Bếp ăn bán trú tiêu chuẩn Nhật đầu tiên tại Lạng Sơn
Bếp ăn áp dụng quy tắc một chiều từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến chế biến thành phẩm, đảm bảo phục vụ khoảng 1.500 học sinh.
Ngày 23/5, lễ khánh thành Bếp ăn bán trú thuộc dự án Bữa ăn học đường đã diễn ra tại Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn. Dự án có tổng kinh phí xây dựng gần 2,3 tỷ đồng.
“Dự án được thiết kế tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong an toàn vệ sinh thực phẩm và nâng cao hiệu suất hoạt động của bếp ăn. Tôi mong rằng, trong tương lai, những mô hình như thế này sẽ sớm nhân rộng trên toàn quốc”, ông Keiji Kaneko – Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam chia sẻ tại sự kiện.
Buổi lễ có sự tham dự của TS Nguyễn Thị Nghĩa – Thứ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Keiji Kaneko – Tổng giám đốc công ty Ajinomoto Việt Nam và lãnh đạo các cơ quan
Theo đó, bếp ăn áp dụng quy tắc một chiều từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến chế biến thành phẩm. Thiết kế bếp phân chia theo từng khu riêng biệt như khu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, vệ sinh… giúp toàn bộ quy trình nấu ăn được quản lý chặt chẽ, đảm bảo ngăn ngừa nhiễm chéo giữa các công đoạn.
Trang thiết bị hiện đại gồm hệ thống bếp “niêu tay quay” và nồi hầm với công suất gấp 2-3 lần bếp ăn thông thường. Hệ thống vòi nước di dộng cấp nước nhanh đến từng khu vực, đẩy xe trung chuyển, giúp giảm thiểu nhiều thao tác nặng trong công việc cũng như tiết kiệm thời gian cho nhân viên cấp dưỡng trong quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm.
“Để đội ngũ nhân viên có thể vận hành bếp trơn tru, đáp ứng tiêu chuẩn đề ra, nhân viên Ajinomoto Việt Nam phải sang Nhật nghiên cứu, tìm hiểu, sau đó về nước xây dựng và huấn luyện cho những trường được tài trợ”, ông Keiji Kaneko cho biết thêm.
Video đang HOT
Bếp ăn áp dụng quy tắc một chiều từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến chế biến thành phẩm.
Về chế độ dinh dưỡng, trường áp dụng phần mềm Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng do Công ty Ajnomoto Việt Nam triển khai, đầu tư và phát triển với sự tư vấn về mặt chuyên môn của Viện Dinh dưỡng quốc gia – Bộ Y tế.
Phần mềm cung cấp cho nhà trường 120 thực đơn sẵn có với trên 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa, phân theo 3 khu vực miền Bắc, Trung, Nam, góp phần giúp nhà trường tính toán và quản lý chi phí bữa ăn của học sinh.
Tham dự sự kiện, Tiến sĩ Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Bữa ăn học đường là dự án thiết thực, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng vào mục tiêu cải thiện và nâng cao tầm vóc của người Việt Nam, cũng như hiện thực hóa các mục tiêu của dinh dưỡng học đường trong tình hình mới”.
Trường tiểu học Nguyễn Phan Vinh tại Đà Nẵng hiện áp dụng phần mềm Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng do Công ty Ajnomoto Việt Nam triển khai.
Bếp ăn tại Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ hiện phục vụ 1.270 học sinh bán trú. Trong năm học 2018-2019 sắp tới, khi Bếp ăn bán trú đưa vào vận hình, nhà trường dự kiến tăng số lượng phục vụ lên khoảng 1.500 học sinh.
Dự án được triển khai nhờ sự hợp tác và hỗ trợ chặt chẽ từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Dinh dưỡng Quốc gia – Bộ Y tế và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.
Trước đó, năm 2014, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã tài trợ và phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM xây dựng Bếp ăn mẫu bán trú đầu tiên tại Trường Tiểu học Trưng Trắc, quận 11, TP HCM.
Thế Đan
Theo vnexpress.net
Gần 150 trường Hà Nội dùng phần mềm xây dựng thực đơn
Sau hơn một năm triển khai, đã có gần 150 trường học ở Hà Nội sử dụng phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho bếp ăn của trường.
Học sinh trường Nguyễn Siêu, Hà Nội trải nghiệm tại bếp ăn bán trú - Ảnh: VĨNH HÀ
Tại cuộc họp đánh giá thực hiện phần mềm xây dựng thực đơn cho học sinh vào ngày 24-4, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết đã có 174 trường học nghiên cứu phần mềm, 28 trường đã áp dụng thực đơn bằng phần mềm này các ngày trong tuần.
118 trường khác đã áp dụng thử nghiệm một số ngày trong tuần hoặc tham khảo thực đơn do phần mềm xây dựng để chọn món cho bếp ăn của trường.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng việc áp dụng phần mềm có những ưu điểm là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Thực tế ở Hà Nội trong năm học qua đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do nguồn thực phẩm, quy trình chế biến không đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều phòng GD-ĐT quận huyện cũng bày tỏ khó khăn nếu áp dụng 'cứng' phần mềm này, vì thực tế mỗi trường học trong các khu vực dân cư có những đặc thù khác nhau, cần phải linh hoạt áp dụng thực đơn cho học sinh.
Cụ thể có những loại thực phẩm trong phần mềm khó chế biến nên không phải trường nào cũng áp dụng được. Trong trưng cầu ý kiến phụ huynh cũng cho thấy có những thực đơn không hợp khẩu vị của trẻ.
Đặc biệt đại diện trường học ở một số trường ngoại thành cho rằng mức tiền chi cho bữa ăn thấp, không thể thu thêm của cha mẹ học sinh nên khó có thể triển khai đầy đủ các ngày trong tuần.
Theo tuoitre.vn
Hà Nội: Ăn bớt khẩu phần của học sinh, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm cao nhất! "Nếu ăn bớt khiến khẩu phần ăn của các cháu không đủ lượng dinh dưỡng và calo theo yêu cầu hoặc không đảm bảo định lượng mà phụ huynh học sinh bỏ tiền ra để mua cho con, nguồn gốc không rõ ràng, đó là tội ác. Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm cao nhất..." Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở...