Béo phì ở tuổi thiếu niên làm tăng nguy cơ ung thư tụy
Béo phì ở thanh thiếu niên có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe sau này, và một nghiên cứu lớn của Israel cho thấy nguy cơ ung thư tuyến tụy chết người là một trong số đó.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi gần 2 triệu nam giới và phụ nữ trong hơn 20 năm. So với những người có cân nặng bình thường ở tuổi thiếu niên, những nam giới bị béo phì khi còn là thiếu niên có nguy cơ bị ung thư tuyến tụy cao gấp ba lần ở tuổi trưởng thành, và các thiếu nữ béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao gấp bốn lần.
Tuy béo phì từ lâu đã được coi là một yếu tố nguy cơ đối với ung thư tuyến tụy, song độ mạnh của mối liên quan này và các nguyên nhân đằng sau còn chưa được biết rõ. Nghiên cứu không chứng minh béo phì gây ra ung thư tụy, hoặc cân nặng lúc đầu đời tác động đến sự phát triển của ung thư trong nhiều thập kỷ sau đó, nhưng nó cộng thêm vào danh sách dài các lợi ích sức khỏe của việc tránh thừa cân trong thời thơ ấu và tuổi vị thành niên, theo BS. Chanan Meydan, Trung tâm Y khoa Mayanei HaYeshua ở Bnei Brak, Israel.
“Rất khó nghiên cứu sự khác biệt về thời gian giữa nguyên nhân và hậu quả. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh chống lại béo phì là điều hợp lý ở nhiều nhóm đối tượng vì nhiều lý do khác, đặc biệt là để ngăn ngừa và điều trị bệnh tim mạch. Vì vậy, bất kể có ung thư hay không thì khuyến nghị kiểm soát cân nặng ở những người béo phì vẫn rất quan trọng”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, gần một phần năm trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới bị thừa cân hoặc béo phì,.
Trẻ em và thiếu niên được coi là béo phì khi chỉ số khối cơ thể (BMI), tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao, cao hơn chỉ số của 95% thanh thiếu niên khác cùng độ tuổi và giới tính. Trẻ được xem là thừa cân nếu chỉ số BMI nằm trong phạm vi từ thứ 85 đến 95 bách phân vị.
Video đang HOT
Để kiểm tra mối liên quan giữa béo phì và ung thư tuyến tụy, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu cân nặng cho gần 1,1 triệu nam giới và hơn 707.000 phụ nữ đã khám sức khỏe bắt buộc ở độ tuổi 16-19.
Sau đó, khi một nửa số người trong nghiên cứu được theo dõi trong ít nhất 23 năm, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu đăng ký ung thư quốc gia để xem liệu những ai trong số họ phát triển các khối u tuyến tụy.
Trong thời gian này, có 423 nam giới và 128 phụ nữ có chẩn đoán ung thư tuyến tụy.
Nam giới có nguy cơ mắc ung thư tụy tăng hơn ngay cả khi cân nặng của họ ở tuổi thiếu niên không đến mức bị coi là béo phì. Chỉ riêng việc thừa cân khi ở tuổi thiếu niên có liên quan với nguy cơ ung thư tụy cao hơn 97% sau này. Và có cân nặng ở đầu mức cao nhất trong phạm vi cân nặng bình thường, với BMI nằm từ thứ 75 đến 85 bách phân vị, có liên quan đến nguy cơ ung thư tụy cao hơn 49%.
Phụ nữ có vẻ chỉ có nguy cơ mắc ung thư tụy cao hơn khi họ bị béo phì khi còn là thiếu niên, chứ không phải khi bị thừa cân.
Một hạn chế của nghiên cứu là các nhà nghiên cứu không có số liệu về thay đổi cân nặng theo thời gian có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển các khối u này.
Tuy nhiên, dựa trên kết quả nghiên cứu, thừa cân ở tuổi thiếu niên có thể giải thích cho khoảng 11% số trường hợp ung thư tuyến tụy trong dân cư, tác giả chính của nghiên cứu, BS. Zohar Levi thuộc Trung tâm y tế Rabin và Đại học Tel Aviv và các đồng nghiệp viết trên tạp chí Cancer.
Có thể là tình trạng viêm gây ra bởi thừa cân đã đóng góp vào sự phát triển khối u.
“Chúng ta cần nghiên cứu thêm về vấn đề này để làm rõ hơn cách can thiệp chống béo phì có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư như thế nào”, Bs. Meydan nói. Tuy nhiên, “kiểm soát cân nặng là hợp lý vì những lý do khác ngoài việc phòng ngừa bệnh ác tính”.
Cẩm Tú
Theo MSN
Hơn 50% trẻ em TP HCM bị béo phì
Kết quả điều tra mới nhất cho thấy hơn 38% trẻ em tiểu học và gần 27% học sinh THPT ở TP HCM bị béo phì.
Ảnh minh họa
Kết quả điều tra tình trạng trẻ thừa cân béo phì hai năm 2014-2015, được bác sĩ Trần Khánh Vân, Phó Trưởng khoa vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, công bố tại tuần lễ "Dinh dưỡng và phát triển" từ ngày 16-23/10.
Bác sĩ Vân cho biết, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề dinh dưỡng. Trong đó tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM ở mức báo động.
Kết quả điều tra năm 2014-2015, tỷ lệ trẻ béo phì ở TP HCM trên 50%, còn khu vực nội thành Hà Nội khoảng 41%. Tình trạng béo phì trẻ em từ tuổi tiền học đường và học đường đến tuổi trưởng thành gia tăng tại Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn. Ở nhóm học sinh tiểu học, tỷ lệ thừa cân trung bình tại Hà Nội xấp xỉ 28%, còn TP HCM 22,4%. Tỷ lệ trẻ tiểu học béo phì ở TP HCM là 38%, cao gấp đôi Hà Nội. Ở nhóm THPT, 20% học sinh Hà Nội bị thừa cân, tại TP HCM 26,6%. Tỷ lệ học sinh tuổi này bị béo phì ở TP HCM cũng cao gấp đôi Hà Nội.
Viện Dinh dưỡng cũng khảo sát mức độ hoạt động thể lực của học sinh tiểu học và THCS của hai thành phố. Kết quả đến 39% học sinh tiểu học và 46% học sinh THCS được xếp vào nhóm ít hoạt động.
Như vậy trong hơn 10 năm qua, chỉ tính riêng TP HCM, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ dưới năm tuổi tăng gấp ba lần. Năm 1996 tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tại Hà Nội và TP HCM là 12%. 13 năm sau (năm 2009) tỷ lệ này 43%. Kết quả điều tra từ năm 1980-2013 cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở TP HCM tăng hơn 27% ở người lớn và tăng đến 47% ở trẻ em.
Thừa cân, béo phì gây nhiều bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, tim mạch, ung thư... Theo các chuyên gia, nguyên nhân căn bản của thừa cân, béo phì là tình trạng mất cân bằng năng lượng giữa mức calo nạp vào cơ thể và lượng calo cơ thể sử dụng. Tình trạng trẻ em thừa cân, béo phì tăng hiện nay chủ yếu do tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu năng lượng như đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga; cùng với lối sống ít hoạt động thể lực, lười vận động.
Nhân ngày Lương thực Thế giới (16/10), Bộ Y tế phát động tuần lễ "Dinh dưỡng và phát triển", nhấn mạnh trẻ cần ăn uống lành mạnh, hợp lý và tăng cường vận động thể lực để phòng thừa cân, béo phì.
Lê Nga
Theo VNE
6 bệnh ung thư người béo phì dễ mắc Người thừa cân béo phì dễ bị ung thư gan, dạ dày, bàng quang, tuyến tụy, tuyến giáp, buồng trứng, theo Boldsky. Ung thư dạ dày: Tình trạng béo phì dễ gây viêm mạn tính đường tiêu hóa ảnh hưởng đến axit dạ dày dẫn đến ung thư. Đây là một trong những loại ung thư người béo phì rất dễ mắc. Ung...