Bêu tên 89 “chúa chổm” nợ hơn 300 tỷ tiền thuế
89 doanh nghiệp vừa bị Cục Thuế Hà Nội nêu tên do nợ chây ì tới hơn 311 tỷ đồng tiền thuế và sử dụng đất. Các doanh nghiệp xây dựng vẫn đứng đầu bảng về việc chây ì thực hiện nghĩa vụ với ngân sách này.
Xem bài khác trên Vef.vn
Cục Thuế Thành phố Hà Nội vừa công khai đợt 4 trong năm nay danh sách 89 đơn vị nợ thuế tính đến 31/với tổng số tiền nợ 311 tỷ 683 triệu đồng. Trong đó, 87 doanh nghiệp nợ thuế, phí 293 tỷ 981 triệu đồng và 2 dự án nợ tiền sử dụng đất 17 tỷ 702 triệu đồng.
Theo danh sách này, đơn vị nợ thuế khủng nhất của đợt 4 là công ty CP Quảng Thái ở toà nhà 101, Láng Hạ Hà Nội với 10,554 tỷ đồng nợ thuế. Đứng thứ 2 là công ty CP tập đoàn điện vật liệu cơ khi, trụ sở tại 240-242, Tôn Đức Thắng, Hà Nội với 9,555 tỷ đồng nợ. Đứng thứ 3 về số nợ là công ty CP đầu tư và xây dựng Long Thành, có trụ sở ở 459, Hoàng Quốc Việt với 6,8 tỷ đồng nợ, công ty CP XNK Phúc Dương ở phố Nguyễn Lương Bằng nợ trên 6,3 tỷ đồng.
Lĩnh vực xây dựng vẫn là lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp nợ thuế nhất như công ty xây dựng Hồng Hà nợ 4,3 tỷ đồng, công ty CP kinh doanh và xây dựng Nhà nợ 4,6 tỷ đồng… Thương hiệu Sông Đà vẫn tiếp tục góp tên trong danh sách nợ chây ì của ngành thuế, là công ty CP Sông Đà 8.01 ở An Khánh, Hoài Đức với số nợ 5,1 tỷ đồng hay công ty CP Sông Đà 1.03 Hà Nội có trụ sở ở ngõ 165, Cầu Giấy nợ 5,9 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có khoản nợ thấp nhất 881 triệu đồng là công ty CP Kitano ở Đại Kịm, quận Hoàng Mai.
Video đang HOT
Hai đơn vị nợ tiền sử dụng đất bị bêu tên lần này là Công ty CP thương mại Ngôi nhà mới có trụ sở ở Phùng Hưng, Hà Đông và Công ty CP xây lắp và sản xuất công nghiệp ở đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân. Mỗi công ty còn nợ hơn 8 tỷ đồng.
Trước đó, sau 3 đợt bêu tên danh sách các doanh nghiệp nợ thuế, Cục Thuế Thành phố Hà Nội đã thu được 6.924 tỷ 115 triệu đồng tiền nợ thuế. Trong đó, khối Văn phòng Cục đã thu được 1.946 tỷ 337 triệu đồng và khối các Chi cục Thuế đã thu được 4.977 tỷ 738 triệu đồng.
Trong thời gian tới, Cục Thuế Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục triển khai các nhóm giải pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng một cách quyết liệt. Đặc biệt với những doanh nghiệp chây ì, không hợp tác, không thu xếp nộp tiền nợ thuế, Cục Thuế TP Hà Nội khuyến cáo các chủ dự án, doanh nghiệp cần thu xếp nguồn tài chính và khẩn trương nộp nợ vào NSNN trước khi cơ quan thuế áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn.
Hiện nay, Cục thuế đã chỉ đạo các Phòng quản lý, các Chi cục thuế rà soát, phân loại nợ, phân tích nguyên nhân nợ thuế của từng đối tượng nợ thuế để có giải pháp đôn đốc thu nợ.
Riêng đối với những trường hợp nợ thuế xử lý sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, những công ty đang hoạt động sản xuất kinh doanh, có doanh thu bán hàng, có dòng tiền luân chuyển nhưng vẫn nợ thuế, các dự án được gia hạn nhưng quá hạn chưa nộp tiền sử dụng đất, các dự án đã bán hàng, đã thu tiền nhưng vẫn nợ tiền sử dụng đất thì cơ quan thuế sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế tạm đình chỉ hóa đơn.
Mới đây, Tổng Cục Thuế cũng đã ra văn bản yêu cầu tất cả các Cục thuế địa phương phải đảm bảo thu hồi được ít nhất 50% tổng số 12.658 tỷ đồng đối với hơn 600 doanh nghiệp bị bêu tên nợ tính đến ngày 30/6.
Phạm Huyền
Theo_VietNamNet
Hà Nội công khai hàng loạt ông lớn bất động sản nợ thuế
Theo công bố của cơ quan thuế, 23 doanh nghiệp nợ số tiền thuế lên tới 1.234 tỷ đồng, trong số đó có tới 19 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng.
Trong danh sách công bố đợt đầu của Cục thuế Hà Nội, 23 doanh nghiệp nợ số tiền thuế lên tới 1.234 tỷ đồng.
Cục thuế Hà Nội vừa công bố danh sách đợt 1 bao gồm 23 doanh nghiệp nợ thuế lớn và 15 dự án bất động sản nợ tiền sử dụng đất.
Theo công bố của cơ quan thuế, 23 doanh nghiệp nợ số tiền thuế lên tới 1.234 tỷ đồng, trong số đó có tới 19 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng.
Công ty Sông Đà Thăng Long là đơn vị nợ tiền thuế lớn nhất trong danh sách công bố với số tiền lên tới 375,2 tỷ đồng. Công ty Viglacera Hà Nội đứng thứ 2 với 88 tỷ đồng, tiếp đó là Công ty Cavico Xây dựng Cầu hầm 80,5 tỷ đồng.
Danh sách còn bao gồm một số tên tuổi khác như: Sông Đà 9.06 (nợ 68 tỷ đồng); Công ty Tập đoàn Điện tử Công nghiệp VN (nợ 65,4 tỷ đồng); COMA 18 (nợ 36,4 tỷ đồng); Đường bộ 230 - Cienco 1 (nợ 12,55 tỷ đồng) cùng một số công ty con khác của Viglacer và Cavico với số thuế nợ từ 9,8-50 tỷ đồng.
Về danh sách 15 dự án nợ tiền sử dụng đất, số tiền tổng cộng lên tới 1.200 tỷ đồng tính đến ngày 30/6, trong đó có nhiều dự án đã được chủ đầu tư mở bán.
Đáng lưu ý, dự án Khu nhà ở bán cho cán bộ công an quận Hoàng Mai tại thôn đồng, Thanh Trì, Hà Nội nợ tới hơn 322 tỷ đồng tiền sử dụng đất; dự án trung tâm thương mại nhà ở C1 khu đô thị mới Trung Hoà Nhân Chính nợ gần 116 tỷ đồng; dự án toà nhà hỗn hợp nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại và văn phòng Thành An nợ 143 tỷ đồng...
Một số dự án khác cũng có số nợ tiền sử dụng đất cao như: Toà nhà dịch vụ văn phòng và căn hộ cho thuê 155-161 Mai Hắc Đế; Khu chung cư Phương Đông 62 Nguyễn Huy Tưởng; Xự án khu nhà ở thấp tầng 49 Trung Kính; Hà Nội Pragon; khu nhà ở cao tầng để bán Nguyễn Văn Cừ...
Cách đây vài ngày, Bộ trưởng Tài chính yêu cầu trong tháng 7 này, ba đơn vị gồm Cục thuế Hà Nội, Cục thuế TPHCM và Tổng cục thuế sẽ phải công khai danh sách 600 doanh nghiệp có số nợ thuế lớn nhất. Mỗi đơn vị công khai 200 doanh nghiệp, trong đó 100 doanh nghiệp có số nợ lớn và 100 doanh nghiệp có số nợ lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu.
Hiện, tổng số nợ thuế trên cả nước lên tới 72.000 tỷ đồng, bằng 10% số thu, gấp đôi chỉ tiêu mà Quốc hội cho phép. Rất nhiều địa phương, như Hà Nội là một trong những tỉnh thành có tỉ lệ nợ đọng thuế cao.
Phương Dung
Theo Dantri
Mục tiêu thu hồi ít nhất 50% nợ thuế liệu có cán đích? Liêu Viêt Nam có đạt mục tiêu thu hồi ít nhất 50% nợ thuế lớn của các doanh nghiệp trước ngày 30/9? Đây vân là câu hỏi chưa có đáp án. Tổng cục Thuế vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị địa phương tăng cường công tác kiểm tra, chống thất thu thuế, đảm bảo trước ngày 30/9/2015 thu được ít...