết ra giấy càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ép mình phải ghi nhớ được quá nhiều từ trong một ngày, nó sẽ khiến bạn dễ cảm thấy nản về sau.
Theo Trí Thức Trẻ
Năm từ lóng phổ biến trong tiếng Anh - Mỹ Trong một số tình huống, "to crash" không có nghĩa đâm sầm, va quệt mà tương đương với "sleep over". Nếu từng xem một bộ phim Mỹ, bạn có thể bắt gặp một số từ lóng trong các đoạn hội thoại đời thường. Dưới đây là năm ví dụ về cách người Mỹ sử dụng những từ này. 1. Cool Cool mang nghĩa...