Bếp trưởng Metropole tiết lộ về bữa ăn bỏ lỡ của Trump – Kim
Món khai vị được trang trí bằng những chú chim làm từ rong biển trắng, do các đầu bếp Triều Tiên mất một tiếng để tạo hình.
Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi (có tên gọi quen thuộc Metropole) được lựa chọn làm nơi họp bàn trong Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần hai cuối tháng 2. Ngày 27/2, Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Triều Tiên đã dùng bữa tối vui vẻ và đưa ra nhiều thông điệp hòa bình. Ngoài ra, còn một bữa trưa hấp dẫn nữa cũng đã chuẩn bị xong, chờ đến giờ phục vụ hôm 28/2 nhưng đã bị hủy vào giờ chót, để lại nhiều tiếc nuối cho các đầu bếp và những người kỳ vọng vào kết quả tốt đẹp của cuộc gặp gỡ. Xung quanh bữa ăn bỏ lỡ này có nhiều điều bí mật được Bếp trưởng khách sạn Metropole – Paul Smart – hé lộ.
Bếp trưởng Paul Smart (thứ ba từ trái sang) chụp ảnh lưu niệm cùng đầu bếp Triều Tiên, phiên dịch và người giám sát của hai phía.
Vị đầu bếp cho biết, phía khách sạn được thông báo trước khoảng 2 tuần nhưng chưa biết chính xác liệu Metropole có thực sự được chọn hay không. Xác nhận cuối cùng tới 3 ngày trước sự kiện còn thực đơn chỉ được chốt trước đúng một ngày. Các hoạt động thử đồ ăn cũng diễn ra nhanh chóng, trước giờ dùng bữa chỉ một tiếng. Phụ trách cả hai bữa ăn – bữa tối ngày 27/2 và bữa trưa ngày 28/2 – là bếp trưởng Paul và hai đầu bếp người Triều Tiên. Tất cả các món do phía ông Kim chế biến đều lấy nguyên liệu mang từ Bình Nhưỡng sang, bằng đường tàu hỏa, tới khách sạn Melia – nơi nghỉ của ông Kim – sau đó mang tới khách sạn Metropole.
Thực đơn được hai phía Mỹ – Triều thương lượng kỹ. Bản thân Paul cũng bàn bạc với Nhà Trắng để biết được sở thích ăn uống của ông Trump, trước khi đưa ra thực đơn cuối cùng.
Bữa trưa đẹp như tranh nhưng chưa bao giờ được phục vụ
Bếp trưởng Paul Smart được thông báo, bữa trưa đặc biệt sẽ diễn ra ở nhà hàng Le Club, bên trong khách sạn Metropole. “Chúng tôi đã chuẩn bị một chiếc bàn dài trong nhà hàng. Số lượng ban đầu dự kiến là 22 người, sau rút lại còn 11 người. Nhưng cuối cùng không ai có cơ hội được thưởng thức các món ăn này. Thật đáng tiếc”, vị đầu bếp kỳ cựu cho hay.
Thực đơn bữa trưa hôm đó có 4 món, hai món do phía Triều Tiên chuẩn bị, hai món do khách sạn Metropole thực hiện. Món khai vị là gan ngỗng do đầu bếp của ông Kim thực hiện. Họ làm thạch táo thành hình như một trái táo thật sự, bên trong là gan ngỗng. Nhưng phần đặc biệt nhất là khâu trang trí. Vị đầu bếp Triều Tiên đã mất một tiếng để làm ra chú chim từ rong biển trắng, cắt tỉa từng vẩy lông, sau đó nhuộm màu thực phẩm. Vị đầu bếp khách sạn miêu tả món ăn “giống như một tác phẩm nghệ thuật”.
Trên thực tế, gan ngỗng là món duy nhất được dọn ra. “Không ai trong số nhân viên khách sạn, kể cả tôi, được tiếp cận khu vực nhà hàng. Tôi chỉ nấu và được thông báo khi nào bưng món nào lên. Khi món gan ngỗng được đưa lên nhà hàng, chúng tôi đợi khoảng một tiếng nhưng vẫn chưa nhận được thông báo về thời điểm bưng món thứ hai ra. Sau đó hai tiếng thì tiếng còi vang lên, các cảnh vệ tiến hành thu dọn. Lúc đó, chúng tôi biết rằng, bữa ăn đã bị hủy và hai nhà lãnh đạo đã đi rồi. Thật đáng tiếc vì còn ba món nữa chưa được bưng ra và chúng rất tuyệt”, bếp trưởng nhớ lại.
Trong món gan ngỗng, mỗi con chim trang trí mất một giờ để hoàn thành từ rong biển trắng.
Món chính của bữa trưa do phía Metropole chuẩn bị. Cá tuyết được đem về từ biển Atlantic, một vùng biển lạnh nên thịt cá rất ngọt, mềm, giá thành cao. Đầu bếp tiến hành lọc riêng da, để nếu ai không thích phần này có thể bỏ lại. Da được làm giòn, sốt bơ chanh, ăn kèm rau củ nướng và cơm. Món tráng miệng đầu tiên là banoffee pie cũng do phía khách sạn Việt Nam chế biến. Bánh làm từ mousse chuối, caramel mặn, vani, kem đánh bông và quả hồ đào caramel.
Video đang HOT
Món tráng miệng cuối cùng của phía Triều Tiên phụ trách, mang tên “candied ginseng and ginseng tea”, là món kẹo nhân sâm dùng cùng trà nhân sâm. “Tôi được biết đây là loại thảo mộc rất có lợi cho sức khỏe, có nguồn gốc từ Triều Tiên. Họ làm món ăn rất cầu kỳ, làm từng chi tiết nhỏ, từ miếng thạch xanh, thạch đỏ, để tạo thành một vòng đời của nhân sâm, từ khi còn rễ, thành củ, vươn lên mặt đất và ra quả. Chúng thật sự rất đẹp”, anh Paul bật mí.
Sau đó, ba món ăn còn lại được chuyển đến cho các nhân viên khách sạn thưởng thức. Riêng món gan ngỗng do đã được bưng ra khá lâu, không còn đảm bảo chất lượng nên đã bị đem bỏ.
Món kẹo nhân sâm được trang trí đẹp như tranh, mô tả vòng đời của cây nhân sâm.
Bữa tối “hết sạch sành sanh”
Bữa trưa không diễn ra theo kế hoạch nhưng vị bếp trưởng sinh năm 1980 rất hạnh phúc vì nhà hàng đã phục vụ suôn sẻ bữa tối hôm trước. Paul được Nhà Trắng yêu cầu làm một bữa ăn “thật đơn giản” nhưng phía Triều Tiên muốn một thực đơn nhiều món hơn. Sau khi hai phía ngồi lại, 4 món là con số được chốt lại, trong đó, vẫn là 2 món do phía khách sạn làm và 2 món của phía Triều Tiên.
Món cocktail tôm được Nhà Trắng gợi ý vì đây là món ăn được Tổng thống Trump yêu thích, dùng nước sốt thousand island và tôm tươi. Quan sát Paul làm, vị đầu bếp Triều Tiên tỏ ra khá thích thú vì chưa từng nghe tới tên món ăn. Thậm chí, họ còn hỏi 2-3 lần về công thức để làm ra loại sốt này.
Món thứ 2 là thăn bò nướng kim chi do Triều Tiên làm. Trong khi ông Kim thích ăn thịt hơi tái thì ông Trump lại thích ăn loại thịt chín kỹ. Đầu bếp khoét ở giữa quả lê, cho kim chi vào. Kim chi được mang từ Triều Tiên sang đã được muối trước đó từ 24 đến 30 ngày. Đầu bếp thân tín của ông Kim không biết trước cuộc gặp mặt này nhưng luôn chuẩn bị hàng ngày cho nhà lãnh đạo Triều Tiên. Thịt bò có vân như vân đá cẩm thạch, ăn với sốt tiêu và khoai tây.
Món tráng miệng đầu tiên là chocolate lava đặc trưng mà đầu bếp Nhà Trắng tư vấn cho khách sạn. Đây cũng là món ăn thương hiệu ở đây, được người ta gọi là là món chocolate tự do. “Họ giải thích với tôi rằng khi cắt ra, chocolate bên trong tuôn trào ra ngoài, giống như sự tự do. Nhà Trắng còn cho biết ông Trump thích ăn đồ ngọt và kem nên tôi đặc biệt cho món này vào”, vị bếp trưởng nói.
Món thứ tư được làm từ quả hồng và mật ong, tất cả đều được mang từ Triều Tiên sang. “Tôi được biết cả hai vị lãnh đạo đều ăn hết, chiếc đĩa trống trơn. Họ hoàn toàn không uống chút rượu nào”.
Công tác chuẩn bị kỹ chưa từng có
Paul Smart đã có dịp nấu ăn cho rất nhiều VIP, chính khách tới khách sạn Metropole nghỉ ngơi nhưng chưa từng trải qua một sự kiện quan trọng như vậy. “Tôi nấu ăn cho các tổng thống, thủ tướng, chính khách, người nổi tiếng, đại sứ… gần như mỗi ngày nhưng đều ở quy mô nhỏ. Còn quy mô của lần này quá lớn, áp lực nhiều khi truyền thông thế giới đổ dồn về đây”, anh nói.
Khi chế biến, các nhân viên ra vào khu vực bếp đều phải đeo thẻ. Một giám sát người Triều Tiên và một giám sát người Mỹ luôn túc trực khi 3 đầu bếp đứng nấu, không cho ai vào. Ngoài ra, còn có một nữ phiên dịch người Triều Tiên rất thông thạo tiếng Anh.
Bếp trưởng Paul Smart có kinh nghiệm chế biến món ăn cho nhiều chính khách, người nổi tiếng.
Công đoạn nếm thử đồ ăn cũng khá cầu kỳ, chỉ một tiếng trước khi bữa ăn diễn ra. Đầu bếp phải chuẩn bị phần ăn y chang như khi dùng thật. Họ đã chuẩn bị 7 suất thử, trong đó có 2 người của phía Mỹ, 2 người của phía Triều Tiên. Một mẫu thử khách sạn giữ lại theo quy định, phòng trường hợp bữa ăn có vấn đề thì đối chiếu, nghiên cứu. Phía Triều Tiên giữ một mẫu và nhà chức trách Việt Nam giữ mẫu cuối cùng. Mặc dù những nhân viên giám sát này nghiêm túc và cẩn thận nhưng họ cũng là những người rất thân thiện, theo cảm nhận của nhân viên khách sạn.
Đứng bếp chung trong 2 ngày, Paul Smart và hai đầu bếp Triều Tiên đã có nhiều cơ hội để giao lưu, trao đổi với nhau về kinh nghiệm nấu nướng: “Đầu bếp phía ông Kim nói vị lãnh đạo Triều Tiên là tín đồ ẩm thực, ông ấy thích thử nhiều món ăn… Vị đầu bếp này rất thân thiện, chúng tôi trao đổi liên tục. Ông ấy rất tò mò, thường xuyên hỏi cách làm món này thế nào, vì sao và xin tôi công thức. Họ chưa từng ra nước ngoài để giao lưu với đầu bếp quốc tế. Họ cũng là những người rất giữ nguyên tắc vệ sinh, mang theo cồn để khử trùng dao, dĩa và từng chi tiết nhỏ. Vị đầu bếp 51 tuổi dành cả cuộc đời để nấu nướng, ông ấy rất cởi mở và chúng tôi đã vui vẻ chụp ảnh cùng nhau”, ông nói.
Một điểm thú vị nữa được vị bếp trưởng tiết lộ là khách sạn đang nghiên cứu và áp dụng một số món trong thực đơn Trump – Kim để bán trong khách sạn. Theo dự kiến, mỗi nhà hàng thuộc khách sạn sẽ bán một món và sẽ được triển khai trong vài tuần tới.
Đây không phải là lần đầu tiên khách sạn Metropole tiếp đón chính khách quan trọng. Khách sạn hơn 100 tuổi trên phố Ngô Quyền từng đón khoảng 300 vị khách VIP. Tổng thống Trump, cựu tổng thống Bill Clinton cũng từng lưu lại tại đây. Bên cạnh đó còn rất nhiều ca sĩ, diễn viên hay người nổi tiếng như Hoàng tử Anh William, Angelina Jolie và Brad Pitt, Stephen Hawking, Mark Zuckerberg, Charlie Chaplin…
Trong thời gian làm ở đây, Paul Smart cũng từng nấu cho một số nhân vật đình đám thế giới. “Khách sạn này thu hút những người nổi tiếng. Tôi luôn bất ngờ với công việc của mình vì không biết hôm nay sẽ được phục vụ ai. Hai trong số đó là diễn viên Harrison Ford và vợ khi họ đến quán bar Angelina của chúng tôi trước khi nó được sửa chữa. Vợ của nam tài tử này không ăn thịt mà chỉ dùng các loại rau củ. Còn Harrison thích ăn bít tết. Hay như cựu siêu sao Manchester United, Ryan Giggs, cũng từng tới đây với chúng tôi. Anh ấy khá dễ tính và thưởng thức nhiều món ở nhà hàng trong khách sạn. Các nhân viên của tôi cũng được chụp ảnh chung với Ryan. Tuy nhiên, cơ hội nấu ăn cho Tổng thống Mỹ và Triều Tiên thì quả thật hiếm có. Tôi mong rằng họ có thể quay lại đây lúc nào đó”, bếp trưởng Paul Smart chia sẻ.
TheoNgôi Sao
"Cuốn mùa xuân" và "cuốn mùa hè": hai cái tên... chẳng biết từ đâu ra của nem rán và gỏi cuốn Việt Nam
Nếu để ý, bạn sẽ thấy truyền thông nước ngoài gọi hai món cuốn yêu quý của chúng ta là "spring roll" và "summer roll" đấy.
Người Việt Nam có hai món cuốn đã vươn ra thế giới, đó là nem rán (miền Nam gọi là chả giò) và gỏi cuốn. Đi bất cứ nhà hàng món Việt nào ở nước ngoài, bạn cũng sẽ thấy hai loại cuốn này chiễm chệ ngay đầu thực đơn như một món khai vị "must-try" (nhất định phải thử). Hai món ăn này nhiều lần được bạn bè quốc tế khen ngợi và yêu thích, và họ gọi chúng bằng hai cái tên nghe có phần... lạ lẫm.
Nem rán được gọi là spring roll và gỏi cuốn được gọi là summer roll bởi bạn bè quốc tế.
Đó là spring roll và summer roll, dịch ra có nghĩa là "cuốn mùa xuân" và "cuốn mùa hè". Điều này quả thật lạ lùng vì người Việt Nam dường như chẳng ai gọi hai món này như thế, hay liên hệ chúng với mùa màng. Những món này cũng không hẳn là món ăn theo mùa ở Việt Nam, chúng có những nguyên liệu gần như có thể ăn được quanh năm. Vậy thì hai cái tên này do đâu mà có?
Nem rán được gọi là cuốn mùa xuân là do người ta ăn món này vào mùa xuân rất nhiều.
Theo như nhiều người, sở dĩ gọi nem rán là spring rolls là vì món ăn này được người nước ngoài cho là thích hợp ăn vào mùa xuân. Mùa xuân ở các nước phương Tây thường có nhiệt độ lạnh, một số nơi thậm chí còn có tuyết rơi (ở Đức, nem rán được gọi là frhstcken rollen, cũng là "cuốn mùa xuân"). Vào thời tiết lạnh như vậy, những món ăn chiên ngập dầu nhiều năng lượng là lựa chọn lý tưởng. Khi trời lạnh, con người ta tiêu hao nhiều năng lượng để "bật" chế độ tự sưởi ấm, nên món nem rán thường được ăn vào mùa này. Vậy nên cái tên "cuốn mùa xuân" có lẽ bắt đầu từ đây.
Gỏi cuốn được gọi là summer roll cũng vì lý do tương tự.
Ngược lại, cuốn mùa hè cũng được cho là có xuất phát điểm tương tự. Mùa hè là mùa nóng nực rõ ràng, vậy nên người ta sẽ hướng đến món ăn nào đó thanh lành, mát mẻ và ít calorie. Món gỏi cuốn với nguyên liệu chính là rau củ, thịt và tôm luộc thanh đạm không nghi ngờ gì sẽ là lựa chọn phù hợp ở thời điểm này trong năm.
Spring roll và summer roll thường được dùng để phân biệt giữa hai món cuốn với nhau. Có đôi khi, người ta cũng gọi gỏi cuốn bằng spring roll, nhưng khi nem rán đứng cùng với gỏi cuốn thì cái tên summer roll lại được mang ra để phân biệt.
Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, nem rán thực ra có nguồn gốc từ Trung Quốc, và vì đây là món ăn năm mới của người Hoa nên nó được gọi là spring roll. Song, giả thuyết này lại không giải thích được vì sao người nước ngoài lại gọi gỏi cuốn là summer roll.
Vậy nên, nếu có muốn gọi món Việt khi ở nước ngoài thì hãy nhớ đến sự khác biệt giữa hai món này, kẻo không lại gọi nhầm đấy nhé!
Theo tri thức trẻ
Canh sườn rong biển Miếng rong biển giòn dai, sần sật, sườn mềm đậm đà, nước dùng ngọt thanh, có thể dùng làm món khai vị hay ăn nhẹ. Nguyên liệu: - 500 gr sườn heo - 80 gr rong biển khô loại miếng - Gừng - 4 lít nước - 2 muỗng cà phê muối - Hành lá, rau mùi Cách làm: - Bước 1: đun...